Trẻ bị khô da đầu chăm sóc như thế nào nhanh khỏi?

Khô da đầu là một vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn sơ sinh và những năm đầu đời. Tình trạng này gây nên cảm giác khó chịu cho các bé và làm tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh lý nếu không có biện pháp chăm sóc, điều trị kịp thời. Tham khảo ngay bài viết này để được giải đáp chi tiết nguyên nhân khiến trẻ bị khô da đầu và cách chăm sóc hiệu quả!

Giải đáp nguyên nhân trẻ bị khô da đầu, các giai đoạn phát triển và cách chăm sóc tại nhà

Giải đáp nguyên nhân trẻ bị khô da đầu, các giai đoạn phát triển và cách chăm sóc tại nhà

Chuyên gia da liễu giải đáp nguyên nhân trẻ bị khô da đầu

Hiện tượng bé bị khô da đầu thực tế khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Để giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về các vấn đề của trẻ, dưới đây là thông tin cần tham khảo: 

Dị ứng da đầu ở trẻ nhỏ do tiếp xúc với với các dị nguyên

Dị ứng da đầu có thể xảy ra do bé tiếp xúc với các sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp như dầu gội, dầu xả, hoặc các sản phẩm tắm rửa khác. Trong thành phần của những sản phẩm này có khả năng chứa hương liệu, cồn, chất tạo mùi, chất bảo quản nồng độ cao và không an toàn với da bé. Ngoài ra, dị ứng cũng có thể đến từ các yếu tố môi trường như phấn hoa, bụi bẩn, hoặc thậm chí là thức ăn mà trẻ tiêu thụ hàng ngày. Khi da đầu bị kích ứng, nó sẽ trở nên khô và có thể bị bong tróc.

Trẻ bị khô da đầu do ảnh hưởng của thời tiết và môi trường

Thời tiết và các yếu tố bên ngoài môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng da đầu, nhất là với trẻ em. Trong những tháng mùa đông, khi độ ẩm trong không khí giảm xuống, da đầu dễ bị mất nước và trở nên khô hơn. Đặc biệt, nếu trẻ sống ở những khu vực có khí hậu lạnh và khô, da đầu sẽ càng dễ bị khô. Thêm vào đó, việc sử dụng hệ thống sưởi ấm trong nhà cũng làm không khí trong nhà trở nên khô hơn, góp phần làm da đầu của trẻ bị mất độ ẩm.

Ảnh hưởng của môi trường và thời tiết khiến cho da đầu các bị bị khô, bong tróc và ngứa

Ảnh hưởng của môi trường và thời tiết khiến cho da đầu các bị bị khô, bong tróc và ngứa

Gội đầu cho bé quá thường xuyên và không cần thiết

Một số ba mẹ có thói quen gội đầu thường xuyên cho em bé nhằm loại bỏ phần da đầu bị viêm da tiết bã, các mảng trắng vàng (trẻ sơ sinh). Điều này có thể gây phản tác dụng do gội đầu thường xuyên khiến lớp dầu tự nhiên trên bề mặt giảm đi trông thấy, gây mất cân bằng dầu nước. Điều này càng khiến cho thìn trạng trẻ bị khô da đầu thêm nghiêm trọng với các dấu hiệu nặng hơn.  

Một số loại bệnh lý da liễu do di truyền ở trẻ nhỏ

Một số bệnh lý da liễu cũng có thể gây ra tình trạng khô da đầu ở trẻ nhỏ. Ví dụ như:

+ Viêm da tiết bã, một tình trạng mà da đầu trở nên đỏ, có vảy và khô ráp, thường gặp ở trẻ sơ sinh. 

+ Bệnh vảy nến và eczema cũng là những bệnh lý có thể làm da đầu của trẻ bị khô .

Đối với những trường hợp này, việc chăm sóc tại nhà có thể không đủ, và cần có sự can thiệp của bác sĩ da liễu để có được phương pháp điều trị phù hợp.

Thiếu hụt một số nhóm chất dinh dưỡng

Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng và cần được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất để đảm bảo sức khỏe tổng thể. Thiếu hụt các vitamin như vitamin A, C, D, và E, cùng với các axit béo thiết yếu có thể làm giảm khả năng giữ ẩm tự nhiên của da, dẫn đến tình trạng khô da đầu.

Khám phá ngay: Da đầu bị khô tróc vảy có phải bị bệnh không? Trị bằng cách nào?

Dấu hiệu nhận biết sớm khi bé bị khô da đầu 

Tình trạng khô da đầu ở các bé qua từng giai đoạn khác nhau

Tình trạng khô da đầu ở các bé qua từng giai đoạn khác nhau

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu khô da đầu theo từng độ tuổi giúp phụ huynh có thể can thiệp kịp thời, tránh để tình trạng này kéo dài dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn. Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ sẽ có những biểu hiện khô da đầu khác nhau, và việc hiểu rõ các dấu hiệu này là rất quan trọng.

1. Dấu hiệu khô da đầu ở trẻ sơ sinh

Giai đoạn đầu sau sinh làn da của các bé đặc biệt mỏng manh và nhạy cảm. Điều này cũng tương tự đối với vùng da đầu mỏng manh và tóc chưa phát triển. Các biểu hiện trẻ bị khô da đầu trong giai đoạn này có thể bao gồm các mảng vảy trắng vàng dễ bong tróc, da đầu bé hơi ửng đỏ, tóc dễ gãy rụng hơn. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ tình trạng da đầu bé bị khô với “cứt trâu” vì các đặc điểm khác biệt.

2. Dấu hiệu bé 6 tháng – 1 tuổi bị khô da đầu

Khi trẻ bắt đầu chuyển từ giai đoạn sơ sinh sang giai đoạn ăn dặm, hệ thống miễn dịch và da của bé cũng dần hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, da đầu của bé vẫn có thể bị khô do các yếu tố như thời tiết, dị ứng thực phẩm, hoặc do sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp. Dấu hiệu phổ biến bao gồm: da đầu bong tróc, sờ vào khá khô, bé quấy khóc, các vùng đỏ rõ rệt hơn do bé dùng tay gãi thường xuyên. 

3. Dấu hiệu trẻ 2 tuổi trở lên bị khô da đầu

Ở độ tuổi này, trẻ đã bắt đầu tiếp xúc nhiều hơn với môi trường xung quanh và có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc dành cho trẻ em. Tuy nhiên, nếu da đầu của bé vẫn còn nhạy cảm, việc sử dụng các sản phẩm có chứa hóa chất mạnh hoặc tiếp xúc với các yếu tố môi trường như bụi bẩn, ánh nắng mặt trời mạnh có thể làm da đầu bé khô và kích ứng. Dấu hiệu nhận biết bao gồm những mảng da khô, có màu trắng (không phải gàu), bị bong tróc, nứt nẻ ở da đầu và có xu hướng nặng hơn theo thời gian.

Có thể bạn quan tâm: Da em bé bị chàm khô có biểu hiện gì? Có tự khỏi hay không?

Hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà khi trẻ bị khô da đầu

Cách chăm sóc da đầu của trẻ em tại nhà, cải thiện tình trạng khô tróc vảy

Cách chăm sóc da đầu của trẻ em tại nhà, cải thiện tình trạng khô tróc vảy

Chăm sóc tại nhà khi trẻ bị khô da đầu là một phần quan trọng để giúp da đầu bé phục hồi và tránh tình trạng khô da trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản mà ba mẹ có thể cân nhắc áp dụng khi chăm sóc da đầu của các bé:  

Điều chỉnh cách gội đầu cho bé

Dùng sản phẩm tắm gội phù hợp: Các sản phẩm làm sạch cho bé kết hợp gội đầu chứa thành phần lành tính, dịu nhẹ, không hóa chất mạnh là lựa chọn nên được ưu tiên. Có thể cân nhắc đến những dòng sản phẩm của: Aveeno, Pigeon. Cetaphil… Đồng thời, tuyệt đối không dùng các sản phẩm của người lớn để gội đầu cho bé vì nguy cơ kích ứng cao. 

Giới hạn số lần gội đầu trong tuần: Việc gội đầu quá thường xuyên hoàn toàn không được khuyến nghị cho các bé, nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Do đó, ba mẹ chỉ nên thực hiện phoơng pháp làm sạch da đầu này khoảng 2 – 3 lần/tuần (tùy vào điều kiện thời tiết). 

Dưỡng ẩm cho trẻ bị khô da đầu

Sử dụng dầu dừa, dầu oliu hoặc các loại dầu dưỡng ẩm khác: Các loại dầu thiên nhiên như dầu dừa và dầu oliu có tác dụng dưỡng ẩm rất tốt cho da đầu của bé. Bạn có thể thoa một lượng nhỏ dầu lên da đầu bé sau khi gội và massage nhẹ nhàng để dầu thấm sâu vào da.

Dùng kem dưỡng ẩm dành cho trẻ em: Ngoài dầu dưỡng, ba mẹ cũng có thể cân nhắc một số loại kem dưỡng chuyên biệt dành cho các bé. Nhưng lưu ý rằng sản phẩm này phải được bác sĩ da liễu khuyến nghị có thể dùng trên da đầu để tránh tình trạng đổ dầu quá mức. 

Tạo môi trường sống thoáng mát

Đảm bảo không gian sống sạch sẽ, thoáng mát: Môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ, không khí trong lành sẽ giúp da đầu hạn chế tình trạng da đầu bé bị khô hoặc tiến triển nặng hơn do ảnh hưgởn của nhiệt độ, chất lượng không khí. Bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm (máy phun sương, điều hòa hai chiều) để duy trì độ ẩm không khí trong phòng bé, đặc biệt là trong mùa đông.

Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý

Bổ sung vitamin và khoáng chất cho bé: Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, cân đối dựa trên các khuyến nghị của chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp cải thiện sức đề kháng, tăng khả năng bảo vệ da, bao gồm cả da đầu. Ba mẹ nên chú trọng bổ sung thêm vitamin, khoáng chất nhất là vitamin A, B, C, E, Magie, sắt…

Lưu ý quan trọng: Các dấu hiệu cho biết cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ da liễu như sau:

+ Khi trẻ bị khô da đầu đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng hoàn toàn không cải thiện sau 7 ngày.

+ Da đầu bé xuất hiện các mảng đỏ, viêm, bé bị quấy khóc, dùng tay gãi đầu nhiều hoặc chảy dịch.

+ Bé có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng, không chỉ xảy ra ở da đầu mà còn ở các khu vực khác.

+ Tình trạng khô da đầu gây rối loạn giấc ngủ và thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của bé.

Đọc thêm: Da đầu bị khô vào mùa đông nên chăm sóc như thế nào? 

Việc hiểu rõ nguyên nhân, nhận biết sớm các dấu hiệu và thực hiện các biện pháp chăm sóc phù hợp là chìa khóa để giúp trẻ thoát khỏi tình trạng khô da đầu. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng về cách chăm sóc cho trẻ bị khô da đầu tại nhà. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ trực tiếp với Mega Gangnam qua Hotline; 093.770.6666 để được tư vấn!

Chia sẻ ngay:
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds