Bệnh vảy nến da mặt là gì? Cách điều trị như thế nào?
Vảy nến da mặt là một trong những bệnh lý về da nghiêm trọng với các dấu hiệu vô cùng rõ rệt. Điều này không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn khiến cho không ít chị em gặp phải các trở ngại về tâm lý. Vậy dấu hiệu nhận biết khi bị vảy nến là gì? Kiểm soát tình trạng này trên da mặt như thế nào? Khám phá ngay những thông tin hữu ích được tư vấn bởi các chuyên gia trong bài viết dưới đây!
Bệnh vảy nến da mặt là gì?
Bệnh vảy nến (hay viêm da vảy nến) là một loại bệnh da liễu mạn tính. Tình trạng bệnh lý này có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường phổ biến hơn cả ở người trưởng thành. Vảy nến thường được xem là một trong số các nhóm bệnh di truyền và các yếu tố này cũng có thể đóng vai trò trong việc phát triển bệnh. Bệnh vảy nến có xu hướng xuất hiện nhiều ở các vùng da như cổ tay, khuỷu tay, đầu gối…Nhưng cũng có thể hình thành ở những khu vực da mỏng yếu và nhạy cảm như vùng mặt.
Các dấu hiệu của bệnh vảy nến da mặt bao gồm:
- Xuất hiện tình trạng bong sừng và tróc vảy trên bề mặt: Các vùng da bị vảy nến thường xuất hiện thành các mảng với kích thước từ nhỏ đến lớn tùy theo mức độ phát triển. Tại khu vực này các màng sừng bong tróc rõ rệt hơn hẳn như vùng da bình thường. Tạo cảm giác làn da trông giống như có vảy bạc khô ráp và sần sùi.
- Hiện tượng ngứa ngáy tại vùng da bị bệnh: Khi bị vảy nến độ ẩm của làn da suy giảm và dễ kích ứng với các yếu tố khác. Dẫn đến tình trạng ngứa ngáy khó chịu, biểu hiện này ngày càng tăng lên theo thời gian. Nhất là ở những khu vực tiếp giáp với da đầu, vùng da gần lông mày, mắt, khóe mũi…
- Tình trạng đỏ da và sưng viêm rõ rệt: Các vùng da bị tổn thương trực tiếp do bệnh vảy nến thường xuất hiện biểu hiện căng đỏ, đi kèm với tình trạng viêm khi bệnh có diễn biến nặng hơn.
- Nứt nẻ: Trong trường hợp nặng, da mặt có thể bị nứt nẻ, thậm chí là chảy máu tại những khe nứt, gây ra cảm giác đau và khó chịu.
Dấu hiệu vảy nến da mặt có thể khác nhau tùy theo từng người và không phải tất cả mọi người đều có cùng một loại triệu chứng. Điều này có thể thay đổi phụ thuộc vào mức độ phát triển của bệnh và khu vực mà nó xuất hiện. Ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường tương tự như thông tin được mô tả ở trên. Bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được thăm khám, chẩn đoán và gợi ý phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến vùng mặt
Vảy nến da mặt không phải là một bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng. Về cơ bản các dấu hiệu của loại bệnh này chủ yếu gây nên cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bị bệnh. Tìm ra nguyên nhân là bước cần thiết để xác định có thể trị khỏi hoàn toàn bệnh được không, hướng điều trị phù hợp và khả năng tái phát như thế nào.
Mặc dù vậy, đây là một loại bệnh mạn tính, có thể xuất hiện ở bất kỳ nhóm đối tượng nào nên các yếu tố nguy cơ là rất nhiều. Các nhà khoa học cũng đang tích cực nghiên cứu để cung cấp cho chúng ta những chỉ báo quan trọng về nguyên nhân gây bệnh. Mặc dù vậy, từ những nguồn thông tin chính thống, có thể nhận định một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh vảy nến (bao gồm cả vùng mặt) như sau:
- Di truyền: Di truyền được xem là một yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn đến nhiều bệnh lý, bao gồm cả các bệnh về da như vảy nến. Tình trạng này tương đối phổ biến nên nếu trong gia đình bạn có người thân bị bệnh này thì nguy cơ của bạn cũng cao hơn.
- Yếu tố miễn dịch: Hệ miễn dịch trong cơ thể nắm giữ vai trò quan trọng đến mức đây là chìa khóa để chúng ta mở cửa những điều còn bí ẩn về cơ thể người. Nhìn chung, hệ thống miễn dịch càng khỏe mạnh thì chúng ta càng ít bị bệnh. Ngược lại, hệ miễn dịch bị tấn công là nguyên nhân cho rất nhiều bệnh lý, chẳng hạn như vảy nến da mặt.
- Tác động môi trường: Môi trường sống ngày càng ô nhiễm, từ không khí, nguồn nước cho đến đất đai. Điều đó làm tăng nguy cơ gây tổn của lớp màng bảo vệ ngoài da. Từ đó dẫn đến sự xâm nhập của vi khuẩn, virus vào trong cơ thể và tình trạng kích ứng, viêm nhiễm trên bề mặt.
- Các bệnh lý liên quan: Một số chứng bệnh khác như viêm khớp dạng thấp và bệnh lý tự miễn dịch có thể kết hợp với các yếu tố khác trong cơ thể. Để tạo thành những hình thái vảy nến da mặt đặc biệt và nghiêm trọng hơn.
- Stress: Tình trạng căng thẳng, hồi hộp, lo âu cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ xuất hiện các bệnh như chàm da mặt, bệnh vảy nến vùng mặt. Hoặc khiến cho các tình trạng bệnh này vốn ở mức độ nhẹ dễ dàng phát triển nặng hơn.
Dù không nguy hiểm cho sức khỏe tổng thể, nhưng việc chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh vảy nến da mặt là cần thiết để kiểm soát triệu chứng và hạn chế tác động của bệnh đối với cuộc sống hàng ngày. Nhất là đối với các trường hợp vảy nến ở vùng da xung quanh mắt, mũi hoặc miệng vì vi khuẩn có thể tiếp cận và tấn công các cơ quan khác.
Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh vảy nến da mặt hoặc có bất kỳ triệu chứng lạ nào trên da mặt, hãy tham khảo bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia y tế có chuyên môn về bệnh da liễu để được tư vấn và điều trị đúng cách.
Các hướng điều trị phổ biến khi bị vảy nến trên da mặt
Điều trị cho bệnh vảy nến vùng mặt có thể khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm và tình trạng sức khỏe của từng nhóm đối tượng. Dưới đây là thông tin chi tiết hơn về cách điều trị cho một số nhóm đối tượng phổ biến:
Hướng điều trị phổ biến khi bị vảy nến vùng mặt
Nhìn chung, khi bị vảy nến da mặt, các bác sĩ thường yêu cầu việc sử dụng thuốc có chứa các thành phần làm dịu, kháng khuẩn và kiểm soát các triệu chứng trên bề mặt. Cụ thể như sau:
- Corticosteroid: Có hai loại corticosteroid được sử dụng trong điều trị vảy nến là corticosteroid bôi ngoài da và corticosteroid dạng uống. Trong trường hợp vảy nến mức độ nhẹ, bác sĩ thường sẽ kê đơn corticosteroid dạng cream với nồng độ thấp hoặc trung bình để bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Đối với tình trạng bệnh nặng hơn hoặc không đáp ứng với corticosteroid bôi ngoài da, có thể sử dụng corticosteroid dạng uống như prednisone. Tuy nhiên, dùng corticosteroid dạng uống trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, việc sử dụng loại thuốc này cần được giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ.
- Retinoid: Tretinoin là loại retinoid thường được sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến da mặt ở người trưởng thành. Tretinoin giúp giảm sự hình thành của các đốm vảy trên da, kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và tăng cường hoạt động tái tạo tế bào da. Ngoài tretinoin, các retinoid khác như tazarotene cũng có thể được sử dụng trong trường hợp cần thiết.
- Chất chống viêm không steroid (NSAIDs): Diclofenac là một chất chống viêm không chứa steroid được kê đơn và sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh vảy nến da mặt. Loại thuốc này thường có dạng gel hoặc kem dùng để bôi ngoài da, có chứa diclofenac mang đến hiệu quả giảm viêm và ngứa.
- Calcipotriene: Calcipotriene là một hoạt chất được dẫn xuất từ vitamin D3, có tác dụng giảm tăng sinh tế bào da khỏe mạnh, góp phần hỗ trợ điều trị vảy nến. Loại thuốc này được sử dụng dưới dạng kem hoặc dung dịch và thường không gây tác dụng phụ nghiêm trọng.
- Calcineurin inhibitors: Tacrolimus và pimecrolimus là hai chất ức chế calcineurin thường được sử dụng khi các loại thuốc khác không hiệu quả. Những loại thuốc có chứa thành phần này được cho là có thể giúp kiểm soát viêm và ngứa trên da mặt. Tuy nhiên, giống như với các retinoid, việc sử dụng chất ức chế calcineurin cũng cần được giám sát chặt chẽ để tránh các tác dụng phụ tiềm tàng.
- Ánh sáng laser: Ánh sáng laser có thể được sử dụng để giảm triệu chứng và cải thiện tình trạng da mặt. Quy trình điều trị bằng laser sẽ được thực hiện bởi chuyên gia y tế có chuyên môn về việc sử dụng công nghệ laser trong điều trị da liễu.
Cách điều trị bệnh vảy nến cho các trường hợp đặc biệt
Trong những trường hợp có sự khác biệt về độ tuổi, cơ địa và tình trạng sức khỏe. Các bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp hơn. Chẳng hạn như:
Trẻ em và các bạn trong độ tuổi dậy thì:
Điều trị dịu nhẹ: Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, điều trị bệnh vảy nến thường được tiến hành một cách cẩn trọng. Bởi thời điểm này sức đề kháng của cơ thể chưa hoàn thiện và làn da tương đối mỏng yếu, nhạy cảm. Cần áp dụng cách điều trị nhẹ nhàng hơn để đảm bảo an toàn và không gây tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Các hoạt chất chống viêm như không chứa steroid, calcipotriene, hoặc corticosteroid nồng độ thấp thường được chỉ định để giảm triệu chứng trên da.
Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú:
- Tránh sử dụng các loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh bất kể là thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da. Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được cung cấp giải pháp an toàn nhất.
- Trong trường hợp bệnh vảy nến da mặt nặng và cần điều trị, việc sử dụng thuốc cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát cẩn thận của bác sĩ. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích của việc điều trị và nguy cơ cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.
Điều trị vảy nến da mặt cho người già:
- Người già thường có làn da lão hóa, mỏng hơn và dễ bị tổn thương hơn. Vì vậy điều trị vảy nến vùng mặt cần phải dịu nhẹ và cẩn thận. Các loại thuốc chứa corticosteroid nhẹ và chất chống viêm không steroid thường được ưa chuộng trong điều trị bệnh vảy nến da mặt ở người già.
Những người có bệnh lý liên quan:
- Trong trường hợp có các bệnh lý liên quan như viêm khớp dạng thấp, bệnh tự miễn dịch hoặc bệnh tim mạch, việc điều trị cần được thực hiện cùng với việc điều trị bệnh nền. Điều này có thể bao gồm sử dụng các thuốc hệ miễn dịch để kiểm soát bệnh lý liên quan.
Bài viết được tham vấn bởi Bác sĩ Phạm Thu Phương – Bác sĩ chuyên khoa da liễu tại Phòng khám quốc tế Mega Gangnam
Mỗi trường hợp vảy nến da mặt là độc nhất và cần có phác đồ điều trị tùy chỉnh dành riêng cho từng bệnh nhân. Việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia y tế có chuyên môn về bệnh da liễu là rất quan trọng để xác định phương pháp điều trị tốt nhất cho từng trường hợp cụ thể. Nếu bạn đang cần được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng bệnh của mình, có thể liên hệ trực tiếp với Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để gặp gỡ các chuyên gia và bác sĩ hàng đầu!
Tham khảo thêm các bài viết của chuyên gia da liễu về nguyên nhân, cách điều trị các bệnh lý về da thường gặp khác:
Chàm da mặt là gì? Điều trị bằng cách nào không để lại sẹo thâm?
Bệnh lý Viêm da mặt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Những cách chăm sóc da hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện bệnh lý vùng mặt:
Quy trình chăm sóc da mặt trong 1 tuần để có làn da đẹp và khỏe
Hướng dẫn Chăm sóc da đúng cách từ A đến Z: 9+ bước chăm sóc da ban ngày và ban đêm