Sẹo rỗ hình thành như thế nào? Điều trị được không?
So với các loại sẹo khác, những vết sẹo rỗ có phần khó điều trị hơn vì hiện tượng da bị lõm xuống so với bề mặt. Thông thường, các vết sẹo rỗ thường khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn do khả năng tăng sinh tế bào không đủ để phục hồi và lấp đầy làn da sau khi bị tổn thương. Nhưng nếu thật sự hiểu rõ sẹo rỗ hình thành như thế nào và nguyên nhân chính là gì, chúng ta có thể sớm tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả hơn!
Sẹo rỗ hình thành như thế nào?
Các bác sĩ da liễu khẳng định sẹo rỗ hình thành do các rối loạn trong quá trình tự phục hồi của cơ thể sau khi da bị tổn thương. Thông thường, khi bề mặt da bị trầy xước, chảy máu hoặc viêm nhiễm cơ thể sẽ sản sinh ra các protein collagen cùng với elastin để sửa chữa vết thương và đưa làn da về trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, nếu lượng collagen sản sinh quá ít so với nhu cầu thực tế hoặc không được phân bố đều, chúng sẽ làm cho vùng da này bị biến dạng hay nói cách khác là phục hồi không đúng cách, dẫn đến xuất hiện sẹo rỗ. Sẹo rỗ là một loại sẹo lõm, có đáy sâu hơn mặt da, do đó khó có thể khô lấp đầy được, đó cũng là lý do mà sẹo rỗ khó điều trị.
Để hiểu rõ hơn nữa về cơ chế hình thành sẹo rỗ, cần hiểu thêm về quá trình các giai đoạn phát triển từ khi da bị thương cho đến lúc xuất hiện vết sẹo.
Giai đoạn viêm: Khi da bị tổn thương, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng bằng cách gây viêm nhằm ngăn chặn sự thâm nhập, tấn công của vi khuẩn, virus, nấm trên bề mặt vào các tầng da phía dưới. Lúc này, làn da sẽ có biểu hiện sưng đỏ, đau rát và ngứa ngáy dữ dội kéo dài trong khoảng vài ngày. Cũng trong khoảng thời gian da bị viêm, các tế bào miễn dịch sẽ di chuyển đến vùng da bị thương và tiết ra các chất histamine, cytokine, prostaglandin nhằm kích thích sự tăng sinh của các tế bào sợi, chẳng hạn như fibroblast. Từ đó, sản sinh ra collagen và các thành phần khác của mô liên kết.
Giai đoạn tăng sinh: Khi giai đoạn viêm kết thúc chúng ta có thể nhận thấy cảm giác đau rát, nhức nhối những ngày qua dần dịu đi. Cùng với đó, cơ thể sẽ bắt đầu quá trình tăng sinh để sửa chữa vết thương trong khoảng 2 đến 3 tuần. Trong giai đoạn này, các tế bào sợi cụ thể là fibroblast, sẽ bắt đầu thúc đẩy sản sinh collagen và các thành phần khác của mô liên kết, như elastin, glycosaminoglycan mạnh mẽ hơn. Các thành phần này sẽ tạo thành một lớp mô mới gọi là mô granulation, có màu đỏ tươi và chứa nhiều mạch máu. Mô granulation nhanh chóng làm nhiệm vụ lấp đầy vết thương, tạo điều kiện cho lớp biểu bì mới xuất hiện. Tuy nhiên, nếu trong thời điểm này lượng collagen sản sinh không phân bố đồng đều hoặc quá ít sẽ làm cho da bị biến dạng và tạo thành sẹo rỗ.
Giai đoạn tái cấu trúc: Giai đoạn tăng sinh kết thúc cũng là lúc các tế bào da bước vào quá trình tái cấu trúc để cải thiện chất lượng của da. Giai đoạn này bắt đầu từ tuần thứ 3 sau khi da bị tổn thương và có thể kéo dài trong nhiều tháng cho đến 2 năm. Thời điểm này, cơ thế vẫn tiếp tục sản sinh collagen nhưng với tốc độ chậm hơn. Các thành phần này sẽ được sắp xếp lại theo một cấu trúc mới dựa trên sự phát triển của mô sẹo nên thường có màu trắng hoặc hồng nhạt và ít chứa mạch máu. Mô sẹo có tác dụng bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường, nhưng không thể tái tạo lại các chức năng của da bình thường và làm bộc lộ rõ nhược điểm của da.
Có thể ngăn chặn sẹo rỗ phát triển được hay không?
Căn cứ vào những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp thì việc kiểm soát sự phát triển của sẹo rỗ hoặc làm cho các vết sẹo mới hình thành mờ nhạt hơn hoàn toàn là điều khả thi. Tuy nhiên, cần tuân thủ theo một số nguyên tắc quan trọng như sau:
Ngăn ngừa và điều trị mụn nhanh chóng: Mụn trứng cá và các loại mụn chứa dịch là nguyên nhân chính gây ra sẹo rỗ. Do điều điều trị mụn nhanh chóng và hiệu quả là cách tốt nhất để ngăn ngừa sẹo hình thành và phát triển. Khi bị mụn, cần chăm sóc da đúng cách, giữ vệ sinh và dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ. Tránh sử dụng mỹ phẩm, các sản phẩm có khả năng gây kích ứng hoặc tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian bị mụn. Tuyệt đối không nặn mụn, cào cấu lên vết mụn vì điều này làm tăng nguy cơ xuất hiện sẹo rỗ. Nếu mụn đã để lại sẹo lõm, chúng ta cần điều trị sẹo rỗ càng sớm càng tốt, trước khi sẹo rỗ trở nên cứng và sâu hơn.
Giảm thiểu sự viêm nhiễm và tăng sinh của da: Sẹo rỗ hình thành chủ yếu trong giai đoạn viêm và tăng sinh của các tế bào da. Nên nếu chúng ta chú trọng đến việc chăm sóc và điều trị vết thương từ sớm thì khả năng để lại sẹo rỗ sẽ thấp hơn. Cách đơn giản nhất là giữ cho vết thương luôn sạch sẽ, khô ráo, tránh nhiễm trùng, luôn vệ sinh bằng nước muối sinh lý. Nếu vết thương lớn hơn 1mm thì cần sử dụng các loại kem hoặc gel chống viêm, chống tăng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, trong thời gian này cũng cần tránh các tác động bên ngoài có thể kích thích sự viêm nhiễm và tăng sinh của da như cào cấu, cạo râu, tẩy lông…
Tăng khả năng tái cấu trúc bề mặt da: Việc tăng cường hoạt động tái cấu trúc và tái tạo tế bào da của da hỗ trợ đáng kể cho việc ngăn chặn sẹo rỗ. Chúng ta cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để thúc đẩy sản sinh collagen cho da như vitamin C, vitamin E, vitamin A, kẽm. Nên sử dụng thêm các loại kem hoặc gel bôi ngoài da thúc đẩy việc chữa lành và phục hồi làn da tốt hơn như retinol, alpha hydroxy acid, beta hydroxy acid…
Thời điểm vàng để bắt tay vào việc điều trị sẹo rỗ là khi nào?
Nếu đã xuất hiện sẹo rỗ, thì thời điểm tốt nhất để bắt tay vào việc điều trị là khi nào? Câu trả lời của chúng tôi là càng sớm càng tốt. Điều này cũng có nghĩa đó là khi vết sẹo rỗ mới hình thành và đang ở trong giai đoạn tăng sinh, tái cấu trúc. Cụ thể là khoảng từ ngày thứ 3 trở đi khi vết thương không bị hở hay bất kỳ dấu hiệu sưng viêm, đỏ rát nào khác. Tuyệt đối không chờ đợi hay tự ý sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc mà nên thăm khám trực tiếp với bác sĩ da liễu để được đề xuất phương pháp an toàn và phù hợp nhất.
Đọc thêm: Tại sao nên điều trị sẹo sớm? Thời điểm “vàng” cho làn da sạch sẹo
Điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp nào cho hiệu quả tốt nhất?
Để điều trị sẹo rỗ hiệu quả cần căn cứ vào khá nhiều vấn đề chẳng hạn như nguyên nhân gây sẹo, mức độ sẹo, loại sẹo và các yếu tố khác như phương pháp trị liệu, tình trạng cơ địa và khả năng đáp ứng của mỗi người. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các phương pháp điều trị sẹo rỗ ngày càng đa dạng và có thể cải thiện đáng kể sẹo rỗ nhẹ, trung bình cho đến nặng.
- Phương pháp nhẹ nhàng và đơn giản có thể áp dụng để điều trị sẹo rỗ mức độ nhẹ cho đến trung bình bao gồm các phương pháp như lăn kim, phi kim, peel da hóa học… Những phương pháp này có tác dụng kích thích sự sản sinh collagen và elastin, cải thiện độ đàn hồi và săn chắc của da, giúp cho các vết sẹo rỗ mới xuất hiện ít rõ ràng hơn. Mặc dù, những phương pháp này có mức chi phí thấp, ít gây ra phản ứng phụ nhưng cần điều trị nhiều lần và khó có thể đạt được hiệu quả như mong đợi với những vết sẹo chân sâu, sẹo lâu năm, quy mô rộng.
- Các phương pháp điều trị mạnh mẽ hơn bao gồm mài da vi điểm, bắn laser, bóc tách đáy sẹo, phẫu thuật… Những phương pháp này có tác dụng làm mờ sẹo nhanh chóng, nâng đỡ, cắt bỏ hoặc thay thế sẹo rỗ, làm cho sẹo rỗ gần như biến mất. Các chuyên gia đánh giá rất cao những phương pháp trị liệu can thiệp sâu như trên với hiệu quả lên đến 80-90%. Dẫu vậy, cần áp dụng việc trị liệu nhiều buổi, tốn kém chi phí và cần được thực hiện bởi các bác sĩ có trình độ cao. Bởi những phương pháp này có khá nhiều phản ứng phụ như đau, sưng, nhiễm trùng, thâm đỏ nếu không được thực hiện và chăm sóc đúng cách.
Tham khảo chi tiết: Trị sẹo rỗ bao nhiêu lần thì hết và cách nào tốt nhất?
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp câu hỏi sẹo rỗ hình thành như thế nào. Cùng với đó chúng tôi cũng muốn hướng dẫn cho các bạn đọc các hướng điều trị sau khi bị sẹo. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn cụ thể hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ!