Tiêm môi hỏng: Dấu hiệu nhận biết và khắc phục kịp thời 

Tiêm môi hỏng không chỉ đau nhức mà kèm với đó là cảm giác sưng tấy, đau nhức và viêm nhiễm. Sau thời gian dài môi rơi vào trạng thái mất cân đối, cứng đờ, bị biến dạng và  không cử động tự nhiên như bình thường. Tình trạng đau nhức có thể là một trong những triệu chứng sớm và không quá nguy hiểm nếu bạn can thiệp kịp thời.

Cố vấn chuyên môn
BÁC SĨ BÙI THỊ ÂN
Công tác tại Tập đoàn y tế thẩm mỹ đa quốc gia Mega Corp (hệ thống chi nhánh Mega Gangnam tại Việt Nam)
Xem hồ sơ

Thực tế bất kỳ ai cũng có thể tiêm chất làm đầy da, bao gồm cả vùng môi. Tuy nhiên, những trường hợp tiêm môi hỏng không phải là hiếm. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những điều cần biết liên quan đến triệu chứng và giải pháp khắc phục tình trạng này. 

Tiêm môi hỏng: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục kịp thời

Tiêm môi hỏng: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục kịp thời

Nhận biết tiêm môi hỏng như thế nào? 

Filler là một chất làm đầy thường được sử dụng trong thẩm mỹ nhằm trẻ hóa làn da, làm mờ nếp nhăn, phẳng sẹo và cải thiện sắc thái khuôn mặt. Trên thị trường hiện nay cũng có nhiều loại filler khác nhau như axit hyaluronic, PLLA, canxi hydroxyapatite,.. Trong số đó, axit hyaluronic được ưa chuộng nhất vì tính an toàn cũng như hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng liệu pháp tiêm filler có thể gây ra một số biến chứng tại bất cứ vị trí nào, trong đó có vùng môi. 

Tiêm filler môi không còn xa lạ với chị em nhằm tinh chỉnh đường nét theo ý muốn

Tiêm filler môi không còn xa lạ với chị em nhằm tinh chỉnh đường nét theo ý muốn

Những dấu hiệu nhận biết tiêm môi hỏng gặp phải bao gồm: 

Tình trạng môi đau, nhức kéo dài

Thông thường, sau khi tiêm môi, thuốc tê tan hết thì cảm giác đau cũng có thể châm chích nhưng sẽ giảm dần. Tuy nhiên, nếu trường hợp môi bạn có triệu chứng đau nhức không hết mà ngày càng đau hơn sau khi tiêm thì điều này chứng tỏ bạn có thể bị tiêm môi hỏng. 

Không chỉ có đau nhức mà kèm với đó là cảm giác sưng tấy, đau nhức và viêm nhiễm. Sau thời gian dài môi rơi vào trạng thái mất cân đối, cứng đờ, bị biến dạng và  không cử động tự nhiên như bình thường. Tình trạng đau nhức có thể là một trong những triệu chứng sớm và không quá nguy hiểm nếu bạn can thiệp kịp thời. 

Tiêm filler hỏng có thể gây ra tình trạng đau nhức kéo dài

Tiêm filler hỏng có thể gây ra tình trạng đau nhức kéo dài

Tiết dịch ở môi tiêm filler môi hỏng 

Một biến chứng khác nhận biết quá trình tiêm filler môi hỏng đó là tình trạng tiết dịch ở môi. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu do sử dụng chất làm đầy không đảm bảo chất lượng. Các thành phần có lẫn tạp chất, chất gây kích ứng với cơ thể. Điều này làm cho vùng môi phản ứng bằng cách tiết dịch kéo dài. 

Đặc điểm nhận biết đó là vùng môi có nổi các mụn nước liti trên bề mặt, màu vàng nhạt và kèm theo đó là có vết thương hở. Thời gian mà mụn nước nổi và chảy dịch là sau khi tiêm môi chỉ khoảng vài tiếng hoặc sau vài ngày. Do đó, để hạn chế điều này chắc chắn bạn sẽ cần ưu tiên lựa chọn các địa chỉ thực hiện làm đẹp uy tín, có sử dụng các loại filler được bộ Y tế cấp phép, tránh gặp các biến chứng khó lường. 

Bầm tím môi là dấu hiệu tiêm filler hỏng

Tình trạng tiêm filler môi bị bầm tím có thể là một trong những dấu hiệu báo hiệu có cho tình trạng tiêm môi hỏng. Nếu vết bầm tím sẽ càng sẫm hơn và chuyển sang màu thâm đen và không có biện pháp khắc phục kịp thời thì có thể vùng viêm sẽ lan ra vùng da lân cận, dẫn tới hoại tử gây mất mô, để lại sẹo xấu.. 

Điều này đồng nghĩa với việc, bạn cần phải tham khảo các dấu hiệu tiêm filler hoại tử để biết cách xử lý ngay từ khi thấy được các dấu hiệu. 

Môi sưng, tím cũng là biểu hiện thường thấy của tình trạng tiêm filler môi hỏng

Môi sưng, tím cũng là biểu hiện thường thấy của tình trạng tiêm filler môi hỏng

Vùng tiêm lở loét và chảy máu

Dấu hiệu khi vùng tiêm bị lở loét hay chảy máu đồng nghĩa với việc vùng môi đã rơi vào trạng thái hoại tử. Bạn không nên đợi tới giai đoạn này mới đi đến các cơ sở y tế vì vùng viêm lúc này đã khá nghiêm trọng. Hiện tượng lở loét sẽ ngày càng lan rộng do các mô tế bào bị chết đi. Máu, kèm theo dịch vàng có thể chảy ra vô cùng nhiều gây mất thẩm mỹ. Đây chính là dấu hiệu dễ thấy nhất khi tiêm filler hoại tử da. 

Xuất hiện u hạt  

Đây thường là biến chứng muộn của quá trình tiêm môi hỏng. Filler mặc dù có chứa HA tính tương thích cao với cơ thể, nhưng trong một số trường hợp nó vẫn là chất lạ được đưa vào cơ thể gây ra các phản ứng khác nhau. Đối với u hạt ở môi, điều này có thể xuất phát do tiêm sai vị trí hoặc chất làm đầy kém chất lượng. 

U hạt có thể xuất hiện nếu tiêm filler hoại tử

U hạt có thể xuất hiện nếu tiêm filler hoại tử

Tắc mạch máu ở vùng môi

Thiếu máu mô hoặc giảm lượng máu cung cấn đến các mô là một trong những dấu hiệu nghiêm trọng của tình trạng tiêm filler hỏng. Biểu hiện lâm sàng là mảng tím hoại tử hoặc trắng nhợ theo đường đi của mạch máu, có thể đau hoặc không. Triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện ngay sau tiêm hoặc trong vòng 6 giờ sau thủ thuật. 

Dấu hiệu tiêm môi hỏng khác

Ngoài ra, việc tiêm môi hỏng còn đến từ việc tiêm sai kỹ thuật dẫn tới môi mất cân đối, filler tràn chảy..  Cụ thể: 

+ Filler gập ghềnh: Thường xảy ra khi kỹ thuật tiêm quá nông hoặc không đều dẫn tới tình trạng mất cân đối. 

+ Hiệu ứng Tyndall: Là hiện tượng vùng da tại vị trí tiêm có màu xanh nhạt do tiêm vào vùng da mỏng.  

+ Filler bị di chuyển: Đây có thể là một tình trạng xảy ra do massage quá mạnh sau thủ thuật. 

Nguyên nhân vì sao tiêm filler hỏng?  

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc tiêm môi hỏng nên muốn khắc phục được các biến chứng nguy hiểm về sau, bạn cũng cần nắm rõ vì sao lại bị như vậy:

  • Do trình độ tay nghề của bác sĩ chưa được đào tạo bài bản, không đủ kỹ thuật chuyên môn nên tiêm dễ gây vón cục.
  • Chọn nhầm các loại filler không rõ nguồn gốc, xuất xứ và không tự đào thải ra ngoài cơ thể. Vì chọn sai chất làm đầy nên có thể xảy ra trường hợp tiêm filler bị sưng hoặc bị kích ứng.
  • Xác định vị trí cần tiêm với liều lượng chưa đạt chuẩn, tiêm quá liều lượng..
  • Kỹ thuật không xác định được vị trí nên khả năng cao tiêm nhầm vào mạch máu gây ra các phản ứng viêm nhiễm hoặc gặp các biến chứng nghiêm trọng.
  • Quá trình chăm sóc sau khi tiêm filler môi không đúng cách khiến cho chất làm đầy tan nhanh hoặc di chuyển sang các vùng da môi lân cận. Từ đó, làm cho đôi môi mất cân đối và không đạt tỷ lệ chuẩn.

Làm gì để khắc phục tiêm filler hỏng?

Các triệu chứng khi tiêm môi hỏng phần nào sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, thẩm mỹ và tính mạng của bạn. Vì thế, nếu kịp thời phát hiện các dấu hiệu tiêm filler hỏng hay tiêm filler hoại tử bạn nên tìm đến trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.  

Cách điều trị filler bị hỏng sau quá trình tiêm sẽ phụ thuộc vào mức độ và thời gian xuất hiện của các biến chứng. Thông thường, người bị tiêm môi hỏng sẽ được khuyến khích nghỉ ngơi và sử dụng các loại thuốc giảm viêm, giảm đau để giảm đi các triệu chứng đau, sưng, viêm. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ các vùng vết thương nhiễm trùng.

Các bước điều trị tiêm filler hỏng bao gồm:

1. Thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa: Việc đầu tiên, bạn cần tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để đưa ra quyết định điều trị phù hợp nhất. 

2. Sử dụng thuốc giảm đau: Việc dùng thuốc giảm đau như Acetaminophen, Ibuprofen có thể giảm viêm, đau trong khoảng thời gian nhất định. 

3. Tiêm tan filler: Nếu các trường hợp tiêm filler môi gặp các biến chứng như tắc nghẽn mạch máu, biến dạng môi thì lựa chọn sử dụng phương pháp làm tan filler sẽ là sự lựa chọn an toàn nhất.

Tiêm tan filler hoặc xử lý các tiểu phẫu là cách tốt nhất với các trường hợp nặng

Tiêm tan filler hoặc xử lý các tiểu phẫu là cách tốt nhất với các trường hợp nặng

4. Hút filler: Đối với các triệu chứng nặng, nhiều rủi ro thì các bác sĩ sẽ tiến hành nạo hút dịch mủ tổn thương, loại bỏ lượng filler được tiêm vào môi ra bên ngoài. Điều này sẽ giúp môi dần trở nên ổn định và hạn chế tổn thương khác. 

5. Điều trị bằng nhiệt: Việc sử dụng túi đá hoặc băng lạnh hỗ trợ giảm viêm và đau. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyến nghị bạn sử dụng bộ đệm nhiệt để tăng cường hiệu quả điều trị.

6. Phẫu thuật: Trong trường hợp tình trạng da vùng môi không cải thiện, phẫu thuật có thể là phương pháp cuối cùng để làm sạch các tế bào viêm, nhiễm trùng.

Quá trình xử lý bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng tùy theo tình trạng.

Bên cạnh đó, bạn đặc biệt nên giữ tâm lý bình tĩnh, không nên lo lắng quá mức làm ảnh hưởng tới tinh thần và cả quá trình điều trị. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc hay các sản phẩm bôi thoa nếu chưa có sự đồng ý từ chuyên gia y tế để tự điều trị tại nhà. 

Một trong những địa chỉ uy tín để bạn tham khảo thực hiện tiêm filler các vùng là Phòng khám quốc tế Mega Gangnam. Nơi đây sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, được tu nghiệp ở nhiều nước trên thế giới, khẳng định về chất lượng đội ngũ nhân sự với khách hàng. Ngoài ra, filler sử dụng đạt chuẩn, nhập khẩu chính hãng; kỹ thuật tiêm chuẩn xác và chế độ bảo hành uy tín. 

Để thăm khám và tư vấn trực tiếp với bác sĩ, chuyên gia tại đây, bạn vui lòng liên hệ 093 770 6666.

>>Xem thêm

1. Sau khi tiêm filler có thực hiện xông hơi được không?

2.  9+ dáng tiêm môi đẹp giúp bạn tỏa sáng

Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x
    BÁC SĨ BÙI THỊ ÂN

    Công tác tại Tập đoàn y tế thẩm mỹ đa quốc gia Mega Corp (hệ thống chi nhánh Mega Gangnam tại Việt Nam)

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds