Dấu hiệu nhận biết sớm các biến chứng tiêm filler
Tiêm filler hoàn toàn có khả năng xuất hiện biến chứng do những sai sót về mặt kĩ thuật, kiến thức chuyên môn hoặc phản ứng bất thường của từng người. Do đó, nếu xuất hiện tình trạng sưng tấy, đau nhức, bầm tím, ảnh hưởng thị lực, lở loét da, sốt cao hay bất kì dấu hiệu nghiêm trọng nào khác tuyệt đối không tự điều trị và cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra!
Tiêm filler là một phương pháp thẩm mỹ phổ biến giúp cải thiện các khuyết điểm trên khuôn mặt và cơ thể mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mang lại, tiêm filler cũng tiềm ẩn những nguy cơ nếu không được thực hiện đúng cách. Việc hiểu rõ các dấu hiệu nhận biết biến chứng tiêm filler và cách xử lý kịp thời là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và vẻ đẹp của bạn cùng với thời gian.
Các phản ứng chung và riêng của từng khu vực sau khi tiêm filler
Tiêm filler là một phương pháp làm đẹp phổ biến trong thẩm mỹ, giúp làm đầy các vùng da bị lõm, xóa nếp nhăn và cải thiện vẻ ngoài tổng thể. Tuy nhiên, việc đưa chất làm làm đầy vào da, cùng với tác động của đầu kim và một vài yếu tố có khả năng dẫn đến ra một số phản ứng phụ sau khi thực hiện. Việc hiểu rõ các phản ứng này và biết cách phân biệt giữa phản ứng bình thường và biến chứng tiềm tàng là điều quan trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Các phản ứng chung thường gặp
+ Sưng: Đây là phản ứng phổ biến nhất sau khi tiêm filler. Hiện tượng sưng tấy không quá rõ rệt và thường chỉ kéo dài từ 1 đến 3 ngày trước khi giảm dần. Vùng bị sưng thường phụ thuộc vào vị trí tiêm và loại filler sử dụng.
+ Bầm tím: Hiện tượng bầm tím cũng khá phổ biến nhưng các vết bầm thường khá nhẹ nếu tiêm đúng kỹ thuật. Tình trạng này thường chỉ xảy ra khi kim tiêm và chạm và làm vỡ các mao mạch dưới da. Cần chờ đợi khoảng 1 đến 2 tuần trước khi vết bầm hoàn toàn biến mất.
+ Đau nhẹ: Trong và sau quá trình tiêm, một số người có thể xuất hiện cảm giác đau nhẹ. Lý do chính có thể là do không sử dụng gây tê trước khi tiêm (dị ứng, không tương thích) hoặc khả năng chịu đựng thấp.
+ Ngứa ngáy: Thời gian đầu sau tiêm (1-3 ngày), một số người có thể trải qua cảm giác ngứa ngáy nhẹ, ngứa theo từng thời điểm tại vị trí tiêm. Nếu hiện tượng này chỉ thoáng qua thì bạn cũng không cần quá lo lắng.
+ Mất cảm giác tạm thời: Khi thuốc tê chưa hết tác dụng, khoảng 3 – 5 tiếng sau khi tiêm filler, có thể xảy ra tình trạng mất cảm giác tạm thời ở khu vực tiêm chất làm đầy. Tình trạng này thường kéo dài vài giờ và sẽ tự hết.
Phản ứng đặc thù theo vị trí tiêm
+ Tiêm filler môi: Vùng môi có thể bị tê, hơi đầy, bầm tím nhẹ, có cảm giác da ở môi quá căng. Cảm giác khó chịu này thường giảm sau vài giờ hoặc 3-4 ngày ở người có môi mỏng, nhạy cảm.
+ Tiêm filler má: Má có thể bị sưng, đau nhẹ và bầm tím nhiều hơn các khu vực khác sau khi tiêm filler. Ngoài ra, tiêm tạo hình má dùng khá nhiều filler nên một số chị em còn nhận thấy má bị cứng, thiếu tự nhiên khoảng vài ngày.
+ Tiêm filler rãnh cười: Vùng rãnh cười cần hoạt động cơ để cười và nói chuyện nên tiêm filler những ngày đầu đa số mọi người thường cảm thấy thiếu tự nhiên, gặp khó khăn nhỏ khi cười lớn, nói chuyện nhiều.
+ Tiêm filler mũi: Sưng đau, và bầm tím nhẹ, khó thở, chảy nước mũi là những phản ứng có thể xuất hiện do tiêm chất làm đầy, thường giảm dần sau 1 đến 2 ngày.
+ Tiêm filler thái dương: Vùng thái dương có thể bị sưng nhẹ, hơi nhức đầu, có cảm giác da bị kéo căng quá mức, ảnh hưởng kéo dài từ 1 đến 3 ngày.
+ Tiêm filler hốc mắt: Hốc mắt có thể bị thâm tím (vùng dưới mắt) và sưng nhẹ, đôi khi gây ra cảm giác căng tức và khó chịu trong vài ngày đầu.
Tìm hiểu thêm: Tiêm filler là gì? Có an toàn để làm đẹp da? Ưu và nhược điểm
Dấu hiệu nhận biết các biến chứng tiêm filler
Dù các phản ứng thông thường sau khi tiêm filler thường không gây nguy hiểm, một số biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra nếu không được xử lý kịp thời. Dưới đây là các dấu hiệu bất thường mà bạn đọc cần đặc biệt lưu tâm nếu xuất hiện sau thời điểm tiêm filler:
Sưng và đau kéo dài
Dấu hiệu: Vùng sau khi tiêm có cảm giác đau, sưng đỏ hoặc đau lan rộng ra các vùng khác và không giảm sau 2-3 ngày.
Nguyên nhân: Do mạch máu không được lưu thông hoặc tổn thương đến các dây thần kinh.
Bầm tím đậm, lan sang các vùng khác
Dấu hiệu: Bầm tím ngày càng nghiêm trọng, không có dấu hiệu mờ đi mà ngày càng nặng hơn.
Nguyên nhân: Do tiêm chất làm đầy trúng vào các mạch máu dưới da, gây ra hiện tượng tụ máu nghiêm trọng.
Đỏ rát và nóng da
Dấu hiệu: Da sờ vào rất nóng và bỏng rát, tình trạng ngày càng nghiêm trọng.
Nguyên nhân: Phản ứng viêm quá mức của cơ thể hoặc nhiễm trùng da là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này.
Hình thành u cục, nốt sần
Dấu hiệu: Xuất hiện các cục u nhỏ trên vùng tiêm, có thể thấy rõ hoặc cảm nhận được khi chạm vào.
Nguyên nhân: Filler di chuyển hoặc phân bố không đồng đều, hoặc do viêm tạo ra các nốt u vón cục.
Liệt cơ mặt theo mức độ
Dấu hiệu: Mặt có cảm giác căng cứng, không cử động được, khó cử động hoặc cơ yếu, không cười, không nói được.
Nguyên nhân: Do chất làm đầy tác động hoặc chèn ép lên dây thần kinh mặt, gây liệt cơ tạm thời hoặc vĩnh viễn nếu không được xử lý kịp thời.
Ảnh hưởng thị lực
Dấu hiệu: Đau mắt, mỏi mắt, mắt bị lóa, mờ hoặc không nhìn rõ cảnh vật xung quanh.
Nguyên nhân: Filler tiêm gần mắt, dây thần kinh làm tắc nghẽn các mạch máu nối đến mắt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.
Hoại tử da tại vị trí tiêm
Dấu hiệu: Vùng da sau khi tiêm rất đau, có mủ, trắng bệch hoặc xuất hiện các vết loét.
Nguyên nhân: Tiêm filler vào động mạch, dẫn đến máu không được điều hòa và gây thiếu máu cục bộ, dẫn đến hoại tử.
Khó thở, sưng phù lan rộng
Dấu hiệu: Khó thở, hụt hơi, sưng phù nề và phát ban khắp cơ thể.
Nguyên nhân: Dị ứng nghiêm trọng hoặc sốc phản vệ có thể gây ra tình trạng này, đòi hỏi phải được xử lý cấp cứu ngay lập tức.
Đột quỵ hoặc sốc phản vệ
Dấu hiệu: Đau đầu dữ dội, thị lực giảm, cơ thể mất thăng bằng, có thể dẫn đến ngất.
Nguyên nhân: Trong một số trường hợp hiếm gặp, lực tiêm quá mạnh khiến filler xâm nhập vào động mạch cảnh, bị đẩy vào tuần hoàn nội sọ, gây thiếu máu não cục bộ.
Khám phá ngay: Dị ứng filler: Dấu hiệu, nguyên nhân & Cách khắc phục
Khi nào cần đến gặp bác sĩ da liễu sau tiêm chất làm đầy?
Việc theo dõi các phản ứng của cơ thể sau tiêm filler là rất quan trọng. Ngay cả những phản ứng nhẹ như sưng hay đau cũng cần được quan sát kỹ lưỡng và trong trường hợp các triệu chứng không thuyên giảm hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và xử lý đúng cách, hạn chế dị chứng về sau.
Khi nào cần thiết phải đến gặp bác sĩ?
- Các phản ứng nhẹ nhưng kéo dài: Nếu các triệu chứng như sưng, đau, bầm tím không giảm sau 5 ngày hoặc có dấu hiệu ngày càng tồi tệ, bạn cần gặp bác sĩ để kiểm tra.
- Phản ứng bất thường: Xuất hiện các dấu hiệu như mất cảm giác, liệt cơ, khó thở, giảm thị lực hoặc hoại tử có thể là biến chứng tiêm filler mức độ nặng, bạn cần đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
- Cảm giác khó chịu kéo dài: Nếu cảm thấy khó chịu, căng thẳng hoặc lo lắng về tình trạng của mình sau khi tiêm filler. Việc tham khảo ý kiến bác sĩ là điều cần thiết và nên thực hiện ngay để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thể chất và cả tinh thần.
Chuyên gia khuyến nghị đọc thêm: Các loại dị ứng da phổ biến và cách điều trị hiệu quả
Nhìn chung, việc tiêm filler không chỉ đòi hỏi sự chuyên nghiệp từ phía người thực hiện mà còn cần sự chú ý cẩn trọng từ phía khách hàng. Bạn cần lựa chọn các cơ sở thẩm mỹ uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao và theo dõi sát sao cơ thể sau khi tiêm để đảm bảo an toàn, hạn chế nguy cơ biến chứng. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn cụ thể hơn về biến chứng tiêm filler, vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ!