Da em bé bị chàm khô có biểu hiện gì? Có tự khỏi hay không?

Chàm khô là bệnh lý da liễu có thể gặp phải ở mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ em. Tuy nhiên, bệnh chàm ở trẻ nhỏ thường khá phức tạp, liên quan nhiều đến yếu tố di truyền và cần được điều trị nhanh chóng để giảm triệu chứng bệnh, phòng ngừa các biến chứng về sau.

BÁC SĨ PHẠM THU PHƯƠNG
Cố vấn chuyên môn
BÁC SĨ PHẠM THU PHƯƠNG
Bác sĩ chuyên môn PKQT Mega Gangnam
Xem hồ sơ

Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải các bệnh lý về da, bao gồm cả bệnh chàm. Trong đó chàm ở trẻ nhỏ chủ yếu là loại chàm thể khô (tổn thương khô, bong vảy từ cấp tính đến mãn tính). Đây là bệnh lý khá phức tạp và các chuyên gia vẫn đang trong quá trình nghiên cứu chuyên sâu. Vậy có thể điều trị cho bé bị chàm khô hay không và bằng cách nào?

Các dấu hiệu nhận biết da em bé bị chàm khô và khuyến nghị của bác sĩ đối với cha mẹ

Các dấu hiệu nhận biết da em bé bị chàm khô và khuyến nghị của bác sĩ đối với cha mẹ

Nhận biết các dấu hiệu bé bị chàm khô

Chàm khô là bệnh lý da liễu mãn tính mang các đặc trưng của bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc. Bệnh chàm khô có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào từ trẻ nhũ nhi cho đến người trưởng thành, người cao tuổi. Dấu hiệu nhận biết khi mới mắc chàm khô chính là các vùng da khô cục bộ, bong vảy, bị đỏ, ngứa ngáy… Tuy nhiên, điều này tương đối khó phát hiện ở trẻ em vì nhiều lý do. Dưới đây là một số dấu hiệu cụ thể nhận biết da bé bị chàm khô theo từng giai đoạn:

Bé bị chàm khô dưới 6 tháng tuổi (sơ sinh)

Bệnh chàm khô ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở mặt, má, cằm, trán và da đầu. Với các biểu hiện như da cực kỳ đỏ (nhất là má). Sau giai đoạn đỏ chính là mụn nước, mụn vỡ ra và khô lại rồi đóng vảy. Vì cảm giác ngứa ngáy dữ dội nên các bé cũng quấy khóc nhiều hơn so với bình thường. 

Chàm khô ở trẻ từ 6-12 tháng tuổi (sơ sinh)

Ở giai đoạn này, bệnh chàm thường xuất hiện ở khuỷu tay và đầu gối của bé – những nơi dễ gãi hoặc chà xát khi bé tập bò. Nếu cha mẹ không phát hiện sớm và đưa đến bác sĩ da liễu, chàm có thể bị nhiễm trùng, phát ban, mụn nước, đóng thành những vảy sừng có màu vàng trên da. 

Bé bị chàm khô ở mặt trong giai đoạn sơ sinh với biểu hiện đỏ da, bong tróc, ngứa ngáy

Bé bị chàm khô ở mặt trong giai đoạn sơ sinh với biểu hiện đỏ da, bong tróc, ngứa ngáy

Bệnh chàm khô ở trẻ từ 2 – 5 tuổi

Khi trẻ được khoảng hai tuổi, bệnh chàm có khả năng phát triển (tái phát) ở những khu vực có nhiều nếp gấp da như: vùng cổ, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân… Không chỉ vậy, chàm khô cũng xuất hiện ở quanh miệng và mí mắt, với các đặc điểm như da có vảy dày sừng – “lichen hóa”.

Chàm khô ở trẻ em từ 5 tuổi trở lên

Bệnh chàm khô ở trẻ em trên 5 tuổi có thể đã ủ bệnh, xuất hiện từ sớm và đây chỉ là thời điểm tái phát trở lại. Nếu trong trường hợp này khả năng cao là bệnh đã diễn biến sang giai đoạn nặng hơn, viêm nhiễm thứ cấp (do gãi nhiều). Dấu hiệu da bé bị chàm khô ở tuổi này cũng tương tự giai đoạn trên. Tuy nhiên vảy sừng bong nhiều, ngứa nhiều, dễ lan rộng và khá đậm màu. 

Việc nhận biết các dấu hiệu trẻ bị chàm khô từ sớm giúp phụ huynh có phương án theo dõi (tìm nguyên nhân gây bệnh), chăm sóc tại nhà và thăm khám với bác sĩ da liễu. Điều này giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với sức khỏe về sau. 

Tìm hiểu ngay: Bệnh chàm da là gì? Có biểu hiện cụ thể như thế nào? 

Nguyên nhân gây chàm khô ở trẻ nhỏ là gì?

Di truyền, vấn đề về hệ miễn dịch là những yếu tố chính gây bệnh chàm khô ở trẻ em

Di truyền, vấn đề về hệ miễn dịch là những yếu tố chính gây bệnh chàm khô ở trẻ em

Xác định nguyên nhân khiến da bé bị chàm khô có ý nghĩa cực kỳ quan trọng giúp phòng ngừa (khi chưa bị bệnh), cung cấp thông tin cần thiết cho bác sĩ, để nhanh chóng tìm ra biện pháp điều trị hiệu quả nhất. 

Những nguyên nhân chính khiến bé bị chàm khô

Bé bị chàm khô do di truyền

Các chuyên gia da liễu khẳng định một trong những nguyên nhân chính gây bệnh chàm ở trẻ nhỏ đến từ yếu tố di truyền. Theo đó, trẻ em có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn nếu cha mẹ hoặc anh chị em trong gia đình có tiền sử bị bệnh chàm hoặc các bệnh lý viêm da khác. Điều này cũng có khả năng liên quan đến hiện tượng đột biến gen filaggrin (FLG) ở giai đoạn thai nghén.

Vấn đề của hệ miễn dịch

Trẻ mắc chàm khô thường có hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ hơn bình thường. Hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các tác nhân bình thường trong môi trường sống, dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm da và gây ra một số bệnh lý da liễu, bao gồm cả chàm khô. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng tế bào quá nhanh cũng có thể là lý do khiến da khô, bong tróc, bị bệnh chàm.

Chàm khô ở trẻ do môi trường

Các yếu tố tác động trong môi trường sống như: thời tiết khô hanh, quá lạnh, độ ẩm xuống thấp quá nhanh cũng có khả năng khiến da bé bị mất nước và khô hơn. Tình trạng này kéo dài mà không tăng cường độ ẩm dễ tạo thành các vết chàm da cấp tính. 

Dị ứng với thực phẩm

Một số thực phẩm phổ biến, được cho là cực kỳ cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ như sữa, trứng, đậu phộng, hải sản, tinh bột hoàn toàn có khả năng kích thích hệ miễn dịch và gây ra phản ứng viêm nhiễm, bị chàm khô. Điều này khá khó phát hiện vì trẻ còn nhỏ nên cha mẹ có thể chưa biết các em bị dị ứng với loại thực phẩm nào. 

Tìm hiểu thêm: Da bị chàm khô: Biểu hiện, Nguyên nhân và Cách điều trị cụ thể 

Các yếu tố kích thích bệnh chàm phát triển năng hơn

Gãi ngứa, tiếp xúc với dị nguyên và những thay đổi của môi trường làm bé bị chàm khô nặng hơn

Gãi ngứa, tiếp xúc với dị nguyên và những thay đổi của môi trường làm bé bị chàm khô nặng hơn

Dùng tay gãi ngứa khi bị chàm

Bé bị chàm khô ở mặt thường đưa tay lên gãi hoặc dụi khi có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nếu cha mẹ không quan sát và ngăn cản, các tác động này, đặc biệt là việc dùng móng tay gãi có thể khiến da tổn thương, trầy xước. Từ đó, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm thứ cấp, da chàm khô nặng hơn, phức tạp hơn. 

Thay đổi nhiệt độ và độ ẩm

Sự thay đổi quá nhanh của nhiệt độ và độ ẩm (từ bên ngoài vào nhà, thay đổi môi trường sống…) có thể làm các triệu chứng chàm khô nặng hơn. Ngoài ra, nhiệt độ hoặc độ ẩm quá cao hoặc quá thấp đều không an toàn đối với em bé. 

Tiếp xúc với hóa chất

Tiếp xúc với các chất gây kích ứng mạnh như: mùi nước hoa, mùi thuốc lá, chất tẩy rửa, dầu dưỡng cho bé (không phù hợp) hoàn toàn có khả năng gây kích ứng, khiến cho tình trạng da bị chàm ở trẻ nhỏ thêm nghiêm trọng. Không chỉ vậy, khi bé bị chàm khô ở tây tay mà còn mặc quần áo bó sát, không thoải mái cũng làm cho bệnh tình nặng hơn. 

Tiếp xúc với dị nguyên 

Các dị nguyên như: gió, bụi nhà, phấn hoa, lông thú cưng cũng có thể kích hoạt và làm nặng thêm tình trạng chàm khô. Trẻ em sống trong môi trường có nhiều dị nguyên thường có nguy cơ mắc chàm khô cao hơn và triệu chứng nặng hơn rất nhiều (kèm viêm mũi, bệnh về mắt, hô hấp…).

Đọc thêm: Các loại dị ứng da phổ biến và cách điều trị hiệu quả

Da bé bị chàm khô có tự khỏi được không?

Bệnh chàm khô hoàn toàn không thể tự khỏi và cần có sự can thiệp y tế đúng lúc để tránh biến chứng cho bé

Bệnh chàm khô hoàn toàn không thể tự khỏi và cần có sự can thiệp y tế đúng lúc để tránh biến chứng cho bé

Giải đáp cho việc da em bé bị chàm khô có tự khỏi được hay không, Bác sĩ da liễu Phạm Thu Phương – Phòng khám thẩm mỹ Mega Gangnam cho biết:

Không thể điều trị khỏi hoàn toàn chàm khô mà chỉ kiểm soát được một phần của bệnh hoặc làm giảm triệu chứng trong một giai đoạn nhất định. Nguyên nhân chính là do chàm khô liên quan trực tiếp (phần lớn) đến yếu tố di truyền (gen), chức năng hệ miễn dịch và các dị nguyên. Mặc dù, một số trường hợp nhẹ có thể cải thiện theo thời gian và ít tái phát hơn. Nhưng hầu hết cần có sự can thiệp y tế để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, nhất là với đối tượng trẻ em.

Những lý do nên thăm khám với bác sĩ da liễu ngay khi phát hiện bé bị chàm khô:

+ Phân biệt chính xác bé bị chàm khô, bệnh da liễu khác hay vấn đề bên trong cơ thể (cơ quan nội tạng) để có phương pháp điều trị kịp thời.

+ Được cung cấp phác đồ cá nhân dựa trên tình trạng sức khỏe, mức độ phát triển của bệnh và khả năng đáp ứng của từng bé với thuốc được chỉ định.

+ Thăm khám bác sĩ da liễu để kiểm soát tình trạng chàm khô ở trẻ nhanh chóng, nhất là với trẻ sơ sinh, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

+ Bệnh chàm có nguy cơ bội nhiễm, tái phát cao nên cần có ý kiến của bác sĩ để chăm sóc tại nhà hiệu quả hơn.

Các bác sĩ điều trị bệnh chàm khô ở trẻ em như thế nào?

Không tự sử dụng bất kỳ sản phẩm bôi thoa hay loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ

Không tự sử dụng bất kỳ sản phẩm bôi thoa hay loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ

Trên thực tế không có một phương pháp điều trị chung nào được áp dụng cho tất cả các trường hợp trẻ bị bệnh chàm khô. Bởi vì vấn đề của mỗi bé hoàn toàn không giống nhau. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh, khu vực khởi phát, độ tuổi để đề xuất hướng điều trị tương ứng, chẳng hạn như: 

Dưỡng ẩm cho da: Trong giai đoạn điều trị bệnh chàm khô luôn cần sử dụng các sản phẩm kem bôi dưỡng ẩm, không chứa hương liệu để giảm kích ứng, làm dịu cho bé. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ xem dùng loại kem dưỡng nào an toàn nhất cho bé và sử dụng đều đặn hàng ngày.

Thuốc Kháng Histamine: Đây là loại thuốc chống viêm, giảm ngứa và làm dịu da cần thiết nếu chàm phát triển nặng hơn, khi bé có biểu hiện ngứa ngáy, quấy khóc liên tục, đặc biệt là vào ban đêm. 

Thuốc bôi Corticosteroid: Trong trường hợp bé bị chàm khô nặng, bác sĩ có thể kê đơn việc dùng thuốc bôi chứa corticosteroid để giảm viêm và ngứa. Tuy nhiên, thuốc này có tác dụng phụ nếu sử dụng lâu dài nên thường chỉ được khuyến nghị dùng trong một số trường hợp, một vài ngày. 

Thuốc ức chế miễn dịch tại chỗ: Đối với trẻ không đáp ứng corticosteroid và bị chàm khô nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định việc dùng thuốc ức chế miễn dịch tại chỗ như: tacrolimus hoặc pimecrolimus. 

Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp trẻ bị chàm khô và nhiễm trùng (do cào cấu), có thể phải sử dụng kháng sinh dạng bôi hoặc uống để điều trị nhiễm trùng da, tránh tình trạng nhiễm khuẩn sâu. 

Ngoài ra, có rất nhiều phương pháp khác được áp dụng để điều trị bệnh chàm khô ở trẻ em, bao gồm cả các liệu pháp công nghệ cao (không phổ biến). 

Khám phá ngay: Dấu hiệu nhận biết các bệnh về da mặt và hướng điều trị

Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin quan trọng giải đáp da bé bị chàm khô có biểu hiện gì và có tự khỏi được hay không. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được các bác sĩ da liễu tư vấn cụ thể hơn về tình trạng bệnh, vui lòng liên hệ trực tiếp qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ ngay!

Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x
    BÁC SĨ PHẠM THU PHƯƠNG
    BÁC SĨ PHẠM THU PHƯƠNG

    Bác sĩ chuyên môn PKQT Mega Gangnam

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds