Mụn bọc ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách trị tận gốc
Mụn bọc ở cằm là tình trạng da liễu phổ biến, gây ra các triệu chứng đau nhức, sưng tấy và có nguy cơ viêm nhiễm, lan rộng. Việc điều trị mụn bọc tại khu vực này yêu cầu sự chính xác cao, áp dụng đúng phương pháp để hạn chế các vết sẹo sau mụn hoặc biến chứng khác. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để xác định dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị mụn bọc khu vực cằm an toàn, hiệu quả nhanh chóng!
Dấu hiệu nhận biết mụn bọc ở cằm như thế nào?
Mụn bọc là một loại mụn viêm nghiêm trọng, gây tổn thương mô tế bào và khó xử lý hơn các dạng mụn nhẹ như mụn đầu trắng hay mụn đầu đen. Mụn bọc ở cằm có các đặc điểm nhận diện rõ ràng mà nếu chú ý kỹ, bạn có thể phát hiện nhanh chóng. Cụ thể như sau:
Tình trạng sưng tấy: Khác với những loại mụn thường gặp, những nốt mụn bọc ở cằm thường xuất hiện dưới dạng nốt sần có kích thước lớn, bị sưng và khi sờ vào có cảm giác cứng. Khu vực xung quanh mụn thường bị đỏ, nóng và rất nhạy cảm với các yếu tố kích thích. Mụn bọc có thể tồn tại từ vài ngày đến vài tuần (sau đó diễn biến sang chai mụn), nếu không được điều trị đúng cách.
Đọc thêm: Mụn bọc bị chai nguy hiểm như thế nào? Trị sao cho nhanh khỏi?
Ẩn sâu dưới bề mặt: Mụn bọc thường có nhân mụn nằm ẩn sâu dưới da, chứa nhiều mủ và các tế bào chết bị viêm nhiễm (khác với mụn bọc, các loại mụn không viêm). Khi mụn “chín,” đầu mụn sẽ xuất hiện màu trắng hoặc vàng. Do nhân mụn nằm sâu và kích thước mụn lớn, việc nặn hoặc xử lý mụn không đúng cách đa phần đều có khả năng làm lây lan mụn sang các vùng khác và để lại sẹo thâm, sẹo rỗ.
Gây tổn thương sâu: So với mụn trứng cá thông thường (ngoài mụn nang, mụn mủ), các nốt mụn bọc ở cằm hay bất kỳ khu vực nào khác đều tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương sâu hơn trên da. Nếu như mụn đầu đen và mụn đầu trắng có thể dễ dàng nặn và không gây đau nhức nhiều, mụn bọc lại gây đau đớn, khó chịu khi chạm vào và có xu hướng trở nặng theo thời gian.
Diễn biến kéo dài: Mụn bọc ở cằm thường kéo dài hơn so với các loại mụn khác. Vì nằm sâu dưới da và thuộc dạng viêm nặng, quá trình hồi phục tự nhiên của mụn bọc thường rất lâu. Nếu không được điều trị triệt để, đúng phương pháp được yêu cầu, mụn bọc có thể tái phát, bội nhiễm và lan rộng, làm cho làn da thêm nhạy cảm và dễ bị tổn thương.
Tại sao mụn bọc thường xuất hiện ở vùng cằm?
Mụn bọc ở cằm bắt nguồn từ một hoặc nhiều nguyên nhân khác liên quan đến hoạt động của nội tiết tố, thói quen sinh hoạt, tình trạng sức khỏe. Để hiểu rõ thêm về tình trạng da liễu này và có hướng xử lý nhanh chóng. Cùng tìm hiểu thêm các yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện mụn bọc dưới đây:
Vấn đề về thói quen sinh hoạt
Vùng cằm là khu vực dễ tích tụ bụi bẩn nhất trên khuôn mặt, đặc biệt khi chúng ta có thói quen sờ hoặc chạm tay lên da. Nếu không đảm bảo yếu tố vệ sinh, vi khuẩn từ tay hoặc các vật dụng khác (khăn, cổ áo, trang sức, khẩu trang), có khả năng lây lan và gây mụn viêm, mụn bọc.
Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể
Sự thay đổi các hormone trong cơ thể là nguyên nhân chủ yếu khiến mụn xuất hiện ở vùng cằm. Đặc biệt, androgen (hormone nội tiết) tăng cao trong giai đoạn dậy thì, kinh nguyệt hoặc thời kỳ mang thai có khả năng kích thích cơ chế hoạt động của tuyến bã nhờn. Điều này dẫn đến hiện tượng da sản xuất nhiều dầu hơn, lỗ chân lông tắc nghẽn, dễ bị viêm.
Tâm lý và chất lượng giấc ngủ
Khi chúng ta căng thẳng, mệt mỏi, gặp phải các vấn đề liên quan đến giấc ngủ, cơ thể thường kích thích sản xuất nhiều hormone cortisol hơn. Cortisol không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe tổng thể, mà còn làm tăng tiết bã nhờn trên da, gây ra vấn đề về nang lông, giảm khả năng phục hồi, khiến mụn hình thành, tái phát và khó trị hơn.
Chế độ ăn uống không tốt cho sức khỏe
Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (nhiều đường kể cả tự nhiên hoặc nhân tạo) như bánh ngọt, nước ngọt, đồ chiên xào, một số loại hoa quả nhiệt đới, có thể kích thích sản sinh insulin. Khi insulin tăng cao, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn bọc. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ nhiều sữa hoặc các chế phẩm từ sữa (phô mai, kem…) cũng có thể gây ảnh hưởng đến nội tiết tố và dễ dẫn đến mụn.
Tích tụ độc tố trong cơ thể
Cơ thể tích tụ quá nhiều độc tố, đặc biệt trong hệ tiêu hóa và gan, có thể khiến làn da dễ nổi mụn hơn. Việc không uống đủ lượng nước cần thiết hoặc ăn quá ít rau xanh (thiếu chất xơ) cũng làm giảm khả năng thải độc của cơ thể, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng tổng thể của làn da.
Khám phá ngay: 5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở vùng kín có thể bạn chưa biết!
Điều trị mụn bọc ở cằm phương pháp nào hiệu quả nhanh?
Để điều trị mụn bọc ở cằm hiệu quả, cần phối hợp một cách khoa học các phương pháp chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn cùng với những liệu trình y khoa, kết hợp dùng thuốc có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Dưới đây là một số phương pháp có thể được cân nhắc để điều trị mụn bọc:
Dùng thuốc kê đơn từ bác sĩ da liễu: Các loại thuốc kháng sinh như clindamycin (dạng uống hoặc bôi), benzoyl peroxide hoặc retinoid (dạng bôi nồng độ thấp), thường được bác sĩ da liễu kê đơn để điều trị mụn bọc. Những thành phần này giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn nhanh chóng, kiểm soát dầu nhờn, làm giảm tình trạng viêm và giúp lỗ chân lông được thông thoáng. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ liều lượng và chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ về sau.
Bài viết liên quan: Bị mụn bọc ở mặt điều trị bằng cách nào không để lại sẹo?
Sử dụng các sản phẩm trị mụn chuyên biệt: Các sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần salicylic acid, niacinamide hoặc sulfur có khả năng giảm sưng, tiêu viêm, làm khô mụn nhanh chóng. Một số sản phẩm không kê đơn mà bạn có thể dùng để trị mụn bọc nhẹ tại nhà có thể kể đến như: Kiehl’s Breakout Control Targeted Blemish Spot Treatment, La Roche-Posay Effaclar Duo+, Murad Blemish Control Rapid Relief Spot Treatment. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất, để tránh gây kích ứng da.
Áp dụng liệu trình chăm sóc da chuyên sâu: Đối với mụn bọc khó điều trị, các bác sĩ da liễu có thể khuyến nghị việc áp dụng các liệu trình chuyên sâu như bắn laser CO2, IPL (Intense Pulsed Light), ánh sáng sinh học hoặc lăn kim (với mụn chai). Các liệu pháp này giúp giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn dưới da và thúc đẩy quá trình lành sẹo, phục hồi da an toàn.
Chuyên gia khuyến nghị: Cách trị mụn bọc tại nhà như thế nào chuẩn y khoa?
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng về tình trạng mụn bọc ở cằm. Để phòng tránh các biến chứng về sau và có phương pháp trị liệu chuyên nghiệp, vui lòng liên hệ ngay với Hotline: 093.770.6666 của Mega Gangnam để được tư vấn và hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ da liễu đầu ngành.
Các bài viết liên quan
- 12+ công thức trị mụn ẩn bằng yến mạch hiệu quả cho mọi làn da
- [Giải đáp] Trị mụn ẩn bằng nước muối sinh lý có hiệu quả không?
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện
- Mụn trứng cá có tự hết không? Mụn trứng cá bao lâu thì hết?
- Trị mụn ẩn bằng laser đau không? Bao lâu thì hết mụn?
- Top sản phẩm trị mụn ẩn tốt nhất, được ưa chuộng hiện nay
- Nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới là gì? Điều trị như thế nào?