100g Bòn bon bao nhiêu calo? Ăn bòn bon lợi hay hại?
Bòn Bon là loại trái cây nhiệt đới thuộc họ Xoan, sinh trưởng chủ yếu ở Bán Đảo Mã Lai. Sau đó, loại trái này được nhân giống và trồng chủ yếu ở một số khu vực tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, Lâm Đồng, Quảng Nam. Bòn bon không phải là một loại trái có giá trị kinh tế cao hay chứa quá nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, vì lượng calo vừa phải, hương vị đặc biệt mà trái cây này rất được yêu thích. Cùng tham khảo thông tin chi tiết giải đáp bòn bon bao nhiêu calo và có nên ăn hay không ngay dưới đây!
100g Bòn Bon bao nhiêu calo và chứa những chất nào?
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, 100g Bòn Bon cung cấp khoảng 60 calo. Định lượng này được xếp vào nhóm trung bình (60 – 80 calo/100g) trong bảng calo các loại trái cây nhiệt đới phổ biến. Do đó, bòn bon cũng là loại quả được nhiều chị em lựa chọn với mục đích giảm cân, duy trì vóc dáng cân đối hoặc thay đổi khẩu vị.
Bên cạnh việc tìm hiểu quả bòn bon bao nhiêu calo, không thể không điểm qua bảng thành phần dinh dưỡng có trong loại trái này. Chi tiết về các hoạt chất có trong 100g bòn bon như sau:
Chất xơ: 2,3g (9,2% DV)
Vitamin A: 165 mcg (27,5% DV)
Vitamin C: 1mg (1,67% DV)
Vitamin B1: 0,03mg (2% DV)
Vitamin B2: 0,04mg (2,35% DV)
Vitamin B6: 0,05mg (2,94% DV)
Kali (K): 140mg (4% DV)
Canxi (Ca): 20mg (2% DV)
Magie (Mg): 10mg (2,5% DV)
Phốt pho (P): 30mg (3,75% DV)
Sắt (Fe): 0,3mg (1,67% DV)
Ngoài ra, bòn Bon chứa nhiều chất chống oxy hóa như polyphenol, flavonoid nhưng định lượng chưa được thống kê cụ thể.
Ăn bòn bon có tốt cho sức khỏe hay không?
Cùng với bảng thành phần có chứa khá nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, những trái bòn bon được kỳ vọng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề này, cùng tham khảo ngay:
1. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Bòn bon giàu chất xơ, đáp ứng 9 – 10% nhu cầu của người trưởng thành trong một ngày. Trong đó, lượng chất xơ hòa tan chiếm tỷ trọng cao hơn, giúp tăng cường chuyển động ruột, thúc đẩy tốc độ tiêu hóa diễn ra nhanh chóng, giảm táo bón. Ngoài ra, chất xơ cũng được biết đến đến là thành phần quan trọng duy trì sự phát triển của hệ vi sinh đường ruột. Điều này góp phần đảm bảo sự cân bằng của cơ thể, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
2. Tăng cường miễn dịch
Bòn bon có cung cấp một lượng chất xơ đáng kể, cùng với các chất chống oxy hóa cho khả năng tường sức khỏe hệ miễn dịch cực tốt. Bên cạnh đó, Vitamin C cũng là thành phần quan trọng thúc đẩy hoạt động sản xuất bạch cầu, hấp thụ sắt từ thực phẩm. Giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu, tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh tốt hơn.
3. Điều chỉnh huyết áp
Bòn bon chứa nhiều loại khoáng chất quan trọng, trong đó Kali là thành phần cần thiết có khả năng điều hòa huyết áp. Không chỉ vậy, Kali khi đi vào cơ thể cũng góp vai trò không nhỏ trong việc cân bằng natri trong cơ thể, giảm căng thẳng trên thành mạch máu. Điều này có ý nghĩa quan trọng với người cao tuổi, người bị cao huyết áp, có các bệnh lý về tim mạch (máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch…), người bị bệnh thận hoặc có thói quen ăn mặn.
4. Làm đẹp da và tóc
Các vitamin và khoáng chất trong bòn bon như vitamin A và vitamin C cực kỳ có lợi cho da và tóc. Vitamin A giúp duy trì sức khỏe thị lực, chống lão hóa, ngăn ngừa các gốc tự do. Trong khi đó, vitamin C vẫn luôn được biết đến như một thành phần chống oxy hóa tự nhiên, có khả năng thúc đẩy tăng sinh collagen và lưu lượng hồng cầu. Điều này giúp cho da mặt sáng khỏe, mịn màng; mái tóc óng mượt và ít gãy rụng hơn.
5. Hỗ trợ giảm cân
Với hàm lượng calo trung bình nhưng lại chứa nhiều nước và chất xơ, bòn bon là một loại trái cây lý tưởng cho những người muốn giảm cân. Chất xơ tự nhiên mang đến cảm giác no lâu hơn, chuyển hóa năng lượng nhanh hơn mà lại ít bị thèm ăn. Ngoài ra, chất xơ còn giúp điều hòa lượng đường trong máu, ngăn ngừa sự gia tăng đột ngột của glucose sau bữa ăn, giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn.
Tìm hiểu ngay: Mách bạn 11+ loại trái cây ít calo giảm cân, giữ dáng, đẹp da
5+ Sai lầm khi ăn bòn bon và các tác hại với sức khỏe
Bòn bon có thể là một lựa chọn tốt cho sức khỏe nếu chúng ta đưa vào khẩu phần ăn một cách khoa học và lành mạnh. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp dị ứng hoặc do ăn bòn bon sai cách khiến cơ thể có những phản ứng xấu. Dưới đây là phân tích chi tiết về các tác hại và những sai lầm khi ăn bòn bon.
Vấn đề số 1: Ăn bòn bon khi đang đói
Nhiều người cho rằng ăn trái cây là một cách hiệu quả để bổ sung năng lượng mà không gây tăng cân. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là một quan điểm sai lầm, nhất là với những loại quả có vị chua như bòn bon. Các loại acid trong bòn bon (Citric acid, Malic acid, Ascorbic acid) có thể gây bào mòn dạ dày, viêm loét, dẫn đến hiện tượng đau bụng, khó tiêu. Tốt nhất là ăn bòn bon sau bữa ăn hoặc kèm với các loại thực phẩm khác để giảm tác động của axit lên dạ dày.
Vấn đề số 2: Không rửa sạch bòn bon khi ăn
Bòn bon có một lớp vỏ dày nên mọi người thường có thói quen bóc vỏ rồi ăn luôn hoặc chỉ rửa sơ qua với nước. Trên thực tế, trái bòn bon rất dễ bị sâu, nên trong quá trình chăm sóc, người ta có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu. Thậm chí để trái không bị dập héo, nhiều người còn xử lý bằng hóa chất bảo quản. Việc không rửa sạch kỹ bòn bon trước khi ăn có thể dẫn đến việc hấp thụ các hóa chất này, gây hại cho sức khỏe. Rửa sạch trái cây dưới nước chảy và có thể ngâm trong nước muối loãng vài phút trước khi ăn để đảm bảo an toàn.
Vấn đề số 3: Ăn bòn bon khi phần vỏ đã hỏng
Bòn bon có thể bị hỏng nếu để quá lâu hoặc bảo quản không đúng cách. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có thói quen ăn bòn bon kể cả khi phần vỏ đã hỏng (vì thấy ruột chưa có vấn đề gì). Thực tế thì việc trái bị dập hỏng là dấu hiệu đã bị nấm mốc, vi khuẩn tấn công và có thể gây ngộ độc (do biến tính các hoạt chất). Vì vậy chỉ lựa chọn những trái chín, có màu vàng nhẹ, không có dấu hiệu bất thường ở cuống và quả.
Vấn đề số 4: Không bỏ hạt khi ăn quả
Dành cho những bạn chưa biết thì phần nhân hạt của quả bòn bon có chứa khá nhiều chất độc. Bao gồm, Meliatoxins gây ngộ độc hệ thần kinh, suy tạng và Tetranortriterpenoids gây dị ứng, nôn mửa, đau bụng… Do đó, tuyệt đối không ăn hoặc nhai hạt bòn bon vì bất kỳ lý do nào để phòng tránh các tác động xấu đối với sức khỏe.
Vấn đề số 5: Ăn quá nhiều bòn bon
Mặc dù bòn bon có nhiều lợi ích về mặt dinh dưỡng, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Bòn bon chứa nhiều đường tự nhiên và carbohydrate. Do đó, nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng làm tăng đường huyết, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ảnh hưởng đến cân nặng. Bên cạnh đó, bòn bon cũng chứa một số chất gây dị ứng miệng, ngứa lưỡi nên hãy thận trọng nếu có biểu hiện này khi ăn.
Gợi ý loại quả nhiều lợi ích: 1 quả lê bao nhiêu calo? Ăn lê có tốt không?
Một số lưu ý quan trọng khi ăn bòn bon bạn cần biết!
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phòng tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra, dưới đây là một vài lưu ý dành cho các bạn muốn đưa bòn bon vào khẩu phần ăn:
+ Thời điểm ăn bòn bon phù hợp nhất là vào ban ngày, sau bữa ăn trưa tối thiểu 30 phút đến 1 tiếng.
+ Chỉ ăn tối đa 100g bòn bon mỗi ngày đối với người lớn và 50g đối với trẻ em. Không ăn bòn bon quá 2 lần/tuần.
+ Không ăn bòn bon nếu có các vấn đề về dạ dày, tiểu đường, bệnh về gan thận hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào.
+ Rửa sạch vỏ bòn bon và ngâm trong nước muối pha loãng tối thiểu 10 phút, rồi để khô ráo trước khi ăn,
+ Nếu có bất kỳ triệu chứng nào như: ngứa ngáy, phát ban, sưng môi, rộp lưỡi hoặc đau họng hoặc khó thở, sốt cao… Ngừng ăn ngay lập tức, uống bổ sung điện giải và đến các cơ sở y tế để kiểm tra.
Tìm hiểu: Các loại dị ứng da phổ biến và cách điều trị hiệu quả
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp 100g Bòn Bon bao nhiêu calo. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- Mụn bọc ở nách có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
- Bị mụn bọc ở mặt điều trị bằng cách nào không để lại sẹo?
- Phân biệt mụn bọc ở cổ và hướng dẫn cách điều trị nhanh khỏi
- Mụn bọc bị chai nguy hiểm như thế nào? Trị sao cho nhanh khỏi?
- Mọc mụn bọc ở sau tai có nguy hiểm không? Trị bằng cách nào?
- BHA là gì? 5+ tác dụng, 7+ lưu ý và cách sử dụng BHA hiệu quả
- Vitamin K là gì? Vitamin K có tác dụng gì với sức khỏe và làn da?
- Biểu hiện cằm tiêm filler cứng hay mềm sau khi thực hiện?
- Tiêm filler có đau không? Tình trạng đau nhức kéo dài liệu có nguy hiểm?