5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở vùng kín có thể bạn chưa biết!
Sự xuất hiện của mụn mọc gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng và dễ gây sẹo xấu. Tình trạng này thậm chí còn trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn nữa đối với khu vực nhạy cảm như vùng kín. Tuy nhiên, hiện tượng mọc mụn bọc ở khu vực này tương đối phổ biến và có thể xảy ra ở rất nhiều đối tượng. Do đó, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, hướng điều trị mụn bọc ở vùng kín!
Dấu hiệu nhận biết bị nổi mụn bọc ở vùng kín
Mụn bọc thường bị nhầm lẫn với mụn nang, mụn viêm hoặc mụn trứng cá. Việc xác định đúng loại mụn giúp chúng ta nhanh chóng có biện pháp xử lý kịp thời, đúng cách, hạn chế để lại di chứng về sau. Một số dấu hiệu nhận biết mụn bọc ở vùng kín bao gồm:
+ Mụn xuất hiện dưới các dạng cục nhỏ, sưng, có màu đỏ hoặc hồng (tùy vào giai đoạn của mụn).
+ Phần trung tâm nốt mụn có chứa dịch mủ màu vàng hoặc trắng đục, phần da bao bọc bên ngoài rất mỏng, dễ vỡ mụn.
+ Khu vực da xung quanh nốt mụn cũng có biểu hiện đỏ hồng, dễ kích ứng, ngứa rát hoặc hơi đau khi chạm vào.
+ Mụn bọc dễ lây lan (vi khuẩn trong dịch mủ) nên hoàn toàn không có khả năng tự xẹp đi hay tự lành lại.
Mụn bọc là một loại mụn nguy hiểm, chứa nhiều tạp khuẩn, vi khuẩn với tốc độ lây lan nhanh chóng. Do đó, nếu có biểu hiện bước đầu tại bất kỳ vùng da nào, kể cả vùng kín cần theo dõi liên tục và tham khảo ý kiến bác sĩ để có chỉ định phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Nguy hiểm từ những nốt mụn bọc có thể bạn chưa biết!
Tổng hợp các nguyên nhân gây mụn bọc vùng kín
Sự xuất hiện của mụn bọc trên bề mặt da do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động ở cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Tuy nhiên, đối với vùng kín, sự tiếp xúc với môi trường ít hơn nên nguy cơ bị mụn bọc phần nhiều liên quan đến yếu tố sức khỏe, cách chăm sóc tại nhà. Cụ thể như sau:
1. Vệ sinh cá nhân vùng kín không đúng cách
Vùng kín hay vùng tam giác trên cơ thể được khuyến nghị vệ sinh và chăm sóc kỹ lưỡng hàng ngày. Nếu không áp dụng đúng phương pháp, chúng ta có thể đối mặt với nguy cơ nổi mụn bọc ở vùng kín do:
+ Sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp (gây khô da quá mức, mất cân bằng độ pH hoặc kích ứng thành phần có trong sản phẩm làm sạch).
+ Quá trình vệ sinh chưa kỹ lưỡng, nhất là trong giai đoạn kinh nguyệt, quan hệ hoặc tập thể dục, ra quá nhiều mồ hôi.
2. Mọc mụn bọc ở vùng kín do lông mọc ngược
Hoạt động của các loại hormone sinh dục dẫn đến tình trạng lông mọc tại vùng kín. Để giải quyết vấn đề này, nhiều người quyết định thực hiện các biện pháp cạo, wax hoặc tẩy lông. Điều này tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nang lông, gây viêm nhiễm kích ứng, tăng nguy cơ xuất hiện mụn mọc.
+ Cạo lông hoặc wax lông sai cách, gây trầy xước da, tổn thương bề mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn thâm nhập và phát triển.
+ Dụng cụ sử dụng không đảm bảo vệ sinh, vô trùng, trong quá trình tẩy lông gián tiếp đưa bụi bẩn, tạp khuẩn bám vào nang lông vùng kín và gây mụn.
3. Sự thay đổi của các hormone sinh dục
Sự thay đổi hormone gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến làn da và có thể là một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mọc mụn bọc ở vùng kín. Dưới đây là một số giai đoạn hormone dễ biến động nhất:
+ Trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt, hormone thay đổi, da tiết dầu nhiều hơn mức bình thường. Điều này gây bít tắc ở tuyến nang lông, thúc đẩy mụn bọc hình thành.
+ Giai đoạn mang thai hoặc tiền mãn kinh là những thời điểm mà hormone sinh dục estrogen và progesterone có những thay đổi chấn động nhất. Lúc này da không chỉ nổi mụn mà chị em còn đối mặt với khá nhiều vấn đề phức tạp.
+ Trong giai đoạn dậy thì, cả nam và nữ đều có khả năng bị mụn (nhiều vùng trên cơ hormone được sản sinh mạnh mẽ nhưng chưa ổn định hoàn toàn.
Khám phá ngay: Mụn trứng cá ở vùng kín có nguy hiểm không? 5+ cách điều trị
4. Mọc mụn do nhiễm khuẩn hoặc nấm ở vùng kín
Khu vực vùng kín được bảo vệ bởi nhiều lớp quần áo, tạo môi trường ấm áp và mùa đông và ẩm ướt vào mùa hè (do mồ hôi). Đây là điều kiện cho những loại vi khuẩn, nấm liên quan đến cơ quan sinh dục phát triển, xâm nhập vào nang lông và gây viêm, mụn. Một số trường hợp mọc mụn bọc ở vùng kín do vi khuẩn, nấm bao gồm:
+ Nhiễm nấm Candida
+ Nhiễm khuẩn tụ cầu Staphylococcus aureus.
+ Viêm nang lông
+ Một số bệnh lý tại cơ quan sinh dục.
5. Các yếu tố về môi trường và sinh hoạt đời sống
Bên cạnh những nguyên nhân chính gây mọc mụn bọc ở vùng kín đã đề cập ở trên. Sự xuất hiện của mụn ở khu vực này có thể do ảnh hưởng của một số yếu tố tác động khác có thể khá ít bạn quan tâm như sau:
+ Cơ thể có quá nhiều mồ hôi (bệnh lý) hoặc sinh sống trong điều kiện thời tiết nóng ẩm quanh năm.
+ Mặc quần quá chật, bó sát vào da gây bí bách, tăng tiết mồ hôi dầu vùng kín và xuất hiện mụn.
+ Thói quen ăn uống với quá nhiều gia vị mạnh (cay nóng), nhiều đường cũng gây kích thích tuyến dầu, tăng nguy cơ nổi mụn.
+ Dị ứng với một số sản phẩm chăm sóc, hỗ trợ dành riêng cho vùng kín cũng là yếu tố gây mụn bọc và một số vấn đề sức khỏe.
+ Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi thần kinh kéo dài, mất ngủ, suy nhược cơ thể dễ gây mụn trên da.
Có thể bạn quan tâm: Mọc mụn bọc ở sau tai có nguy hiểm không? Trị bằng cách nào?
Điều trị mụn bọc ở vùng kín chuẩn y khoa như thế nào?
Điều trị mụn bọc ở các khu vực khác như mặt, cổ thường dễ dàng và nhanh chóng có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do đặc điểm sinh học vùng kín và những lo ngại đối với sức khỏe về sau nên việc điều trị cần hết sức thận trọng, áp dụng đúng loại thuốc, phương pháp được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.
Sử dụng thuốc kháng sinh để diệt khuẩn
Trường hợp bị mụn bọc ở vùng kín do vi khuẩn cần ngăn chặn sự lây lan bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh. Những loại thuốc này cũng có cơ chế diệt khuẩn, giúp chúng ta nhanh chóng kiểm soát tình trạng mụn. Thông thường nếu vùng da bị mụn bọc không quá gần cơ quan sinh dục và chỉ mức độ nhẹ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc dạng bôi như: gel mupirocin hoặc clindamycin. Trường hợp bệnh nặng hơn, nguy cơ lây lan rất cao có thể cần đến những loại kháng sinh mạnh, phổ rộng đường uống như: doxycycline, clindamycin, hoặc azithromycin…
Không thể bỏ lỡ: Dùng thuốc trị mụn bọc mụn viêm nào tại nhà an toàn?
Phương pháp quang trị liệu cho mụn bọc
Điều trị bằng công nghệ ánh sáng cũng là một phương pháp hiện đại, thường xuyên được áp dụng để xử lý mụn mọc vừa và nặng ở vùng kín nếu việc điều trị bằng thuốc kém hiệu quả. Nhìn chung, công nghệ ánh sáng được đánh giá là an toàn, hiệu quả nhanh, diệt khuẩn, giảm viêm rất tốt. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ có thể đề xuất trị liệu bằng Laser CO2 hoặc IPL.
Khuyến nghị chung: Điều trị mụn bọc ở vùng kín cần có sự kết hợp giữa các phương pháp y khoa và việc thay đổi thói quen sinh hoạt. Quan trọng nhất là tuân thủ đúng chỉ định, đơn thuốc của bác sĩ, tránh tuyệt đối việc tự ý điều trị hoặc sử dụng các phương pháp dân gian không đảm bảo an toàn. Nếu tình trạng mụn trên da không cải thiện sau 3-5 ngày bằng thuốc được kê đơn, nên đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và có hướng xử lý tốt hơn.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin quan trọng về dấu hiệu, nguyên nhân và hướng điều trị khi bị mụn bọc ở vùng kín. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại liên hệ với Phòng khám thẩm mỹ quốc tế Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí bởi các bác sĩ da liễu.
Các bài viết liên quan
- 7+ thuốc trị mụn ẩn Nhật Bản hiệu quả bác sĩ khuyên dùng
- Top 5+ thuốc trị mụn ẩn được chuyên gia da liễu khuyên dùng
- Top 7+ kem trị mụn ẩn hiệu quả, tốt nhất hiện nay
- 7+ cách trị mụn trứng cá ở lưng nhanh chóng, hiệu quả
- Mụn trứng cá ở trán: Nguyên nhân, cách điều trị triệt để sau 7 ngày
- Nguyên nhân và 9+ cách điều trị mụn trứng cá ở má
- Mọc mụn đầu đen ở cổ là do đâu? Trị bằng cách nào?
- Làm sạch mụn đầu đen bằng kem đánh răng: Lợi hay hại?
- Mụn bọc ở nách có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
- Dùng thuốc trị mụn đầu đen nào hiệu quả tốt?