Trị mụn cho bà bầu bằng phương pháp nào hiệu quả?

Thời kỳ mang thai, chúng ta phải đối mặt với khá nhiều vấn đề. Đó có thể là những thay đổi về mặt tâm lý, về thể chất sinh học. Nhưng điểm khác biệt lớn nhất chính là ngoại hình. Những biến đổi đầu tiên và nặng nề nhất mà đa phần các bà mẹ gặp phải đó là sự xuống cấp rõ rệt của da mặt. Hiện tượng mụn trứng cá nổi lên bất thường với quy mô rộng và khả năng lây lan nhanh trở thành nỗi ám ảnh của nhiều chị em. Để giúp các bà bầu cảm thấy yên tâm, có trạng thái tốt nhất trong thai kỳ và sau khi sinh em bé. Chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về những cách trị mụn cho bà bầu. Hãy cùng theo dõi ngay dưới đây!

Bà bầu bị mụn và cách điều trị hiệu quả nhất

Bà bầu bị mụn và cách điều trị hiệu quả nhất

Bị mụn khi mang thai nguyên nhân là gì?

Mang thai là một thiên chức vĩ đại mà đa số phụ nữ sẽ trải qua. Tuy nhiên, quá trình này đôi khi gây nên những áp lực không nhỏ cho các chị em, nhất là với những bạn lần đầu trải nghiệm việc mang trong mình một sinh linh bé bỏng. Những thay đổi của cơ thể về tâm sinh lý là điều không thể tránh khỏi. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng phụ nữ mang thai có thể sẽ xuất hiện một vài dấu hiệu điển hình như: tăng cân, mũi to, rụng tóc, bắp tay chân to bất thường… Trong đó, tình trạng phổ biến nhất là hiện tượng mọc mụn trứng cá trên mặt. Những thông tin dưới đây sẽ giải thích cho các bạn tại sao mụn thường xuyên mọc ở phụ nữ mang bầu. 

Thay đổi nội tiết, suy giảm hệ miễn dịch và nhiều vấn đề khiến bà bầu bị mụn

Thay đổi nội tiết, suy giảm hệ miễn dịch và nhiều vấn đề khiến bà bầu bị mụn

Thay đổi nội tiết tố

Nguyên nhân hàng đầu là đóng vai trò quyết định đến đặc điểm của làn da thời kỳ mang thai chính là hoạt động của nội tiết tố bên trong cơ thể. Khoảng 3 tháng đầu khi mang thai, các hormone trong cơ thể bị thay đổi bất thường, trở nên không ổn định với sự tăng giảm liên tục. Theo đó, khi nội tiết tố tăng cao, có thể người phụ nữ sẽ sản sinh ra một loại sebum hay chất dầu tự nhiên. Hiện tượng dư thừa dầu nhờn cùng với những ảnh hưởng từ bên ngoài, khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn nghiêm trọng. Đồng thời, da mặt trở thành môi trường hoàn hảo cho các vi khuẩn gây hại tích tụ, sinh sôi và gây mụn trứng cá. Tuy nhiên, khi các hormone trong cơ thể bắt đầu được điều hòa, ổn định, làn da nhanh chóng giảm đi các nốt mụn. 

Sự suy yếu hệ miễn dịch

Trong thời kỳ mang thai, chị em thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi và thường xuyên bị bệnh. Điều đó bắt nguồn từ sự suy giảm sức đề kháng và các vấn đề về hệ miễn dịch. Trong khi đó, các yếu tố gây hại bên ngoài liên tục tấn công và tác động trực tiếp đến hàng rào bảo vệ da. Điều đó dẫn đến sự tăng sinh của tuyến dầu, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây mụn. Tuy nhiên, lúc này hệ miễn dịch đang suy yếu nên tình trạng mụn có khả năng gia tăng mà không được kiểm soát.  

Thân nhiệt tăng cao

Các nghiên cứu cho thấy, trong thai kỳ, thân nhiệt của người phụ nữ tăng cao đột biến do  hoạt động tuần hoàn và trao đổi chất của cơ thể diễn ra liên tục, nhanh hơn bình thường. Nền nhiệt cao tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể. Bên cạnh đó, với cơ chế tự nhiên, để điều hòa và làm mát cơ thể, mồ hôi và tuyến bã nhờn liên được tiết ra. Nếu không được làm sạch sớm hoặc có biện pháp khắc phục, môi trường yếm khí rất dễ làm nảy sinh mụn. 

Căng thẳng tâm lý khi mang thai

Những căng thẳng, mệt mỏi hay các bất ổn về tâm lý là điều không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu khi mang thai. Tình trạng này dẫn đến chất lượng giấc ngủ suy giảm, hệ thần kinh gặp vấn đề, hệ lụy là chức năng gan, hệ thống đào thải độc tố của cơ thể không thể diễn ra một cách bình thường. Điều này không chỉ gây phát mụn mà còn dẫn đến những áp lực tiêu cực đối với sức khỏe của mẹ bầu.  

Thời kỳ đầu khi mang thai có thể sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề. Tuy nhiên, chúng ta nên giữ cho mình một tâm trạng thoải mái, duy trì năng lượng tích cực để ổn định các hormone trong cơ thể và nâng cao sức đề kháng. Đồng thời, nên chăm sóc da mặt thật kỹ lưỡng để giảm nguy cơ hình thành mụn từ sớm. 

Xem thêm: Cách chăm sóc da cho bà bầu

Hiện tượng nổi mụn thai kỳ có nguy hiểm không?

Mụn xuất hiện trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng tương đối phổ biến. Các số liệu ghi nhận có đến hơn 50% người phụ nữ gặp phải tình trạng này ở giai đoạn đầu thai kỳ. Theo đó, sự xuất hiện của các nốt mụn thường khá nhẹ và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, với những người có cơ địa yếu, tình trạng da thiếu tính ổn định thì mụn trứng cá sẽ tương đối phức tạp và khó điều trị. 

Nổi mụn thai kỳ tương đối bình thường nhưng cần chăm sóc cẩn thận

Nổi mụn thai kỳ tương đối bình thường nhưng cần chăm sóc cẩn thận

Mụn trứng cá trong thai kỳ thực tế không nguy hiểm nếu nguyên nhân hình thành là do sự thay đổi nội tiết tố, thân nhiệt hay các tác động chủ quan bên trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu sự xuất hiện của mụn là do sức đề kháng suy yếu, các vấn đề về tâm lý hay sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại thì cần phải lưu ý. Bởi khả năng phát triển và lây lan mụn là rất cao. Đồng thời, sau khi mụn qua đi thường để lại những vết sẹo lồi lõm trên mặt, khó điều trị và ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình. 

Cần phải khẳng định rằng không có yếu tố nào có thể giúp chúng ta xác định ai sẽ bị mụn trên mặt trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn đã từng có tiền sử và cơ địa dễ bị mụn, môi trường sống có độ ẩm, nền nhiệt cao thì nguy cơ khởi phát mụn sẽ nhiều hơn. Mụn trên da thời kỳ đầu sẽ nặng hơn các giai đoạn sau nên cần chú trọng đến cách chăm sóc và điều trị để giảm thiểu nguy cơ lây lan.

Thời kỳ mang thai là giai đoạn nhạy cảm nhất trong cuộc đời người phụ nữ, bất kỳ tác động nào cũng có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Do vậy, việc điều trị mụn cần rất nhiều sự thật trọng, nhất là với những sản phẩm không kê đơn. Tốt hơn hết là hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi xác định có nên tự điều trị mụn tại nhà hay không. 

Mụn trong thai kỳ có tự hết hay không?

Mụn thai kỳ do sự thay đổi của nội tiết tố có khả năng tự biến mất cao hơn so với những nguyên nhân khác. Bởi sau khi ổn định hormone, các yếu tố kích phát gần như không thể gây ảnh hưởng đến bề mặt da. Nếu chúng ta vẫn duy trì việc chăm sóc da đều đặn thì khả năng cao mụn sẽ biến mất mà không để lại quá nhiều biến chứng. Với những nốt mụn viêm, mụn trứng cá, mụn nội tiết, từ khoảng tháng thứ 7 của thai kỳ bạn sẽ nhận thấy những dấu hiệu thay đổi tích cực của làn da. 

Đối với những trường hợp da nổi mụn xuyên suốt quá trình mang thai, thậm chí là cả sau khi sinh thì các biểu hiện thường đeo bám dai dẳng trong suốt một khoảng thời gian dài. Điều này có thể bắt nguồn từ những yếu tố môi trường, cơ địa hay cách chăm sóc làn da. Thông thường, nếu đã kéo dài từ 2-3 tháng thì mụn sẽ không tự biến mất mà có nguy cơ diễn biến nặng hơn. Bạn nên đến các trung tâm y tế, bệnh viện để được kiểm tra kịp thời, giải quyết tận gốc vấn đề, tránh cho mụn tái phát và quay trở lại trên da mặt. 

Dùng thuốc điều trị mụn cho bà bầu có được không?

Giai đoạn mang bầu bạn cần loại bỏ tất cả các yếu tố nguy cơ để tránh tình trạng gây dị tật thai nhi. Các loại thuốc bôi, thuốc uống cũng là một trong những căn cơ nền tảng khiến cho cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chỉ nên sử dụng thuốc điều trị trong trường hợp được cho phép bởi các bác sĩ, đồng thời các thành phần của thuốc phải phù hợp với thể trạng của cơ thể, tránh trường hợp kích ứng xảy ra. 

Điều trị mụn thai kỳ phương pháp nào tốt nhất?

Điều trị mụn thai kỳ phương pháp nào tốt nhất?

Trong một số trường hợp mụn phát triển quá nặng, cần phải điều trị để phòng tránh biến chứng có thể xảy ra. Các chuyên gia khuyến cáo việc sử dụng một số loại thuốc được kê đơn bao gồm các loại thuốc có chứa thành phần hoạt chất erythromycin như Elrygel hoặc các clindamycin bao gồm Cleocin T, Clindagel,… Các sản phẩm này đã được nghiên cứu, kiểm nghiệm đầy đủ và xác nhận phù hợp với cơ thể phụ nữ trong thai kỳ. Tuy nhiên, vẫn cần giới hạn liều lượng sử dụng chính xác theo yêu cầu của bác sĩ. 

Hầu hết các trường hợp bị mụn, nhất là mụn trứng cá trên mặt thường được gợi ý sử dụng benzoyl peroxide. Tuy nhiên, loại thuốc này chưa được chứng minh có phù hợp với phụ nữ mang thai hay không. Do vậy, bạn không nên tự ý sử dụng, kể cả liều lượng thấp nhất nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Nhìn chung, dù là kem hay thuốc bôi ngoài da thì bạn vẫn cần tham vấn với các bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng.  

Phụ nữ đang mang thai chống chỉ định với loại thuốc trị mụn nào?

Trong bảng thành phần các hoạt chất cực kỳ không an toàn đối với cơ thể mẹ bầu đó chính là các Isotretinoin. Mặc dù đây có thể được xem là một loại thuốc uống điều trị mụn mang tính đột phá, có khả năng loại bỏ những nang mụn cực kỳ phát triển. Nhưng có thể gây ra những nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Nguy cơ lớn nhất mà loại thuốc này tác động lên cơ thể đó là dẫn đến các dị tật bẩm sinh. 

Một số loại thuốc bôi có thể gây biến chứng thai nhi, không nên sử dụng

Một số loại thuốc bôi có thể gây biến chứng thai nhi, không nên sử dụng

Chính vì tác dụng phụ như vậy nên các bác sĩ thường không chỉ định điều trị mụn cho bà bầu bằng các loại thuốc có hoạt lực mạnh, dễ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Hay nói đúng hơn là để điều trị mụn bằng các sản phẩm mạnh, bạn cần cam kết không mang thai tối thiểu 1-2 tháng trước và sau khi bắt đầu sử dụng thuốc. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên thực hiện các giải pháp tránh thai nếu quyết định điều trị mụn bằng isotretinoin. Trường hợp đã hoặc đang sử dụng thuốc hãy dừng lại ngay lập tức và đến ngay các bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm thai.

Tương tự như isotretinoin, một số loại thuốc điều trị mụn cũng được chống chỉ định với phụ nữ trước và trong khi mang thai bao gồm: 

  • Các liệu pháp ức chế nội tiết tố: Một số trường hợp mụn nội tiết sẽ được kê đơn để điều hòa và ổn định các hormone trong cơ thể. Tuy nhiên, đây là diễn biến hoàn toàn tự nhiên nên bạn không thể sử dụng các loại thuốc có công dụng này bao gồm: isotretinoin và thuốc kháng androgen flutamide.
  • Các thuốc cyclin kháng sinh đường uống: Chống chỉ định tuyệt đối các sản phẩm kháng sinh đối với phụ nữ đang mang thai bao gồm tetracycline, minocycline, doxycycline. Các chuyên gia khuyến cáo những hoạt chất này có khả năng dẫn đến sự phát triển bất thường của cấu trúc xương, răng ở thai nhi một cách vĩnh viễn. 
  • Các loại retinoid điều trị tại chỗ: Một số sản phẩm điều trị mụn tại chỗ phổ biến như adapalene (Differin), tretinoin (Retin-A hoặc tazarotene (Tazorac) cũng có cấu trúc phân tử đặc biệt, không phù hợp với cơ địa phụ nữ mang thai và có thể dẫn đến những biến chuyển xấu đối với thai nhi. Mặc dù khả năng hấp thụ dưỡng chất qua da còn thấp nhưng không thể loại trừ các yếu tố mang tính nguy cơ như vậy. 
  • Sản phẩm trị mụn chứa Salicylic acid: Thuốc hoặc kem bôi ngoài da có chứa Salicylic acid cũng cơ thể trở thành lý do gây nên hiện tượng dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy chúng tôi khuyến cáo bạn không sử dụng các sản phẩm có thành phần tương tự trong suốt thai kỳ cho đến khi loại bỏ hết các yếu tố nguy cơ.

Chăm sóc da mụn trong thai kỳ như thế nào đúng cách?

Thời điểm mang thai việc sử dụng thuốc là một vấn đề cấm kỵ nếu không được chỉ định bởi các bác sĩ. Với các nốt mụn tự phát, do sự biến đổi của các cơ quan bên trong, bạn không nhất định phải tìm ra cách điều trị. Thay vào đó, hãy chú trọng nhiều hơn đến việc tự chăm sóc da để vừa ổn định tâm lý, tạo cảm giác thoải mái và phòng tránh các biến chứng.

Bổ sung dinh dưỡng, cân bằng trạng thái tâm lý để giảm mụn trên da

Bổ sung dinh dưỡng, cân bằng trạng thái tâm lý để giảm mụn trên da

– Sử dụng các dung dịch dịu nhẹ hoặc nước muối sinh lý, nước ấm để rửa mặt hàng ngày. Nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ nhằm lựa chọn loại phù hợp và an toàn nhất. 

– Mụn ở vùng chân tóc có thể phát triển nặng hơn nếu không làm sạch da đầu đầy đủ. Gội đầu hàng ngày cũng là một cách giảm thiểu lượng dầu hay các tác nhân gây ra mụn.

– Tuyệt đối không tự nặn mụn, nhất là mụn chứa mủ bởi nguy cơ lây lan nhanh và các biến chứng khó lường. Đồng thời, tự xử lý mụn tại nhà có khả năng để lại sẹo rất cao.

– Không sử dụng các hoạt chất có thể gây kích ứng cho da: Không nên trang điểm quá thường xuyên nếu không biết cách làm sạch da khoa học. Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm, kem chống nắng, kem dưỡng dạng dầu hay khó thẩm thấu. Hãy chú trọng đến các dòng sản phẩm dạng nước để tránh gây tình trạng lỗ chân lông bị bít tắc. 

– Hạn chế các tác động vật lý lên da mặt: Không nên đụng chạm quá nhiều vào da ở vùng mặt, không sờ tay, đụng chạm khi không cần thiết. Việc sử dụng điện thoại, khẩu trang, khăn, mũ cũng thật cẩn thận để tránh đổ dầu, đổ mồ hôi gây mụn cho da.

– Uống nhiều nước, bổ sung nhiều hoa quả, trái cây có chứa nhiều vitamin nhóm C, E để cải thiện tình trạng da một cách tự nhiên. Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên để đắp mặt nạ làm đẹp da mỗi ngày. 

Điều trị mụn cho bà bầu bằng các giải pháp công nghệ cao

Bên cạnh việc sử dụng kem bôi ngoài da hoặc thuốc điều trị mụn theo chỉ định của bác sĩ. Để nhanh chóng cải thiện làn da cũng như kiểm soát tình trạng mụn phát triển quá mức trong và sau thai kỳ. Bạn có thể tham khảo 2 phương pháp trị liệu công nghệ cao được đánh giá là phù hợp, an toàn cho phụ nữ mang thai. Đó là điều trị bằng IPL ánh sáng xanh và ứng dụng công nghệ laser. Tìm hiểu thêm về 2 phương pháp này ngay dưới đây!

Điều trị mụn cho phụ nữ mang thai bằng phương pháp công nghệ cao

Điều trị mụn cho phụ nữ mang thai bằng phương pháp công nghệ cao

Điều trị mụn bằng công nghệ IPL ánh sáng xanh

Ánh sáng xanh được ứng dụng khá nhiều trong việc điều trị mụn thông qua các thiết bị IPL. Đây là một giải pháp không xâm lấn, hoạt động dựa trên cơ chế tiêu diệt vi khuẩn và kiểm soát dầu nhờn trên da mặt. Chính vì vậy mà trong nhiều trường hợp, phương pháp này có thể giúp điều trị mụn cho bà bầu cực kỳ hiệu quả. 

Ánh sáng xanh được các chuyên gia đánh giá là phù hợp với phụ nữ mang thai vì nó không sử dụng bất kỳ thành phần hóa hoá học nào và không gây ra các tác động xấu đối với chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Nên có thể đảm bảo được sự an toàn cho thai nhi.  Tuy nhiên, việc điều trị mụn cho bà bầu bằng ánh sáng xanh cần được thực hiện tại phòng khám chuyên khoa da liễu và có sự giám sát của bác sĩ trình độ cao. 

Ứng dụng ánh sáng Laser điều trị mụn cho bà bầu

Bên cạnh việc điều trị mụn bằng ánh sáng xanh thì có một công nghệ trị liệu khác cũng tương đối an toàn và phù hợp với phụ nữ mang thai đó chính là Laser. Trong quá trình điều trị, ánh sáng được thiết bị Laser sẽ tác động đến những khu vực da xuất hiện mụn và giảm thiểu tình trạng sưng viêm hoặc mụn sẹo. Quá trình này không gây hại cho những khu vực xung quanh và tiêu diệt phần nhân mụn tương đối tốt. 

Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy laser và có thể có những thiết bị không phù hợp với tình trạng mụn ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, việc sử dụng laser trong thai kỳ nhất định phải được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ và chỉ được sử dụng khi cần thiết. Trước khi quyết định sử dụng laser để trị mụn, phụ nữ mang thai nên thảo luận với bác sĩ da liễu để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Nhìn chung, tình trạng mụn xuất hiện trong quá trình mang thai thường không đáng lo ngại. Trừ trường hợp bị mụn sưng viêm, mụn trứng cá phát triển quá mức và có nguy cơ để lại sẹo. Để trị mụn cho bà bầu thì cách tốt nhất là thăm khám và các bác sĩ da liễu để quyết định nên điều trị theo hướng sử dụng thuốc hay áp dụng các phương pháp công nghệ cao. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin về tình trạng mụn thai kỳ và cách điều trị phù hợp. Nếu các bạn còn bất kỳ điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ. Cảm ơn và hẹn gặp lại!

Chia sẻ ngay:
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ