Bánh chuối yến mạch bao nhiêu calo? Ăn khi nào tốt nhất?
Bánh chuối yến mạch có hàm lượng calo khá cao, được xác định trong khoảng từ 180 – 275 calo (100g). Phần lớn calo trong những chiếc bánh này đến từ thành phần chính bao gồm: chuối, bột, trứng, sữa, gia vị hỗ trợ và yến mạch. Việc ăn bánh chuối yến mạch giúp tăng cường năng lượng, ổn định đường huyết và mang đến một số lợi ích khác. Tuy nhiên, nếu bạn đang có nhu cầu giảm cân hoặc mắc phải các bệnh lý liên quan thì nên tham khảo ý kiến của chuyên gia khi ăn món này!
Bánh chuối yến mạch là một món ăn kiêng được nhiều chị em áp dụng trong khẩu phần ăn giảm cân của mình. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng ăn loại bánh này không những không giúp giảm cân mà còn khiến cho trọng lượng cơ thể tăng lên. Thực hư điều này là như thế nào? Bánh chuối yến mạch bao nhiêu calo? Tham khảo chi tiết ngay!
Bánh chuối yến mạch bao nhiêu calo?
Một chiếc bánh chuối yến mạch nhiều năng lượng và giàu dinh dưỡng là lựa chọn phổ biến cho bữa sáng của rất nhiều người. Bên cạnh đó, món ăn này chủ yếu được tạo nên từ những nguyên liệu tự nhiên lành mạnh nên mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong mỗi 100g bánh chuối yến mạch cung cấp cho cơ thể từ 180 – 275 calo. Sự chênh lệch calo có trong mỗi phần bánh chủ yếu đến từ công thức làm bánh và các nguyên liệu bổ sung. Cụ thể như sau:
Chuối chín: Là thành phần chính tạo nên những chiếc bánh thơm ngon, chuối chín mang đến hương vị đặc trưng và độ ngọt cho món bánh nhờ vào lượng đường tự nhiên sẵn có. Cứ 100g chuối chín có chứa khoảng 80 – 90 calo nên thành phần chuối càng nhiều thì calo càng cao.
Yến mạch: Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ và đặc biệt tốt cho sức khỏe. Không giống như những loại tinh bột nhanh khác mà chúng ta sử dụng, yến mạch khá ít calo (khoảng 67.6 kcal/100g). Việc tăng yến mạch và giảm lượng chuối hoặc bột mì giúp hạn chế nhiều calo cho món bánh.
Các loại bột: Để tạo nên những chiếc bánh dày xốp thì không thể không kể đến những loại bột tạo nền, giúp kết dính các thành phần với nhau. Bánh chuối yến mạch thường sử dụng bột quế, bột cacao, bột nở hoặc các loại bột khác với tỉ lệ vừa phải. Tuy nhiên, việc có bột trong những chiếc bánh khiến lượng calo tăng lên đáng kể.
Trứng và sữa: Đây là những thành phần kết hợp nhằm cung cấp protein, tạo độ mềm xốp và hoàn thiện hương vị cho bánh chuối yến mạch. Trứng gà và sữa có đường chứa khá nhiều calo.
Nguyên liệu khác: Một số công thức làm bánh chuối yến mạch còn sử dụng đường hoặc siro cây phong để tăng thêm hương vị cho bánh. Ngoài ra, tùy vào công thức làm bánh cho từng nhóm đối tượng khác nhau mà người ta sẽ cân chỉnh thành phần, sử dụng dầu dừa, bơ hoặc sữa chua để thay thế cho dầu thực vật, giúp giảm lượng chất béo và calo trong bánh.
Những công dụng của bánh chuối yến mạch với sức khỏe
Thực tế thì việc ăn bánh chuối yến mạch đúng cách mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn chúng ta vẫn nghĩ. Dưới đây là những tác dụng chính của món bánh này có thể bạn chưa biết:
- Yến mạch cung cấp carbohydrate phức hợp (hạn chế tác dụng phụ của các loại carbohydrate khác) giúp cung cấp năng lượng bền vững cho cơ thể.
- Cả chuối và yến mạch đều chứa nhiều chất xơ hòa tan nên khi ăn bánh chuối yến mạch chúng ta thường có cảm giác no lâu, hạn chế tình trạng nhanh đói, thèm ăn.
- Yến mạch và chuối đều chứa những thành phần có khả năng cải thiện chức năng tiêu hóa, góp phần giảm thiểu tình trạng đầy hơi, khó tiêu, táo bón.
- Yến mạch có chỉ số đường huyết vừa phải, cực kỳ phù hợp với những người có các bệnh lý về đường huyết, không kiểm soát được chế độ ăn, hạn chế tình trạng bị hạ đường huyết bất ngờ. Chuối chứa nhiều kali, vitamin C và B6, giúp duy trì sức khỏe tổng thể.
- Một số loại bánh chuối yến mạch tự làm tại nhà, sử dụng các thành phần giảm calo, hạn chế đường mang đến sự hỗ trợ đáng kể cho những người đang xây dựng chế độ ăn giảm cân.
Mặc dù vậy, việc bánh chuối yến mạch có tốt cho sức khỏe và cải thiện cân nặng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết là lượng calo tổng thể của khẩu phần ăn trên tổng năng lượng cần thiết của cơ thể. Các thành phần được sử dụng để làm bánh, cùng với cường độ vận động cũng ảnh hưởng ít nhiều đến lợi ích của bánh chuối yến mạch. Do đó, cần cân nhắc thật kỹ khi chọn mua hoặc tự làm món bánh này tại nhà.
Đối tượng nào nên và không nên ăn bánh chuối yến mạch?
Dưới đây là một số khuyến nghị từ chuyên gia dinh dưỡng về những trường hợp nên và không nên ăn bánh chuối yến mạch. Cùng tham khảo chi tiết ngay!
Những người nên ăn bánh chuối yến mạch:
+ Bánh chuối yến mạch thường chỉ chứa đường tự nhiên trong chuối và một ít chất béo nên đây trở thành món ăn lành mạnh và thay thế được cho những món ăn vặt, loại bánh nhiều calo khác.
+ Những ai muốn cải thiện chức năng tiêu hóa, thay đổi khẩu vị có thể cân nhắc ăn bánh chuối yến mạch một vài bữa sáng trong tuần. Điều này chắc chắn sẽ mang đến cho hệ tiêu hóa sự thay đổi đáng kể.
+ Khi ăn bánh chuối yến mạch chúng ta thường có cảm giác no lâu, ổn định đường huyết ngay với lượng calo vừa phải. Nên đây sẽ là lựa chọn tốt cho những người biết xây dựng khẩu phần ăn kiểm soát cân nặng hợp lý.
+ Bánh chuối yến mạch cung cấp năng lượng bền vững, không gây khó tiêu hay dẫn đến các vấn đề khác nên khá phù hợp cho những người bị mất năng lượng sau khi tập luyện thể thao.
Những người không nên ăn bánh chuối yến mạch:
+ Mặc dù yến mạch tự nhiên thường không chứa gluten, nhưng việc xử lý yến mạch sai cách hoặc sử dụng một số loại bột khác khiến cho hàm lượng gluten tăng lên. Đây chắc chắn sẽ không phải là món ăn phù hợp cho những bạn dị ứng hoặc nhạy cảm với gluten.
+ Các loại bánh chuối yến mạch thường kết hợp với các thành phần như: trứng, sữa, hạt, bơ… Đây đều là những nguyên liệu có khả năng gây dị ứng ở một số nhóm đối tượng nhất định. Do đó, nếu không cẩn thận bạn rất dễ gặp phải tình trạng kích ứng, shock phản vệ khi thưởng thức món ăn này.
+ Những người có bệnh lý hoặc đang gặp phải các vấn đề liên quan đến thận nên tránh ăn bánh chuối yến mạch và các loại bánh làm từ chuối khác. Vì lượng kali có trong loại bánh này có xu hướng làm trầm trọng thêm các vấn đề chức năng ở tuyến gan thận.
+ Mặc dù bánh chuối yến mạch là một món ăn lành mạch, tốt cho sức khỏe nhưng không thể phủ nhận lượng carbohydrate có trong những chiếc bánh này khá cao. Đồng thời, việc ăn bánh không kiểm soát, ăn quá nhiều cũng có khả năng hấp thụ quá nhiều calo, ảnh hưởng tới chế độ ăn kiêng giảm cân của bạn.
Một mẹo nhỏ giúp tăng cường lợi ích cho bánh chuối yến mạch
Nếu bạn đang lo lắng về việc ăn bánh chuối yến mạch gây tăng cân, dư thừa năng lượng hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề đối với sức khỏe. Có một số mẹo hay nên áp dụng khi tự làm bánh tại nhà như sau:
- Cắt giảm lượng chuối sử dụng và tăng cường lượng yến mạch (loại được chứng nhận không chứa gluten).
- Hạn chế đến mức tối đa việc dùng đường, mật ong hoặc các chất béo trong những công thức làm bánh.
- Tăng cường lượng protein cho bánh chuối bằng sữa chua Hy Lạp, sữa chua không đường hoặc lòng trắng trứng (nếu bạn không dị ứng).
- Cân nhắc đến độ chín của những trái chuối được sử dụng vì chuối càng chín thì càng nhiều đường, trong khi chuối xanh quá thường gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
- Làm chín bánh ở nhiệt độ phù hợp, nên sử dụng nồi chiên không dầu hoặc các loại bếp chất lượng cao thay vì loại lò nướng truyền thống.
- Điều chỉnh lượng bánh sử dụng theo khẩu phần dinh dưỡng khoa học và an toàn với sức khỏe. Chỉ ăn tối đa 100g bánh chuối yến mạch/ngày, vào buổi sáng và không ăn quá 2 bữa 1 tuần.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp những thông tin chi tiết giải đáp bánh chuối yến mạch bao nhiêu calo. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp với các chuyên gia dinh dưỡng của chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Tham khảo thêm thông tin về hàm lượng calo có trong các chế phẩm từ chuối và những khuyến nghị từ các chuyên gia dinh dưỡng:
1 trái chuối sứ bao nhiêu calo? Có nên ăn loại chuối này không?
Chuối sấy bao nhiêu calo? Có nên ăn mỗi ngày hay không?
Các bài viết liên quan
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- 5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở vùng kín có thể bạn chưa biết!
- Vai trò của nội tiết tố nam là gì với sức khỏe nam giới?
- Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Cách điều trị
- 9 vấn đề sức khỏe thường gặp do nội tiết tố là gì?
- Vitamin K là gì? Vitamin K có tác dụng gì với sức khỏe và làn da?
- [Giải đáp nhanh] Tiêm filler mũi có được nằm nghiêng không?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?
- Chất béo là gì? Vai trò và nhu cầu của chất béo với cơ thể