[Giải đáp] Hôn nhiều có bị thâm môi không? Tại sao?
Da ở vùng môi khá mỏng và việc ma sát khi hôn có thể dẫn đến tình trạng trầy xước, môi bị thâm. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố chính khiến cho đôi môi bị thâm quá mức như nhiều người vẫn tưởng. Phần lớn nguyên nhân khiến môi xỉn màu, xuống cấp là do các tác động bên trong và bên ngoài. Vậy nên cần chú trọng chăm sóc môi và thực hiện thẩm mỹ khi cần thiết!
Hôn môi là hành động thể hiện tình yêu sâu sắc hoặc lễ nghi trong một vài nền văn hóa. Ở các quốc gia Châu Á, việc hôn môi thường khá kín đáo và riêng tư. Nhưng có một số quan điểm cho rằng hôn nhiều dễ khiến môi bị thâm. Sự thật có đúng là như vậy? Tham khảo bài viết này để được giải đáp hôn nhiều có bị thâm môi không!
Hôn nhiều có bị thâm môi không?
Hôn môi là cách thể hiện tình cảm gắn kết của nhiều cặp đôi. Tuy nhiên, việc hôn nhiều có thể gây ra một số ảnh hưởng xấu như khiến môi bị thâm, nhất là với những người sở hữu đôi môi mỏng. Dưới đây là một số nguyên nhân giải thích lý do môi bị thâm khi hôn nhiều:
- Da môi khá mỏng và nhạy cảm, phía dưới lại có nhiều mao mạch nên rất dễ bị thay đổi màu sắc. Hành động hôn nhiều có thể khiến cho da môi bị trầy xước, kích ứng khiến môi chuyển màu.
- Một trong những vấn đề chính khi hôn chính là hiện tượng mất độ ẩm. Hôn môi có thể làm mất nước từ da môi, dẫn đến tình trạng môi khô và nứt nẻ sau khi hôn. Việc mất độ ẩm cùng với các yếu tố khác làm tăng nguy cơ khiến môi bị thâm, đặc biệt là khi không dưỡng ẩm đúng cách.
- Ngoài ra, ma sát khi hôn cũng có thể làm tổn thương da môi. Quá trình hôn môi tạo ra một lực ma sát nhất định, đặc biệt là khi hôn mạnh. Ma sát không chỉ gây tổn thương bề mặt da mà còn có thể làm mất đi lớp biểu bì bảo vệ, làm tăng nguy cơ môi bị thâm.
Lý thuyết là như vậy nhưng tình trạng môi bị thâm do hôn không phổ biến và thường chỉ mang tính chất tạm thời. Đa số các trường hợp thâm môi đều xuất phát từ những nguyên nhân khác như:
- Thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích gây hại.
- Tác động của ánh nắng mặt trời, các thiết bị phát ra ánh sáng xanh làm tăng melanin.
- Bặm môi, liếm môi, cào cấu hoặc bóc vảy khi da có biểu hiện bong tróc, nứt nẻ, chảy máu.
- Dị ứng với thành phần có trong son môi, thực phẩm, đồ uống, kem đánh răng sử dụng hàng ngày.
- Hệ miễn dịch kém, sức đề kháng sụt giảm do thiếu chất, đặc biệt là thiếu máu và vitamin.
- Chế độ ăn uống không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết hoặc do cơ thể mất nước.
- Thay đổi nội tiết tố ở phái nữ khi dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh hoặc biến động hormone ở nam giới.
- Trong thời gian điều trị bệnh hoặc sử dụng một số thuốc kháng sinh, chống đông máu, thuốc trị bệnh khác.
Hướng dẫn cách chăm sóc ngừa thâm môi hiệu quả
Để hạn chế tình trạng thâm môi do hôn nhiều hoặc xuất phát từ những nguyên nhân trên. Cần chú trọng vào việc chăm sóc và bảo vệ cho đôi môi từ trong ra ngoài với những phương pháp cực kỳ đơn giản như sau:
Duy trì đủ nước và độ ẩm cho đôi môi:
Dưỡng ẩm là yếu tố quan trọng trong quá trình chăm sóc môi và ngăn chặn tình trạng thâm môi. Việc uống đủ lượng nước hàng ngày không chỉ thúc đẩy quá trình hydrat hóa của cơ thể, mà còn làm tăng cường độ ẩm cho đôi môi. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng môi chứa: dầu hạt nho, dầu hạt jojoba, vitamin E giữ cho môi mềm mại và ngăn chặn tình trạng khô nứt.
Thường xuyên tẩy tế bào chết cho môi:
Hoạt động tẩy tế bào chết là bước cần thiết để loại bỏ lớp biểu bì da chết nhiều khuyết điểm, kích thích tái tạo tế bào mới. Sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết nhẹ nhàng có chứa các hạt nhỏ hoặc thành phần như đường đen và dầu dừa để không chỉ loại bỏ tế bào da chết mà còn dưỡng ẩm cho môi. Đây cũng là cách làm giảm các hắc tố melanin tích tụ ở môi.
Bảo vệ môi trước tác động của tia UV:
Tác động của tia UV có thể làm mất nước dưới da, tích tụ nhiều melanin và gây thâm môi. Có thể bảo vệ môi bằng cách sử dụng son môi chứa các thành phần chống nắng hoặc dùng trực tiếp loại kem chống nắng dịu nhẹ trên môi. Cần lựa chọn sản phẩm với SPF đủ cao để đảm bảo sự bảo vệ hiệu quả.
Bổ sung đầy đủ sắt, collagen, vitamin:
Uống sắt giúp tăng lưu lượng máu và nâng cao hoạt động tuần hoàn, đảm bảo màu sắc tươi tắn cho đôi môi. Collagen hỗ trợ tăng sinh các mô liên kết, duy trì độ đàn hồi và kết cấu cho da môi. Bổ sung vitamin E và C giúp ngăn chặn quá trình oxi hóa, giảm thiểu tác động của các gốc tự do lên môi. Vậy nên nếu muốn cải thiện tình trạng môi thâm thì nên bổ sung các chất dinh dưỡng trên.
Sử dụng mặt nạ từ thiên nhiên để dưỡng môi:
Tự làm và sử dụng các loại mặt nạ dưỡng môi từ các nguyên liệu tự nhiên như mật ong, chanh, dầu oliu… là phương pháp tự nhiên giúp dưỡng ẩm, tái tạo và làm mềm mại môi. Áp dụng loại mặt nạ đơn giản này khoảng 1-2 lần mỗi tuần để giữ cho môi luôn trong tình trạng tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: 5+ Cách trị môi thâm an toàn với chi phí 0 đồng
Trị thâm môi hoàn toàn bằng phương pháp nào tốt?
Tình trạng môi bị thâm là vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải. Do đó, có khá nhiều phương pháp trẻ hóa đã ra đời với mục đích tái tạo lại màu môi hay thậm chí là cả dáng môi. Điển hình nhất chính là ba phương pháp: xăm môi, phun môi và bắn laser.
Phương pháp này sử dụng đầu kim xăm siêu nhỏ với mục đích xâm lấn, đưa mực tạo màu sâu bên trong tầng biểu bì dưới. Từ đó, thay đổi sắc của đôi môi theo ý muốn. Xăm môi có hiệu quả nhanh chóng, khả năng che vết thâm cực tốt và kéo dài được nhiều năm.Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại những rủi ro trong quá trình thực hiện như: nhiễm trùng, viêm nhiễm hoặc dị ứng. Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng xăm môi chỉ phù hợp với tình trạng môi thâm bẩm sinh, do cơ địa hoặc các tác động bên ngoài. Nếu xuất phát từ bệnh lý bên trong cơ thể thì không nên chọn xăm để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
- Phun môi:
Tương tự như phương pháp xăm môi, quá trình phun môi cũng được thực hiện bằng cách đưa chất tạo màu và một số thành phần khác vào môi để trị thâm và thay đổi màu sắc. Tuy nhiên, các thiết bị phun môi chỉ đưa màu vào tầng biểu bì nông phía trên, không xâm lấn sâu như xăm môi. Điều này giúp hạn chế cảm giác đau nhức, tạo ra màu sắc tự nhiên và cải thiện độ căng mọng hiệu quả. Phun môi cũng có nhiều rủi ro nếu không được thực hiện ở những cơ sở uy tín, chất lượng cao. Nên cần quan tâm nhiều hơn đến việc lựa chọn đơn vị thẩm mỹ.
- Laser:
Phương pháp này sử dụng các thiết bị mini phát ra tia laser để loại bỏ lớp da bị thâm phía trên và kích thích sản sinh tế bào mới. Laser có khả năng làm sáng hồng màu môi và cải thiện độ đàn hồi do khi tiếp xúc với laser, cơ thể tăng sinh collagen khá nhanh. Tuy nhiên, trị thâm môi bằng cách này cũng không an toàn tuyệt đối. Đa số mọi người sẽ gặp phải các phản ứng tiêu cực sau khi bắn laser như cảm giác đau rát, châm chích, sưng tấy hoặc bỏng môi. Để đảm bảo an toàn, cần lựa chọn cơ sở thẩm mỹ có thiết bị laser hiện đại và được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa có trình độ.
Chuyên gia gợi ý: Khử thâm môi bao nhiêu tiền? Bảng giá mới nhất
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp hôn nhiều có bị thâm môi không. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng để lại câu hỏi hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay lúc này!
Các bài viết liên quan
- Nam giới có nên xăm môi không? Xăm môi nam bao nhiêu tiền?
- Phun Môi Xí Muội: Ưu Điểm, Chi Phí, Quy Trình Thực Hiện Uy Tín
- Cấy môi sinh học là gì? Có nên thực hiện không?
- Môi tiêm filler có phun được không? Sau bao lâu thì lên màu đẹp?
- Môi bị nhăn nheo: Biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục
- Tiêm môi tều bằng filler có đẹp không? Ai nên thực hiện?
- Môi nhiều nếp nhăn vì sao? Cách trị nhăn môi hiệu quả
- Tiêm môi hỏng: Dấu hiệu nhận biết và khắc phục kịp thời
- Vì sao phun môi bị nhạt lòng môi? Mách bạn cách xử lý tốt nhất
- Điểm danh 7 Công nghệ phun môi mới nhất xu hướng 2025