Các loại filler được bác sĩ da liễu đánh giá tốt nhất 2024

Với khả năng làm căng mịn da, giảm nếp nhăn và tạo hình các đường nét trên khuôn mặt mà không cần phẫu thuật, filler đã thu hút hàng triệu người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, không phải loại filler nào cũng mang lại kết quả như mong đợi. Việc lựa chọn filler phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn và hiệu quả lâu dài. Bài viết này sẽ phân tích sâu các loại filler được bác sĩ da liễu đánh giá cao trong năm 2024.

Trong số các loại filler phổ biến, nên lựa chọn sản phẩm nào để thẩm mỹ vùng mặt?

Trong số các loại filler phổ biến, nên lựa chọn sản phẩm nào để thẩm mỹ vùng mặt?

Filler là gì? Những trường hợp nào nên sử dụng filler?

Filler hay chất làm đầy có kết cấu gel, với thành phần chính là HA hoặc một số hợp chất  từ các nguồn tổng hợp, có công dụng làm đầy, tăng thể tích và cải thiện kết cấu da. Trong Trong đó, loại filler phổ biến nhất hiện nay là Hyaluronic Acid (HA, chiếm đa số các ca thẩm mỹ, điều trị bằng chất làm đầy. Bên cạnh đó, còn có những loại filler khác cũng được ứng dụng nhưng ít người biết đến như:

Poly-L-Lactic Acid (PLLA): Thành phần chính là một loại polymer tổng hợp giúp kích thích sản sinh collagen trong da, thường được sử dụng cho các vùng da bị chảy xệ.

Polymethylmethacrylate (PMMA): Đây là dòng filler bán vĩnh viễn chứa các hạt vi cầu không tan trong cơ thể, thường được sử dụng để trẻ hóa các nếp nhăn sâu.

Calcium Hydroxylapatite (CaHA): Dòng filler này có chứa một số thành phần tự nhiên, có tác dụng tăng cường cấu trúc bề mặt da và cải thiện độ đàn hồi.

Filler được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng thẩm mỹ khác nhau, bao gồm:

+ Làm đầy các vùng da chảy xệ, nhăn nheo: Filler có khả năng làm tăng thể tích bề mặt, tạo độ căng và lấp đầy các rãnh nhăn sâu như rãnh cười, rãnh mũi má, giúp khuôn mặt trông trẻ trung hơn.

+ Tạo hình và làm đầy các khu vực khác: Ngoài khuôn mặt, filler còn được sử dụng để làm đầy các vùng như ngực, mông, và thậm chí là tay chân, giúp cải thiện khối lượng và hình dáng của các bộ phận này.

+ Điều chỉnh các khuyết điểm bẩm sinh: Chất làm đầy cũng được áp dụng như phương pháp thẩm mỹ chính hoặc hỗ trợ điều trị cho các khuyết điểm phổ biến, mức độ nhẹ như: môi mỏng, mũi tẹt, sống mũi thấp, cằm ngắn, má không đồng đều. 

+ Tăng cường sản sinh collagen tự nhiên: Dòng filler PLLA được biết đến với khả năng ấn tượng trong việc thúc đẩy cơ chế sản xuất collagen tự nhiên. Do đó, đây cũng là một phương pháp chống lão hóa trong một số trường hợp. 

Nhìn chung, sử dụng các loại filler là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn cải thiện vẻ ngoài, chống lão hóa sớm, trị liệu mà không muốn trải qua những những cuộc phẫu thuật phức tạp, tốn thời gian, có chi phí đắt đỏ. 

Tìm hiểu thêm: Tiêm filler là gì? Có an toàn để làm đẹp da? Ưu và nhược điểm

Tầm quan trọng của việc lựa chọn các loại filler thẩm mỹ phù hợp

Lựa chọn được loại filler phù hợp giúp đảm bảo hiệu quả, an toàn, hạn chế tác dụng phụ

Lựa chọn được loại filler phù hợp giúp đảm bảo hiệu quả, an toàn, hạn chế tác dụng phụ

Có nhiều ý kiến cho rằng loại filler nào cũng giống nhau, hiệu quả không có nhiều khác biệt. Đây cũng là một trong những lý do mà mọi người thường ưa chuộng các dòng filler giá rẻ, dễ tiếp cận trên thị trường. Dẫu vậy, các chuyên gia thẩm mỹ cho rằng việc chọn đúng loại filler phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi những lý do sau: 

Hiệu quả thẩm mỹ đáp ứng mong muốn và yêu cầu của mỗi người

Khi lựa chọn filler, hiệu quả thẩm mỹ là yếu tố quan trọng hàng đầu. Các loại filler khác nhau có thành phần, kết cấu và đặc tính phân tử khác nhau, dẫn đến kết quả khác biệt. 

Ví dụ, filler chứa Hyaluronic Acid (HA) có kết cấu mềm mại, phù hợp cho việc làm đầy các nếp nhăn mỏng và tạo độ căng bóng tự nhiên cho da. Trong khi đó, filler chứa Polymethylmethacrylate (PMMA) lại có kết cấu cứng hơn, phù hợp cho các nếp nhăn sâu hoặc cần tạo khối lượng lớn hơn.

Nhanh phát huy tác dụng và thời gian duy trì kéo dài lâu hơn

Các loại filler có hiệu quả duy trì chênh lệch nhẹ khoảng 3 – 5 tháng, tùy thuộc vào thành phần được sử dụng. Theo đó, filler Hyaluronic Acid thường duy trì từ 6 đến 18 tháng, tùy thuộc vào loại bình dân hay cao cấp và vị trí tiêm. Trong khi đó, những dòng filler như Poly-L-Lactic Acid (PLLA), PMMA, CahA có thể duy trì từ 15 tháng đến 24 tháng hoặc hơn.

Hạn chế nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ, di chứng về sau

Filler chất lượng cao đến từ những thương hiệu nổi tiếng toàn cầu được nghiên cứu kỹ lưỡng, trên dây chuyền hiện đại bậc nhất. Kết hợp cùng bảng thành phần an toàn, khả năng tương thích tốt nên giảm thiểu được khá nhiều rủi ro và hạn chế nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên, một số dòng filler ngoài HA ít được khuyến nghị hơn vì những lý do liên quan đến hiệu quả, sức khỏe sau thực hiện. 

Khám phá ngay: [Cập nhật] Giá tiêm filler các vùng trên mặt bao nhiêu tiền?

Top các loại filler được bác sĩ da liễu khuyên dùng năm 2024

Những thương hiệu cung cấp filler thẩm mỹ vùng mặt được giới thẩm mỹ đánh giá tốt nhất năm 2024

Những thương hiệu cung cấp filler thẩm mỹ vùng mặt được giới thẩm mỹ đánh giá tốt nhất năm 2024

Dưới đây là danh sách các loại filler được bác sĩ da liễu đánh giá cao trong năm 2024, dựa trên các tiêu chí về độ an toàn, hiệu quả sau điều trị và thời gian duy trì. Tham khảo ngay để xác định nên áp dụng loại chất làm làm đầy nào phù hợp nhất: 

1. Filler Juvederm

Nguồn gốc: Pháp

Thành phần: Hyaluronic Acid (HA)

Ưu điểm: Theo thông tin được công bố bởi hiệp hội thẩm mỹ, Juvederm là một trong những dòng filler được ưa chuộng nhất thị trường toàn cầu. Với thành phần chính là HA cao cấp, filler Juvederm có khả năng làm đầy tự nhiên, cải thiện độ đàn hồi của da và làm mờ các nếp nhăn ấn tượng. Hơn thế nữa, kết cấu gel của Juvederm đặc biệt mịn màng, tiêm vào da ít phản ứng phụ và không gây khó chịu ( chứa Lidocaine – gây tê nhẹ, giảm đau).  

Nhược điểm: Chi phí của Juvederm khá cao ( 5.000.000 – 7.000.000 hộp), so với các loại filler khác và kết quả không phải là vĩnh viễn, dao động từ 6 – 18 tháng. Đây không phải là con số ấn tượng khi so sánh với những loại filler phổ biến. 

Filler Juvederm của Pháp có chi phí cao nhưng chất lượng tốt, ít tác dụng phụ và hiệu quả nhanh

Filler Juvederm của Pháp có chi phí cao nhưng chất lượng tốt, ít tác dụng phụ và hiệu quả nhanh

2. Filler Restylane

Nguồn gốc: Thụy Điển

Thành phần: Hyaluronic Acid (HA), Lidocaine

Ưu điểm: Restylane là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm một loại filler có tính tương thích cao và ít gây kích ứng. Sản phẩm này đặc biệt hiệu quả trong việc làm đầy các rãnh nhăn (mũi má, dưới mắt) và cải thiện cấu trúc da khá ấn tượng (18 – 24 tháng). Đặc biệt, Restylane dễ dàng tiêm tan nếu cần thiết, giúp giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính an toàn.

Nhược điểm: Mặc dù Restylane có hiệu quả tốt với làn da lão hóa nhẹ, nhưng nó có thể không đạt được hiệu quả cao với làn da có độ nhăn sâu hoặc chảy xệ nghiêm trọng.

3. Filler Teosyal

Nguồn gốc: Thụy Sĩ

Thành phần chính: Hyaluronic Acid (HA), Lidocaine, Acid amin, Alpha lipoic acid, N-acetyl-L-cysteine, Glutathione

Ưu điểm: Teosyal là một dòng filler đa dạng với nhiều sản phẩm khác nhau, phù hợp cho từng vùng da cụ thể trên khuôn mặt. Teosyal nổi bật với khả năng giữ nước cao, giúp da luôn căng mịn và đàn hồi. Sản phẩm này cũng được các chuyên gia đánh giá cao khi thực hiện tiêm vào các vùng có nhiều nhóm cơ hoạt động: gò má, rãnh cười, trán… 

Nhược điểm: Dòng filler Teosyal Thụy Sĩ  chi phí khá cao (5.000.000 – 10.000.000 VND/1cc), và không phải ai cũng có thể tiếp cận được do giá thành đắt đỏ.

Có thể bạn quan tâm: Filler Thụy Sĩ giá bao nhiêu? Nên lựa chọn loại nào?

Filler đến từ thương hiệu Teosyal Thụy Sỹ cũng được các chuyên gia thẩm mỹ đánh giá rất tốt

Filler đến từ thương hiệu Teosyal Thụy Sỹ cũng được các chuyên gia thẩm mỹ đánh giá rất tốt

4. Filler Stylage

Nguồn gốc: Pháp

Thành phần: Hyaluronic Acid (HA), Mannitol

Ưu điểm: Stylage là một loại filler mềm, rất phù hợp cho việc tiêm vào môi và các vùng da nhạy cảm khác. Dòng filler này có chứa một hoạt chất chống oxy mạnh, có khả năng kéo dài hiệu quả và giảm thiểu các tác động của gốc tự do ngoài môi trường sau tiêm (Mannitol).

Nhược điểm: Stylage thực tế không phù hợp với các vùng trị liệu yêu cầu độ bền cao như cằm hoặc mũi. Bên cạnh đó, Stylage cho hiệu quả không cao ở những người có mức độ lão hóa trung bình đến nặng.

5. Filler Revolax

Nguồn gốc: Hàn Quốc

Thành phần: Hyaluronic Acid, Lidocaine

Ưu điểm: Revolax là một trong những loại filler có giá thành rẻ hơn so với các sản phẩm từ châu Âu (chỉ khoảng 600.000 – 1.000.000 VNd/1cc), nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và hiệu quả tương đối ấn tượng trong việc làm mờ vết nhăn, giảm vết chân chim, tạo hình má và cải thiện độ đàn hồi của da.

Nhược điểm: Hiện nay trên thị trường filler Hàn Revolax được bày bán tràn lan và có thể bị trộn lẫn hàng giả do filler này quá phổ biến, giá thấp. Vì vậy, cần chắc chắn địa chỉ mua filler hoặc cơ sở thẩm mỹ mà bạn lựa chọn là uy tín. 

Gợi ý tìm hiểu: Các loại filler được Bộ Y tế cấp phép chất lượng cao  

Các loại filler có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với các nhu cầu thẩm mỹ khác nhau. Việc lựa chọn filler phù hợp không chỉ dựa vào giá thành mà còn phải xem xét kỹ lưỡng về tính an toàn, độ tương thích và thời gian duy trì. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn thêm về các liệu pháp thẩm mỹ trẻ hóa, vui lòng liên hệ trực tiếp với Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ ngay!

Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds