Các loại sẹo trên mặt và những phương pháp trị liệu an toàn
Các sang chấn, tổn thương trên bề mặt da dẫn đến sự xuất hiện của các vết sẹo. Tùy vào từng nguyên nhân, hình dạng phát triển mà chúng ta có thể phân biệt loại sẹo trên mặt. Việc điều trị sẹo có thể gặp nhiều khó khăn, nhất là với các trường hợp sẹo lõm nặng, sẹo phì đại… Ngay khi da mặt có biểu hiện hình thành sẹo cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được thăm khám và có chỉ định điều trị tốt nhất!
Điều trị sẹo không phải là một quá trình dễ dàng nếu chúng ta không nắm rõ những thông tin cơ bản nhất. Sự mơ hồ và thiếu kiến thức có khả năng khiến cho da mặt bị tổn thương nặng nề hơn rất nhiều. Tốt hơn hết, hãy bắt đầu từ việc xác định loại sẹo mà mình gặp phải, nguyên nhân hình thành và thời gian bắt đầu trị liệu. Mặc dù đó chỉ là những thông tin đơn giản nhưng có ý nghĩa tương đối quan trọng, giúp bạn khắc phục triệt để các vết sẹo nhanh hơn. Dưới đây là những cách trị sẹo trên mặt đã được kiểm chứng bởi các bác sĩ da liễu, chuyên gia thẩm mỹ hàng đầu!
Sẹo trên mặt và những cách điều trị phổ biến nhất
Cơ chế hình thành sẹo trên da
Những vết sẹo tồn tại trên bề mặt da mà chúng ta có thể quan sát được bằng mắt thường là kết quả của một quá trình phức tạp với mục đích tái tạo làn da. Điều này ảnh hưởng khá nhiều bởi môi trường sống, cách chăm sóc vết thương và cơ địa của mỗi người. Nghiên cứu cơ chế hình thành sẹo trên da mặt giúp chúng ta sớm tìm ra hướng ngăn ngừa và điều trị hiệu quả.
Các giai đoạn phát triển của vết thương và cơ chế hình thành sẹo
Giai đoạn 1: Da bị viêm
Sau khi da mặt hình thành vết thương, cơ chế hoạt động tự nhiên của cơ thể nhanh chóng kích thích quá trình làm lành vết thương. Bên cạnh hiện tượng gây đông đông máu, một số hoạt chất cũng được điều động để ngăn chặn hiện tượng hư hại của tế bào hay sư xâm nhập của các vi khuẩn gây hại lên bề mặt da. Các tế bào mới hình thành giúp vết thương khô lại, tránh tình trạng tổn thương sâu hơn.
Những vết thương tại chỗ có sự xuất hiện của các lớp vảy dựa trên cơ chế bảo vệ da của các hệ cơ quan bên trong. Nhiều bạn không để ý đến quá trình này mà có xu hướng tự bóc vảy, chính điều này đã kích thích khiến những vết sẹo lớn hơn. Với những tổn thương càng lớn thì hiện tượng đóng vảy diễn ra càng lâu, tuy nhiên bạn không nên can thiệp cho đến khi nó tự bong ra.
Giai đoạn 2: Xây dựng tế bào liên kết
Những tế bào liên kết trên da bắt đầu thực hiện quá trình phân chia và tăng trưởng nhanh về số lượng trong khoảng thời gian từ 3-14 ngày. Các collagen và nhiều loại protein tự nhiên được tạo ra giúp da nhanh lành hơn, các mô liên kết trở nên ổn định, cho thấy sự hồi phục đáng kể của tế bào. Với những vết thương đóng vảy thì khả năng cao là chúng sẽ khô lại và tự rụng nếu được giữ ẩm, chăm sóc đúng cách với các loại kem kháng sinh.
Giai đoạn 3: Tăng sinh
Thời kỳ tăng sinh của tế bào sau khi tổn thương thường kéo dài khoảng 1 tháng hoặc hơn nữa nếu da mặt bị tổn thương nặng. Các nguyên bào sợi thực hiện chức năng tăng sinh ở lớp trung bì nhanh chóng kích thích quá trình sản xuất collagen, giúp miệng vết thương nhanh khép lại, hệ thống các mao mạch cũng được điều động để đảm bảo làn da mới hình thành đảm bảo đầy đủ các sắc tố cần thiết.
Cơ chế sản xuất collagen cùng với sự hình thành mao mạch trong giai đoạn tăng sinh nếu gặp phải vấn đề bất thường nào đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vết sẹo trên bề mặt da. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà mức độ, khả năng sẹo xuất hiện cũng khác nhau. Theo các chuyên gia, nên bắt đầu chăm sóc da mặt từ thời điểm này để hiệu quả làm mờ sẹo được tốt nhất.
Giai đoạn 4: Tái tạo
Thời kỳ tái tạo là lúc mà các vết thương đã khép miệng, lành hẳn, không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu hở, hay chảy máu nào. Đây cũng là lúc mà các đặc điểm của sẹo trên bề mặt da trở nên rõ rệt. Tình trạng tích tụ mô xơ liên kết sẹo vẫn liên tục diễn ra trong thời điểm này cho đến khoảng 2 năm sau đó. Đặc biệt, quá trình tạo sẹo diễn biến mạnh mẽ nhất là trong khoảng từ 1-3 tháng đầu tiên. Điều này có ý nghĩa quyết định phần lớn đến kích thước, độ sâu của các mô sẹo.
Phân loại các nhóm sẹo trên da mặt
Sẹo xuất hiện trên bề mặt da thuộc nhiều hình thái khác nhau. Căn cứ vào các đặc điểm nhận dạng có thể giúp chúng ta xác định tổn thương đang giữ ở mức nào. Điều trị bằng phương pháp nào thì phù hợp. Một số dạng sẹo phổ biến và dễ gặp nhất bao gồm:
Các loại sẹo thường gặp trên da mặt
Sẹo thường: Những vết thương trên da do các vết cắt nhỏ thường khép miệng rất nhanh và có khả năng hình thành sẹo thường. Sau khi bong vảy, sẹo thường khá mờ, màu sắc nhạt và tương đối bằng phẳng khi so sánh với bề mặt da. Ban đầu, sẹo có thể diễn biến thành những màu sắc quá đậm hoặc quá nhạt do ảnh hưởng của sắc tố da. Dạng sẹo này thường không biến mất ngay mà cần một khoảng thời gian dài để ổn định và bình ổn nếu thực hiện đúng phương pháp trị liệu. Loại sẹo thường sẽ không gây đau nhức nhưng có khả năng dẫn đến hiện tượng ngứa ngáy trong khoảng vài tháng đầu tiên.
Sẹo lồi: Sự xuất hiện của sẹo lồi bắt nguồn từ việc quá trình tăng sinh collagen trên bề mặt da diễn ra vượt mức cho phép tại vị trí xuất hiện vết thương. Sau khi lành lại, cơ chế hoạt động của các mô liên kết liên tục tăng lên khiến cho vết thương dù đã lành vẫn có nguy cơ phát triển thành những mô sẹo lồi. Màu sắc của các vết sẹo lồi khá dễ nhận diện với màu đỏ hoặc tím và nhạt dần theo thời gian. Sẹo lồi đa phần gây đau và ngứa da khi mới hình thành. Đồng thời, có khả năng dẫn đến hiện tượng căng cơ nếu tiếp giáp với các vị trí gần với khớp xương. Các bác sĩ đều nhận định điều trị sẹo lồi là khó khăn và tốn nhiều thời gian thực tế nhất.
Sẹo phì đại: Tương tự như cơ chế hình thành các vết sẹo lồi, hiện tượng sẹo phì đại gây ra bởi quá trình sản xuất dư thừa collagen của cơ thể. Mặc dù vậy, lượng collagen gây sẹo phì đại thường không cao như sẹo lồi, chúng hiếm khi vượt ra khỏi ranh giới mà vết thương xuất hiện. Sẹo phì đại thường có màu đỏ, xuất hiện sớm, phát triển mạnh nhất trong khoảng 6 tháng đầu tiên. Theo thời gian, những đặc điểm của sẹo phì đại giảm đi rõ rệt, bằng phẳng và nhạt màu hơn trong thời gian khoảng vài năm. Thực tế là loại sẹo này ít gặp hơn so với những nhóm sẹo khác nhưng nó lại gây nên ảnh hưởng lớn nhất cho ngoại hình do hình dáng kỳ lạ.
Sẹo rỗ: Sẹo rỗ cũng là một trong những nhóm sẹo phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là ở khu vực da mặt. Tình trạng mụn viêm hoặc một vài bệnh lý là nguyên nhân lớn nhất khiến sẹo lõm xuất hiện. Các bác sĩ nhận định sẹo lõm thường quy tụ thành các đám nhỏ, khiến làn da sần sùi, thiếu sức sống. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây sẹo mà chúng ta có thể chia thành các nhóm nhỏ hơn bao gồm sẹo chân tròn, sẹo chân vuông, sẹo đá nhọn. Trái ngược với sẹo lồi, sự thiếu hụt tế bào liên kết collagen và các elastin khiến bề mặt da không được làm đầy, tạo ra những vùng lõm lớn trên da.
Sẹo co rút: Sẹo co rút là những tổn thương khá lớn chủ yếu hình thành do các tai nạn vật lý hay bỏng bởi nhiều nguyên nhân. Sự xuất hiện của sẹo gây nên hiện tượng co rút, căng cơ, ảnh hưởng nhiều đến khả năng di chuyển, vật động, nhất là các khu vực gần khớp xương, mô cơ. Mức độ nguy hiểm của loại sẹo này cũng được báo động bởi chúng có khả năng ăn sâu vào bên trong và làm tổn thương dây thần kinh.
Tổng hợp những nguyên nhân chính gây sẹo
Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân trực tiếp gây sẹo hoặc ảnh hưởng đến quá trình hình thành sẹo trên da. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các đặc điểm của sẹo trên da mặt. Đó có thể là những yếu tố về cơ địa, môi trường hay bất kỳ nguyên nhân nào khác, chính vì vậy chúng tôi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ để gửi tới bạn những thông tin dưới đây:
Nặn mụn sai cách có thể khiến sẹo xuất hiện trên mặt
- Nhiễm khuẩn trên bề mặt da trong quá trình làm lành vết thương hoặc các dị vật khiến tổn thương sâu hơn, bội nhiễm nặng. Đó có thể là tóc, các u hạt hoặc bụi bẩn bên ngoài.
- Hình thành sẹo do cơ địa hoặc các đặc tính di truyền. Một số người có khả năng ít bị sẹo hơn do hoạt động của collagen ở mức ổn định, giúp phục hồi vết thương tốt hơn trong khi có một số người bẩm sinh đã dễ bị sẹo dù cho đó là vết thương nhỏ nhất.
- Vết thương xuất hiện trên bề mặt da nhưng không được xử lý đúng cách tại thời điểm mới hình thành. Không có biện pháp xử lý hoặc tình trạng căng da kéo dài, kỹ thuật không phù hợp tầng giải phẫu có thể khiến sẹo trên da diễn biến nhanh hơn.
- Một số loại mụn được đề xuất loại bỏ phần nhân trước khi tiến vào bước điều trị sẹo. Tuy nhiên, trong quá trình nặn nếu không đúng cách có thể khiến da bị tổn thương nặng hơn, vi khuẩn xâm nhập, gây ra các vết sẹo lõm, sẹo rỗ.
- Chế độ ăn uống bất hợp lý, bao gồm các loại thực phẩm có khả năng khiến mô sẹo phát triển quá mức như thịt gà, đồ nếp, thịt bò, rau muống, hải sản… có khả năng khiến mụn phát triển lớn hơn.
Điều trị sẹo có kích thước quá lớn bằng cách nào?
Đối với những trường hợp sẹo nhỏ, sẹo thâm và không quá nổi bật, các bác sĩ có thể sẽ đề xuất việc điều trị bằng thuốc bôi ngoài da hoặc kháng sinh đường uống nếu người bệnh có những biểu hiện nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đề xuất điều trị bằng các loại máy móc công nghệ, tuy nhiên phải phụ thuộc vào quyết định của bác sĩ. Trong trường hợp sẹo có kích thước lớn, tổn thương sâu thì những giải pháp công nghệ cao là điều vô cùng cần thiết và cần được áp dụng sớm.
Kết quả thu được sau quá trình điều trị sẹo đúng cách
Phương pháp phẫu thuật
Đây là giải pháp hàng đầu cho các bạn đang phải đối mặt với tình trạng sẹo lồi hoặc các loại sẹo lâu năm, có các mô bị xơ hóa, phát triển rõ rệt. Quá trình này sẽ thực hiện các thủ thuật chuyên sâu nhằm loại bỏ phần mô da dư thừa và không bằng phải, tạo ra những vết sẹo mới và kiểm soát nó để mức độ ảnh hưởng ở mức thấp nhất. Theo các chuyên gia, phương pháp này có khả năng làm giảm các vết sẹo đến mức tối đa và có khả năng cao sẽ không gây hình thành sẹo mới.
Áp dụng liệu trình phẫu thuật đồng nghĩa với việc bạn phải chấp nhận sự can thiệp của dao kéo và các thiết bị chuyên dụng. Có một số tác dụng phụ không mong muốn có khả năng xảy ra nếu cơ địa yếu và cách chăm sóc hậu phẫu không tốt điển hình như cảm giác đau đớn, nhiễm trùng, vết thương hình thành mủ…
Tiêm corticosteroid vào vùng da bị sẹo
Tiêm corticosteroid được chỉ định và nằm trong kế hoạch điều trị những loại sẹo có mô phát triển ra bên ngoài như sẹo lồi, sẹo phì đại… Sau khi các hoạt chất quan trọng được đưa vào vị trí sẹo, các mô chứa tế bào xơ hóa được thu nhỏ một cách đáng kể. Tuy nhiên, việc điều trị bằng phương pháp tiêm cần tiến hành thành nhiều đợt khác nhau, thời gian phụ thuộc vào bác sĩ trị liệu. Đối với những người bệnh bị sẹo có kích thước lớn, có thể cần tới ít nhất 4 đợt trị liệu để đạt được hiệu quả như mong đợi.
Theo các báo cáo thống kê, sau khoảng 2-3 mũi tiêm đầu tiên, các loại sẹo lồi ra trên bề mặt có xu hướng suy giảm các dấu hiệu bất thường cả về kích thước lẫn các sắc tố. Nếu áp dụng đúng thời gian và theo phác đồ trị liệu đã đề ra, khả năng làm giảm thương tổn, sự xuất hiện của mô sẹo có thể đạt được trong khoảng 60-80%. Mặc dù vậy, các thành phần được tiêm vào cơ thể có khả năng bị đào thải sau khoảng 5-7 năm và rất có thể các vết sẹo sẽ quay lại. Do vậy, phương pháp tiêm thường phải kết hợp với một số giải pháp hiện đại và ưu việt hơn.
Điều trị bằng laser
Laser là phương pháp tối ưu, được chỉ định cụ thể cho nhiều loại sẹo, bao gồm cả sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo đại phì. Công dụng của các tia sáng cường độ cao được chiếu trực tiếp vào các khu vực da bị sẹo, phá hủy các mô thương tổn lâu ngày và tái tạo bề mặt da cực tốt. Tùy thuộc vào loại hình sẹo, thời gian xuất hiện trên da, các bác sĩ sẽ chỉ định loại hình tác động tổn thương sâu và vi mạch máu hay chỉ thực hiện ở các lớp da bên ngoài. Kỹ thuật laser trị sẹo ngày nay càng được cải tiến để hạn chế đến mức tối đa tổn thương, giúp da khỏe mạnh, mịn màng hơn.
Mặc dù vậy, các chuyên gia khuyến cáo trị sẹo bằng laser có thể gặp phải một số tác dụng phụ hoặc biến chứng thường gặp chẳng hạn như tấy đỏ, sưng viêm, vết sẹo tổn thương sâu hơn do không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
Xạ trị
Đây là liệu trình cuối cùng được đề xuất nếu các giải pháp trị liệu khác thất bại hoặc không đạt được hiệu quả như mong muốn. Xạ trị là kỹ thuật công nghệ cao với tính ứng dụng rộng rãi, phù hợp với nhiều loại sẹo. Giải pháp trị liệu này cũng có khả năng hạn chế sự quay trở lại của các vết sẹo trên da so với những loại hình phẫu thuật khác. Một số trường hợp sẽ được bác sĩ yêu cầu xạ trị sau khi vết thương hình thành nhưng đa phần xạ trị sau phẫu thuật sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
Bên cạnh những phương pháp đã gửi tới bạn đọc ở trên, có một giải pháp cũng được gợi ý cho mục đích trị sẹo trên mặt chẳng hạn như áp lạnh, là sẹo, tiêm chất làm đầy… Trước khi chắc chắn nên lựa chọn giải pháp nào nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực da liễu để có lựa chọn đúng đắn.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về những cách trị sẹo trên mặt theo gợi ý của bác sĩ da liễu. Mọi thông tin chi tiết về các dịch vụ vui lòng liên hệ Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và giải đáp ngay!
Các bài viết liên quan
- Sẹo trắng là gì? Có dễ điều trị hay không?
- 1 CC HA Collagen bao nhiêu tiền? Có nên cấy HA Collagen không?
- Tiêm filler làm đầy sẹo lõm hiệu quả như thế nào? Duy trì bao lâu?
- Hướng dẫn cách chọn máy trị sẹo phù hợp cho từng vấn đề da
- Bôi nghệ tươi trị sẹo khi nào nhanh khỏi?
- Sẹo rỗ hình thành như thế nào? Điều trị được không?
- Trị sẹo rỗ bao nhiêu lần thì hết và cách nào tốt nhất?
- Contractubex có tác dụng gì? Công dụng và hiệu quả thực tế
- Exosome Therapy – Công nghệ liệu pháp Exosomes trong làm đẹp
- Lăn kim điều trị sẹo lõm có tốt không? Hiệu quả như thế nào?