Chuyên gia giải đáp dùng thuốc giảm mỡ trong trường hợp nào?

Khi đề cập đến các loại thuốc giảm mỡ có lẽ các bạn sẽ bị nhầm lẫn với những viên uống chức năng hỗ trợ giảm cân. Trên thực tế, có sự phân biệt nhất định giữa thuốc giảm mỡ được kê đơn và các dòng thực phẩm chức năng giảm cân. 

Nhìn chung, không phải trường hợp nào cũng được khuyến nghị sử dụng thuốc. Vậy nên, dù bạn đang cân nhắc giữa thuốc hay viên uống chức năng thuộc dạng giả dược thì cũng cần tham khảo những thông tin quan trọng ngay dưới đây! Bài viết này sẽ cung cấp thêm các bằng chứng khoa học về thuốc chỉ định giảm mỡ và gợi ý các phương pháp cải thiện tình trạng mỡ thừa trong cơ thể!

Thuốc hỗ trợ giảm mỡ là sản phẩm gì? Nên sử dụng khi nào?

Thuốc hỗ trợ giảm mỡ là sản phẩm gì? Nên sử dụng khi nào?

Thuốc giảm mỡ là gì?

Thuốc giảm mỡ là một khái niệm không rõ ràng nhưng chúng tôi có thể hiểu rõ mục đích của bạn khi tìm hiểu về loại thuốc này. Nhìn chung, đây là một loại dược phẩm nằm trong danh mục y tế, được thiết kế để giúp giảm cholesterol và mỡ trong cơ thể. Đặc biệt là cholesterol LDL (“xấu”) và triglyceride (chất béo trung tính). Mục tiêu chính của thuốc giảm mỡ là kiểm soát các yếu tố rủi ro liên quan đến bệnh tim mạch, hoạt động tuần hoàn máu và bảo vệ cơ thể trong một số trường hợp.

Hoạt lực của các loại thuốc giảm mỡ có thể khác nhau, nhưng chủ yếu xoay quanh các cơ chế như sau:

Một số loại thuốc có chức năng giảm cholesterol xấu và mỡ thừa trong mạch máu, nội tạng

Một số loại thuốc có chức năng giảm cholesterol xấu và mỡ thừa trong mạch máu, nội tạng

  • Giảm sản xuất cholesterol: Cholesterol tồn tại trong cơ thể chúng ta và đóng vai trò trung tâm trong hàng loạt quá trình sinh hóa. Tuy nhiên, khi nồng độ cholesterol tăng lên có nghĩa là mỡ trong máu quá nhiều chúng ta có thể đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng như đột quỵ, vỡ động mạch… Vậy nên với các trường hợp này, bác sĩ sẽ kê đơn uống thuốc giảm mỡ nhằm ức chế hoạt động của enzyme HMG-CoA reductase, làm giảm sản xuất cholesterol.
  • Tăng hoạt động của enzyme lipoprotein lipase: Đây là một loại enzyme đặc biệt, có chức năng thủy phân các chất béo trung tính. Thiếu loại enzyme này có thể góp phần làm cho lượng mỡ trong máu bị đẩy lên cao. Một số loại thuốc hỗ trợ giảm mỡ hiện này có thể làm tăng nồng độ  lipoprotein lipase, loại bỏ chất béo trong máu và một số cơ quan nội tạng. 
  • Giảm hấp thu cholesterol từ thực phẩm: Các loại thuốc chẳng hạn như Ezetimibe có thể mang đến lợi ích giảm mỡ. Thông qua việc ức chế một protein trong niêm mạc ruột, từ đó làm giảm hấp thu cholesterol từ thực phẩm vào máu. Đây là loại thuốc được kê đơn để giảm mỡ trong máu hỗ trợ điều trị một vài bệnh lý như béo phì, thừa cân…
  • Tăng hàm lượng cholesterol HDL (“tốt”): Một số loại thuốc hỗ trợ giảm mỡ trong máu như niacin có khả năng tăng hàm lượng cholesterol HDL trong máu. Điều này giúp loại bỏ các loại cholesterol gây bất lợi cho cơ thể, các mảng bảng trong thành mạch và tăng cường chức năng của hệ tim mạch.

Trên đây là thông tin về các loại thuốc hỗ trợ giảm mỡ trong máu và được áp dụng trong điều trị một số bệnh lý liên quan đến dư thừa mỡ trong cơ thể. Thành phần của từng nhóm thuốc có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ chế hoạt động và mục tiêu riêng. 

Cách bào chế cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào dạng thuốc, có thể là viên nén, viên uống, viên tan trong nước, dạng hạt, dạng siro, hay dạng tiêm. Một số loại thuốc giảm mỡ cần được sử dụng dưới dạng thuốc kê đơn, trong khi một số khác có thể mua tự do tại các cửa hàng dược phẩm dưới chỉ dẫn của bác sĩ. 

Những đối tượng được chỉ định dùng thuốc hỗ trợ giảm mỡ

Những đối tượng thường được chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm mỡ đã được đề cập ở trên. Có thể bao gồm những người có các yếu tố rủi ro cao về bệnh tim mạch, các tình trạng liên quan đến cholesterol cao và mỡ trong cơ thể. Dưới đây là những nhóm đối tượng cụ thể theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa:

Người có tiền sử bệnh lý tim mạch, mức chất béo trong cơ thể cao có thể được chỉ định dùng thuốc

Tiền sử bệnh lý tim mạch, mức chất béo trong cơ thể cao có thể được chỉ định dùng thuốc

  • Người có mức cholesterol LDL cao: Những người có mức cholesterol xấu (LDL) ở mức báo động có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ cao hơn so với bình thường. Do đó, các loại thuốc giảm mỡ như statin thường được chỉ định để giảm nồng độ cholesterol LDL trong cơ thể, kiểm soát các bệnh lý về tim mạch.
  • Người có mức chất béo trung tính cao: Mức chất béo trung tính, chất bẽo không bão hòa trong máu quá cao cũng được chứng minh có thể gây nên các bệnh lý về tim mạch. Một số loại thuốc giảm mỡ máu như fibrate và niacin có thể được sử dụng để kiểm soát tình trạng này.
  • Người có tiền sử các bệnh lý tim mạch: Các bệnh nhân đã từng trải qua những cơn đau tim, đau thắt ngực, hoặc nhồi máu cơ tim thường được chỉ định thuốc giảm mỡ để kiểm soát bệnh và giảm nguy cơ tái phát.
  • Người có tiền sử bệnh di truyền về cholesterol cao: Những người mà trong gia đình có tiền sử về các bệnh lý liên quan đến mức độ cholesterol xấu cao cũng cần được theo dõi chặt chẽ. Trong nhiều trường hợp, một số loại thuốc có thể được chỉ định để phòng ngừa bệnh tim mạch.
  • Người có các yếu tố nguy cơ khác: Các yếu tố khác như người hút thuốc lá, bệnh nền tiểu đường, béo phì, thừa cân quá mức cũng cần được lưu ý nhiều hơn. Với những trường hợp này, bác sĩ có thể xem xét việc chỉ định thuốc giảm mỡ để giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Quyết định sử dụng thuốc giảm mỡ cần dựa trên tình trạng sức khỏe, lịch sử bệnh lý và tình trạng lipid hiện tại của bệnh nhân. Vậy nên, bạn cần được kê đơn và chỉ định sử dụng thuốc giảm mỡ trong đa số các trường hợp. Không nên tự ý dùng thuốc bất kể bạn thuộc nhóm yếu tố nguy cơ hay đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng nào, nếu không muốn đối mặt với các tác hại đối với sức khỏe.

Các loại thuốc giảm mỡ phổ biến và tác dụng phụ khi tự dùng tại nhà

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại thuốc được kê đơn để hỗ trợ cho quá trình giảm mỡ trong cơ thể, chẳng hạn như: Xenical. Qsymia, Contrave, Bontril, Belviq… Đây đều là những loại thuốc phải có yêu cầu từ bác sĩ thì mới được sử dụng. Và thường chỉ phục vụ cho mục đích hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tim mạch (máu nhiễm mỡ), béo phì quá mức hoặc chống động kinh cho một vài trường hợp.

Các loại thuốc giảm mỡ cân được kê đơn để sử dụng

Các loại thuốc giảm mỡ cân được kê đơn để sử dụng

Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và xác định xem liệu loại thuốc đó có phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình hay không. Nếu vấn đề của bạn chỉ đơn giản là có nhiều (hơn mức bình thường) mỡ thừa trong cơ thể và không có các yếu tố rủi ro cao về bệnh tim mạch. Bác sĩ có thể đề xuất các chế độ ăn khoa học, tư vấn về lịch trình luyện tập phù hợp và lối sống lành mạnh. 

Nếu vẫn cố chấp sử dụng các loại thuốc giảm mỡ không theo chỉ định, rất có thể bạn sẽ gặp phải những vấn đề sau:

Tác dụng phụ: Các loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, từ những dấu hiệu nhẹ như buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu cho đến những hiện tượng nghiêm trọng hơn như phản ứng dị ứng, suy gan, suy thận, hoặc suy tim. Việc sử dụng thuốc mà không có sự giám sát của bác sĩ có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ và khó phát hiện kịp thời.

Tương tác thuốc: Nếu bạn đang sử dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc mà không được hướng dẫn bởi bác sĩ, có thể xảy ra tương tác xấu giữa các thuốc. Điều này có thể làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.

Không đạt hiệu quả mong muốn: Nếu không sử dụng thuốc đúng cách hoặc không theo đúng liều lượng, thuốc có thể không đạt được hiệu quả mong muốn trong việc giảm mỡ hoặc điều trị các vấn đề sức khỏe khác.

Nhìn chung, việc chúng ta quyết định tự dùng thuốc giảm mỡ với bất kỳ mục đích gì thì cũng không phải một lựa chọn đúng đắn. Điều này có thể biến vấn đề mà bạn đang gặp phải trở nên phức tạp hơn, khó điều trị hơn. Đồng thời, gây ra những triệu chứng bất thường khiến bác sĩ khó chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Điều đó, có thể trực tiếp khiến bạn đối diện với hàng loạt vấn đề, mất kiểm soát sức khỏe.  Do đó, việc sử dụng thuốc cần phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của bác sĩ. 

Tìm hiểu thêm: Có nên tin tưởng vào thuốc giảm mỡ bụng của Mỹ hay không?

Giảm mỡ trong cơ thể nên sử dụng sản phẩm gì?

Các loại thuốc giảm mỡ không phải lựa chọn tối ưu đối với các bạn có nhu cầu giảm mỡ nội tạng. Đó chỉ là một phương pháp trị liệu cho các bệnh nhân béo phì, thừa cân, tiểu đường có liên quan đến hiện tượng máu nhiễm mỡ, bệnh về tim mạch. Vậy nên, nếu muốn giảm mỡ nội tạng cách tốt nhất vẫn là ăn uống khoa học và rèn luyện mỗi ngày. Đối với những khu vực có phần mỡ hình thành rõ rệt như bụng, đùi, bắp tay nếu muốn giảm nhanh kích thước cũng có thể tham khảo các phương pháp thẩm mỹ.

Nếu không có tình trạng sức khỏe đặc biệt có thể dùng thực phẩm chức năng để hỗ trợ giảm mỡ

Nếu không có tình trạng sức khỏe đặc biệt có thể dùng thực phẩm chức năng để hỗ trợ giảm mỡ

Trong trường hợp bạn muốn tìm kiếm một sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ nội tạng, hãy cân nhắc đến những loại thực phẩm, viên chức năng được kiểm chứng và có chứa những hoạt chất sau:

  • Chất xơ: Đặc biệt là chất xơ tan trong nước, có khả năng giảm hấp thụ mỡ và cholesterol trong ruột và đào thải ra ngoài cơ thể. Điều đó góp phần tối ưu hiệu quả giảm mỡ nội tạng. Các nguồn chất xơ tốt bao gồm gạo lứt, lúa mạch, yến mạch, lạc tiên, đậu, quả mọng, rau xanh và hạt.
  • Omega-3: Omega-3 là một thành phần mà bạn nên cân nhắc trong chế độ dinh dưỡng giảm mỡ. Hoạt chất này có hiệu quả giảm mỡ có trong gan và nhiều cơ quan khác. Bạn có thể dùng dầu cá Omega-3 từ nguồn tự nhiên như cá hồi, cá thu hoặc dùng thực phẩm bổ sung chứa Omega-3.
  • Protein: Các nguồn protein tốt cho sức khỏe như thịt gà, cá, đậu, hạt và sản phẩm sữa ít béo có thể giúp giảm cảm giác đói và tăng cường cảm giác no lâu hơn. Từ đó giúp kiểm soát lượng calo tiêu thụ hàng ngày và hỗ trợ giảm cân.
  • Chất chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E và selen có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và cải thiện chức năng gan. Điều này góp phần cải thiện chức năng tiêu hóa, đào thải mỡ thừa và độc tố.
  • Trà xanh: Trà xanh tự nhiên chứa chất chống oxy hóa và caffeine tự nhiên, có thể giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và đốt cháy mỡ trong cơ thể. Khi được kết hợp cùng một chế độ luyện tập đúng cách, hiệu quả giảm mỡ sẽ càng tăng lên.
  • Chất béo không bão hòa: Chất béo không bão hòa có thể tìm thấy trong các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu hạt lanh và dầu hạt cải cúc. Chất béo này có khả năng giảm mỡ máu và cải thiện chức năng gan.

Tìm hiểu thêm: Viên uống giảm mỡ bụng: Lợi ích và tác hại đối với sức khỏe

Ngoài ra, còn có khá nhiều thành phần khác được ứng dụng trong các sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ. Mặc dù có thể mang đến hiệu quả tốt hơn những thành phần được chiết xuất từ tự nhiên như trên nhưng các hoạt chất này cũng bao gồm các tác dụng phụ. 

Do đó, cách tốt nhất là tìm kiếm các dòng thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm mỡ có nguồn gốc thực vật, đã qua kiểm chứng và được cấp phép bởi cơ quan chức năng. Không nên dùng thuốc giảm mỡ, thuốc ức chế cholesterol nếu không được chỉ định. Để biết thêm thông tin chi tiết về cách giảm mỡ cơ thể hãy liên hệ đến Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để gặp gỡ đội ngũ bác sĩ hàng đầu hiện nay!

Khám phá thêm thông tin về các phương pháp hỗ trợ giảm mỡ an toàn, hiệu quả nhất:

Thực đơn tăng cơ giảm mỡ cải thiện vóc dáng ấn tượng

Các bài tập Yoga tại nhà hỗ trợ giảm mỡ và nâng cao sức khỏe cho người mới bắt đầu

Chia sẻ ngay:
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds