Tiêm filler mấy ngày hết sưng? Có cách gì nhanh hơn không?

Phương pháp tiêm filler có cơ chế tác động đơn giản, giúp thay đổi vẻ ngoài một cách tích cực và là lựa chọn rất tốt cho các chị em không muốn can thiệp chỉnh sửa nhiều. Tuy nhiên, thời gian đầu sau tiêm, đa số mọi người đều phải đối mặt với các phản ứng bất thường, điển hình nhất là hiện tượng sưng tấy. Tham khảo ngay bài viết này để được giải đáp chi tiết tiêm filler mấy ngày hết sưng và cách để rút ngắn thời gian nghỉ dưỡng sau tiêm!

Giải đáp tiêm filler mấy ngày hết sưng và làm sao để khu vực tiêm nhanh hồi phục, giảm sưng tấy?

Giải đáp tiêm filler mấy ngày hết sưng và làm sao để khu vực tiêm nhanh hồi phục, giảm sưng tấy?

Các phản ứng thường gặp sau khi tiêm filler là gì?

Quá trình tiêm filler đưa chất làm đầy vào các mô dưới da với mức độ can thiệp rất nhẹ. Tuy nhiên, tác động của đầu kim cùng các hoạt chất có thể kích thích phản ứng viêm của cơ thể. Dưới đây là một số phản ứng phụ mà hầu hết mọi người đều trải qua sau khi tiêm filler: 

Sưng tấy: Đây là phản ứng phổ biến nhất sau khi tiêm filler, xuất phát từ tác động xâm lấn mô của đầu kim và phản ứng của cơ thể với chất làm đầy. Thông thường, mức độ sưng do filler không quá rõ rệt, đa phần ở mức độ nhẹ, trừ khi kim tiêm va chạm mạch máu hoặc đưa filler quá sâu vào da. 

Đỏ da: Vùng da tiêm filler có thể bị đỏ do cơ thể nhận định đây là một chất ngoại lai cần đào thải hoặc do làn da của bạn quá nhạy cảm, phản ứng mạnh với các thành phần bất thường. Dù vậy, tình trạng đỏ chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn và không quá nghiêm trọng. 

Bầm tím: Tình trạng bầm tím nhẹ xung quanh vị trí tiêm filler thường xảy ra do đầu kim tác động sâu, da mỏng, dễ lộ mạch, chẳng hạn như xung quanh mắt hoặc môi. Tuy nhiên, nếu vết bầm có biểu hiện tụ máu, kích thước lớn và kéo dài thì nên thăm khám với bác sĩ. 

Đau nhức nhẹ: Cảm giác nhức nhối, khó chịu, châm chích thoáng qua tại vùng tiêm filler là hiện tượng phổ biến trong những ngày đầu sau tiêm filler. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào mức độ chịu đau và vị trí tiêm chất làm đầy.

Căng cứng mặt: Thời gian đầu tiêm filler, một số bạn thường xuyên có cảm giác mặt căng cứng, khó chuyển động cơ và khá là mất tự nhiên. Tuy vậy, đây cũng chỉ là phản ứng tạm thời, không nghiêm trọng và chỉ cần chờ một thời gian để filler tệp vào da. 

Ngoài những phản ứng trên, cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường như: sưng đau kéo dài, đỏ hoặc bầm tím không giảm, có dịch mủ chảy ra… Đây có thể là biểu hiện của nhiễm trùng hoặc một vài biến chứng nghiêm trọng khác, có thể để lại di chứng về sau nên rất cần thăm khám ngay lập tức.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận biết sớm các biến chứng tiêm filler

Tiêm filler mấy ngày hết sưng? Có lâu không?

Sưng là một phản ứng hết sức tự nhiên của cơ thể trong rất nhiều trường hợp, kể cả sau khi tiêm filler. Vậy tại sao chúng ta cần quan tâm đến hiện tượng này hơn cả? Trên thực tế, việc bị sưng tấy sau khi tiêm, mức độ, thời gian sưng có thể đại biểu cho khá nhiều vấn đề. Thông qua đó chúng ta sẽ biết được nên phản ứng như thế nào, cần chăm sóc hay thăm khám với bác sĩ. 

Tình trạng sưng do tiêm filler thường chỉ kéo dài khoảng 3-7 ngày hoặc lâu hơn tùy vị trí và cơ địa

Tình trạng sưng do tiêm filler thường chỉ kéo dài khoảng 3-7 ngày hoặc lâu hơn tùy vị trí và cơ địa

Dưới đây là thông tin từ các chuyên gia thẩm mỹ giải đáp tiêm filler mấy ngày hơn sưng dựa trên vị trí từng khu vực: 

Vùng môi: Môi là một trong những khu vực dễ bị sưng nhất sau khi tiêm filler. Điều này là do da môi khá mỏng và có mạng lưới mạch máu phong phú. Thông thường, tình trạng sưng ở môi sau khi tiêm filler thường đặc biệt mạnh mẽ trong 1 – 2 ngày đầu tiên. Sau đó, tình trạng này bắt đầu giảm nhẹ từ ngày thứ 3 – 5 và chỉ kéo dài trên 7 ngày với những ai tiêm filler lần đầu hay cơ địa quá nhạy cảm. 

Vùng dưới mắt: Khu vực xung quanh mắt cũng có nến da mỏng manh, nhiều mao mạch và nhạy cảm với các yếu tố tác động từ bên ngoài. Sưng sau tiêm filler dưới mắt có thể nhẹ hơn đôi chút so với vùng môi nhưng thời gian kéo dài khá lâu (3 – 7 ngày). Với những ai có da mắt vốn bị lộ mạch, khả năng hồi phục chậm thì cần chăm sóc và chờ đợi khoảng 7 – 10 ngày.

Vùng má: Tình trạng sưng ở má thường khá nhẹ nhàng và không kéo dài quá lâu, trong vòng 2-3 ngày. Điều này được lý giải là do da má khá dày, có nhiều lớp cơ đệm, mỡ dưới da nên tiêm filler vào những vị trí này không gây tác động tiêu cực đáng kể.

Vùng cằm và hàm: Đây là những khu vực có cấu trúc mô dày, do đó sưng sau tiêm filler thường không nghiêm trọng. Sưng có thể giảm đáng kể trong vòng 2-4 ngày và hồi phục hoàn toàn sau khoảng 5-7 ngày. 

Đâu là dấu hiệu sưng tấy sau khi tiêm filler cần theo dõi và thăm khám với bác sĩ:

+ Tình trạng sưng kéo dài trên 7 ngày và hoàn toàn không có dấu hiệu giảm nhẹ theo thời gian.

+ Hiện tượng sưng tấy đi cùng những cơn đau, cảm giác khó chịu dữ dội, quá mức chịu đựng.

+ Tình trạng sưng không đồng đều, khi sờ vào có cảm giác xuất hiện các u cục tròn và cứng dưới da.

+ Tiết dịch, chảy mủ, bầm tím nặng, có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại những vị trí tiêm filler.

Khám phá ngay: Dị ứng filler: Dấu hiệu, nguyên nhân & Cách khắc phục

Làm thế nào để hiện tượng sưng sau tiêm filler nhanh khỏi?

Có thể áp dụng cách chườm giảm sưng, thoa gel hoặc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Có thể áp dụng cách chườm giảm sưng, thoa gel hoặc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Hiện tượng sưng tấy sau khi tiêm filler gây ra cảm giác khó chịu và những ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ dù không kéo dài quá lâu. Do đó, dưới đây là những phương pháp bạn có thể cân nhắc áp dụng và một số điều cần tránh để nhanh hồi phục hơn:

Cách giảm sưng nhanh sau khi tiêm filler

+ Chườm lạnh: Sử dụng túi chườm lạnh hoặc bọc đá trong những chiếc khăn mềm cotton sạch và chườm trực tiếp lên vùng tiêm filler (sau 24h) để giảm lưu thông máu đến khu vực tiêm, tránh phản ứng sưng viêm quá mức.

+ Uống thuốc: Nếu tình trạng sưng đau kéo dài sau tiêm và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc dùng thuốc kháng viêm Ibuprofen. Loại thuốc này không chứa Steroid, có tác dụng chống viêm, giảm đau tại nhà khá tốt.

+ Dùng gel Arnica: Các sản phẩm bôi chiết xuất hoàn toàn từ cây kim sa (Arnica Montana) có thể giảm bầm, kiểm soát tình trạng sưng sau tiêm filler. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu và sử dụng với liều lượng phù hợp.

Chăm sóc sức khỏe, hạn chế một số thói quen sinh hoạt để giảm sưng và tránh biến chứng do tiêm filler

Chăm sóc sức khỏe, hạn chế một số thói quen sinh hoạt để giảm sưng và tránh biến chứng do tiêm filler

Những điều cần tránh để giảm sưng do tiêm filler

+ Tránh sờ, chạm, tác động vật lý dù ở mức thấp nhất vào những khu vực tiêm filler tối thiểu 7 ngày đầu.

+ Hạn chế các hoạt động thể chất có cường độ mạnh hoặc thực hiện trong thời gian quá lâu sau tiêm.

+ Tránh tối đa việc tiếp xúc với nhiệt độ cao (không gian nóng, xông hơi, phơi nắng…) trong 2 – 4 tuần.

+ Không sử dụng rượu bia, chất kích thích trước, trong và sau khi tiêm filler để tránh biến chứng.

+ Hạn chế các món ăn cay nóng, nhiều đường, quá mặn, gia vị mạnh (ớt, mù tạt, tiêu…).

Có thể bạn quan tâm: Sau khi tiêm filler cần kiêng những gì? Trong thời gian bao lâu?

Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp tiêm filler mấy ngày hết sưng. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được các bác sĩ da liễu tư vấn thêm, vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia thẩm mỹ qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ!

Chia sẻ ngay:
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds