Da bị chàm khô: Biểu hiện, Nguyên nhân và Cách điều trị cụ thể 

Bệnh chàm khô có thể xảy ra ở bất cứ vùng nào trên cơ thể. Tuy nhiên, vùng da bệnh thường tập trung nhiều nhất vùng tay, chân, mặt. Vùng da bệnh chàm đa phần sẽ trải qua 4 giai đoạn: Nổi sần ngứa => lên mụn nước => lên da non => lichen hóa (tạo các mảng dày sừng sần sùi) trên da.

Cố vấn chuyên môn
CHUYÊN GIA SẮC ĐẸP PHÙNG CHIÊU HƯNG
Chuyên gia sắc đẹp cao cấp
Xem hồ sơ

Da bị chàm khô là một dạng bệnh da liễu phổ biến ở những nơi có khí hậu hanh khô như miền Bắc Việt Nam. Nếu để lâu và không được điều trị kịp thời thì chúng sẽ trở thành bệnh lý mãn tính, khó trị liệu dứt điểm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị của chàm khô dưới đây nhé. 

Tổng quan về tình trạng da bị chàm khô 

Như đã chia sẻ ở phần đầu bài viết, tình trạng chàm khô dễ xuất hiện do tình trạng khí hậu hanh khô chủ yếu miền Bắc Việt Nam. Nếu để lâu bệnh sẽ khó điều trị, thậm chí gây ra một số di chứng như:

  • Nhiễm trùng, bội nhiễm da
  • Căng thẳng, stress mệt mỏi và ảnh hưởng tới giấc ngủ 
  • Chân tay, mặt khô tróc, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ 
  • Phù nề, ảnh hưởng đến giác mạc, thị lực nếu người bệnh mắc phải ở mặt. 
Tình trạng da bị chàm khô nhiều người gặp phải

Tình trạng da bị chàm khô nhiều người gặp phải

Nguyên nhân bị chàm khô là gì? 

Chàm khô xuất hiện do nhiều nguyên nhân tuy nhiên, có một số nguyên nhân nhất định làm cho tình trạng này khởi phát.  

Do cơ địa tự phát của người bệnh

  • Hệ miễn dịch, sức đề kháng, hệ tiêu hóa cơ thể và làn da bị rối loạn;
  • Cấu trúc da mất đi sự liên kết, bề mặt da yếu, mỏng, da khô, mất nước khiến hàng rào bảo vệ da bị tổn thương;
  • Người bệnh đã có tiền sử mắc các bệnh Da liễu;
  • Người có tiền sử mắc một số bệnh dị ứng; hoặc mang yếu tố di truyền thành bệnh.
  • Tình trạng rối loạn nội tiết tố tự nhiên, mất cân bằng hormone trong cơ thể.
  • Tùy vào cơ địa khác nhau mà tình trạng cũng như mức độ của bệnh chàm da khô có sự khác nhau.
Yếu tố cơ địa gây bùng phát bệnh

Yếu tố cơ địa gây bùng phát bệnh

Da chịu các tác động bên ngoài tạo thành chàm

Một số nguyên nhân tác động từ yếu tố bên ngoài cũng là yếu tố gây ra bệnh chàm khô:

  • Môi trường bị ô nhiễm, thời tiết, khí hậu thay đổi đột ngột, nhất là khi tiết trời lạnh, hanh khô khiến da bị mất đi độ ẩm, lúc này mạch máu dưới da bị kích thích càng làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh chàm khô;
  • Sử dụng sản phẩm chứa hóa chất, mỹ phẩm có chất tẩy, axit hoặc kiềm,… vô tình gây kích ứng, tổn thương hàng rào bảo vệ trên da, làm phá vỡ liên kết giữa các tế bào;
  • Da bị tấn công bởi một số loại nấm mốc, vi khuẩn, ký sinh trùng quanh môi trường sống;
  • Sinh hoạt, vệ sinh và chăm sóc da của người mắc chưa sạch sẽ, đúng cách;
  • Sử dụng chất kích thích hoặc một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng.

Triệu chứng nổi bật thường thấy của chàm khô

Bệnh chàm khô có thể xảy ra ở bất cứ vùng nào trên cơ thể. Tuy nhiên, vùng da bệnh thường tập trung nhiều nhất vùng tay, chân, mặt. Vùng da bệnh chàm đa phần sẽ trải qua 4 giai đoạn: 

  • Nổi sần ngứa => lên mụn nước => lên da non => lichen hóa (tạo các mảng dày sừng sần sùi) trên da. 

Các triệu chứng từng giai đoạn có thể diễn ra lần lượt hoặc xen kẽ nhau. 

Triệu chứng nổi bật khi da cơ thể bị chàm khô

Triệu chứng nổi bật khi da cơ thể bị chàm khô

Với các triệu chứng điển hình, đặc biệt xuất hiện ở da mặt người bệnh cảm thấy mất tự tin, khó chịu và tính thẩm mỹ. Vì thế, bạn cần chú ý để điều trị sớm tránh để nặng theo từng giai đoạn. 

Một sốtrường hợp da bị chàm khô ở trẻ em: 

Da của trẻ em thường bị mỏng và nhạy cảm hơn da người lớn, các tế bào da còn yếu dễ bị kích thích phát bệnh chàm bởi các yếu tố môi trường. Cùng với đó, trẻ em cũng có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện khiến trẻ dễ mắc bệnh chàm khô. Khi trẻ em bị chàm khô da sẽ bị đỏ mẩn, bong tróc, mụn nước, gây viêm loét khiến các bé cảm thấy khó chịu, thậm chí đau rát và thường xuyên quấy khóc. Nếu không bảo vệ, chăm sóc đúng cách những khu vực da này dễ để lại sẹo và vết thâm, ảnh hưởng tới ngoại hình của bé về sau. 

Cách chữa bệnh da bị chàm khô

Bệnh chàm khô gặp phải ở người lớn hay trẻ em đều khiến người bệnh khó chịu và mong muốn tìm được cách chữa trị an toàn. Một số hướng điều trị cho bạn tham khảo dưới đây: 

Điều trị da bị chàm khô tại nhà

Nhiều người lựa chọn cách chữa chàm khô tại nhà vì dễ dàng thực hiện. 

Giảm tình trạng chàm khô bằng dầu dừa: Sau khi làm sạch vùng mặt, bạn chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ dầu dừa và thoa lên một lớp mỏng trên bề mặt thương tổn. Sau 15 phút, hãy rửa sạch vùng da đó với nước & chỉ nên thực hiện 2 lần/tuần. 

Tổn thương ngoài da có thể giảm nhờ dầu dừa nhưng chỉ ở mức độ nhẹ

Tổn thương ngoài da có thể giảm nhờ dầu dừa nhưng chỉ ở mức độ nhẹ

Chữa bệnh chàm khô bằng khoai tây: Rửa sạch khoai tây rồi xay mịn, sau đó làm sạch vùng da bị chàm khô & đắp phần khoai đã giã lên nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Để trên da khoảng 20 phút bạn có thể rửa lại với nước. 

Chữa bệnh chàm khô bằng lá trầu không: Lá trầu không có chứa chất kháng sinh thực vật rất tốt, tác dụng giảm viêm, ngứa. Bạn rửa sạch lá trầu không với nước muối loãng, sau đó xoay nhuyễn rồi đắp lên vùng da cần điều trị từ 1-2 lần/ngày. 

Điều trị chàm khô bằng lá nha đam: Nha đam có tác dụng cấp ẩm và làm mềm da, phục hồi tổn thương giảm đau da rất tốt. Chỉ cần dùng nha đam tươi, loại bỏ phần lá xanh, lấy phần gel và đắp lên vùng da chàm sau đó để 30 phút rồi rửa lại với nước. Nếu vùng da bị chàm của bạn thường xuyên đỏ rát thì có thể sử dụng cách này để làm dịu da. 

Lưu ý: Mục đích các phương pháp chữa bệnh chàm khô là giảm những khó chịu mà bệnh mang lại như nứt nẻ, ngứa ngáy.. đối với tình trạng chàm nhẹ. Nếu tình trạng chàm khô của bạn nặng hơn, việc nên làm là tìm tới bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị thích hợp. 

Chữa bệnh chàm khô bằng Tây y

Sử dụng thuốc Tây y đặc biệt là các loại thuốc điều trị tại chỗ sẽ giúp người mắc chàm khô cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn, các triệu chứng cũng được cải thiện rõ rệt ngay sau thời gian ngắn dùng thuốc. 

Sử dụng thuốc điều trị ngoài da bệnh

Sử dụng thuốc điều trị ngoài da bệnh

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc bôi tại chỗ có tác dụng kiểm soát cơn ngứa nhờ thành phần kháng sinh, kháng viêm, giảm nhiễm trùng, kìm hãm sự lây lan rộng của bệnh. Thành phần tiêu biểu có trong thuốc bôi này thường có: 

  • Corticosteroid: Có tác dụng chính chống viêm, giảm các triệu chứng viêm và ngứa. Thuốc chứa thành phần này được dùng để bôi trực tiếp lên da.

Một số trường hợp bị chàm nặng hơn, bác sĩ sẽ kê đơn thêm một số thuốc uống như:

  • Thuốc kháng histamin: Thuốc có chứa amin có chức năng gây viêm, ngứa. Thuốc này sẽ giúp giảm ngứa vào ban đêm, giúp bệnh nhân có giấc ngủ ngon;
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Có tác dụng ngăn chặn các hoạt động bất thường của hệ miễn dịch, giảm các triệu chứng viêm, ngứa;
  • Thuốc kháng sinh: Người bệnh được sử dụng thuốc kháng sinh nếu bệnh chàm xảy ra cùng với triệu chứng nhiễm trùng da do vi khuẩn. Thuốc giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng ngứa rát, mẩn đỏ, phù nề, chống viêm hạn chế mức độ nhiễm trùng tại các vết thương trên da. 

Lưu ý: Thuốc uống điều trị chàm khô là thuốc đặc trị thường được chỉ định trong thời gian ngắn. Người bệnh không được tự ý mua thêm và lạm dụng thuốc này vì các tác dụng phụ của thuốc làm giảm chức năng thận, gan. 

Bên cạnh việc dùng thuốc Tây, kem dưỡng da, dưỡng ẩm cũng là những sản phẩm được bác sĩ khuyên dùng nhiều để hỗ trợ cấp ẩm cho da, đảm bảo chức năng hàng rào bảo vệ da.  

Tốt nhất, kem dưỡng ẩm dưỡng mềm da nên được bôi thoa 2-3 lần/ngày. Thời điểm thích hợp để thoa kem dưỡng là sáng sớm, trước khi bôi kem chống nắng sau khi tắm, rửa mặt và vào buổi tối trước khi đi ngủ.  

Thuốc Tây dù là đường uống hay bôi thì đều chỉ cải thiện được triệu chứng trong thời gian ngắn. Trong một số trường hợp, bệnh vẫn có thể quay trở lại mỗi khi có yếu tố tác động. 

Chữa bệnh da bị chàm khô bằng Đông y

Với tâm lý ngần ngại trước tác dụng phụ khi dùng quá nhiều thuốc tây, nhiều người đã lựa chọn thuốc Đông y để điều trị tình trạng chàm khô. Khác với cơ chế loại bỏ triệu chứng của Tây Y, Đông y chú trọng giải quyết các nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, mang tới hiệu quả điều trị bệnh sâu hơn, dứt điểm hơn. 

Lựa chọn điều trị bệnh chàm khô bằng Đông y cũng hỗ trợ hiệu quả

Lựa chọn điều trị bệnh chàm khô bằng Đông y cũng hỗ trợ hiệu quả

Y học cổ truyền sử dụng các vị thuốc đặc hiệu như:  bạch linh, mò trắng, ô liên rô, ké đầu ngựa, đỗ trọng,.. tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, hoạt huyết và cải thiện bệnh từ bên trong. Không chỉ vậy, các vị thuốc Đông y còn có khả năng nâng cao sức khỏe, hệ miễn dịch tự nhiên giúp ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Sử dụng thuốc Đông y để trị chàm khô dù có mức độ an toàn, lành tính nhưng vẫn cần phải thực hiện theo chỉ định và đơn thuốc từ thầy thuốc. Bên cạnh đó, người bệnh dùng liệu trình Đông y cũng cần xác định sử dụng thuốc trong thời gian dài, đều đặn để đạt được hiệu quả điều trị tốt.  

Xem thêm: Chàm da mặt là gì? Điều trị bằng cách nào?

Một số lưu ý khi điều trị tình trạng bệnh chàm khô

Dù điều trị theo bất cứ phương pháp nào, người bệnh chàm khô cũng cần kết hợp và lưu ý đến một số vấn đề quan trọng thuộc sinh hoạt, chế độ chăm sóc da để tình trạng bệnh được cải thiện tốt nhất và không bùng phát nghiêm trọng. Cụ thể bạn nên chú ý như sau:

  • Bổ sung nước dưỡng da, nên uống từ 2 lít nước/ngày;
  • Ăn uống chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đúng bữa, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt chú ý nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi;
  • Sử dụng thêm kem dưỡng ẩm lành tính, kem dưỡng mềm da loại chuyên dụng cho da chàm;
  • Mặc đồ thoáng mát, rộng rãi, tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường bụi bẩn, ô nhiễm;
  • Nên dùng các sản phẩm găng tay, đi ủng, mặc đồ bảo hộ khi phải tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất, chất tẩy rửa, …
  • Không ăn những thực phẩm hàng ngày chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng hay có chứa nhiều chất kích thích như thức ăn nhanh, thức ăn vặt, cà phê, rượu bia, …
  • Khi tắm rửa, không nên dùng nước quá nóng để tránh tình trạng da bị khô thêm, nứt, đau rát;
  • Hạn chế cào, gãi, cọ xát, tránh làm tổn thương, nhiễm trùng vùng da bệnh;
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc uống/bôi hoặc kết hợp các loại thuốc khi chưa được thăm khám tình trạng hay có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là một số thông tin cần thiết về bệnh da bị chàm khô cũng như một vài gợi ý trong điều trị bệnh. Khi phát hiện chàm khô, hãy cẩn thận chăm sóc, giữ vệ sinh từng vùng da để tránh nhiễm trùng. Liên hệ 093 770 6666 để được tư vấn về dịch vụ chăm sóc da thích hợp. 

Chia sẻ ngay:
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x
    CHUYÊN GIA SẮC ĐẸP PHÙNG CHIÊU HƯNG

    Chuyên gia sắc đẹp cao cấp

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds