Da bị nhiễm corticoid phải làm sao? 10+ Cách chăm sóc và điều trị hiệu quả
Trong quá trình chăm sóc da mặt, các chuyên gia thường khuyến cáo người dùng tránh xa những loại mỹ phẩm có chứa corticoid. Bởi thành phần này có khả năng gây nhiễm độc da rất cao. Nếu được chẩn đoán nhiễm corticoid hoặc sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid trong một khoảng thời gian đủ lâu thì tình trạng da và cơ thể có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy da bị nhiễm corticoid phải làm sao? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng để bạn đọc có được phương pháp chữa trị đúng cách!
Corticoid có trong mỹ phẩm là gì?
Corticoid là một loại hormone steroid tự nhiên tồn tại ở vỏ thượng thận, xuất hiện trong cơ thể con người và động vật. Hormone Corticoid trong cơ thể làm nhiệm vụ kiểm soát chức năng của các tế bào, hạn chế tình trạng sưng viêm, điều chỉnh hệ miễn dịch. Ngoài ra, loại hormone này còn làm nhiệm vụ ổn định hoạt động của hệ thần kinh, giảm các triệu chứng căng thẳng mệt mỏi.
Với những chức năng này, corticoid được ứng dụng khá nhiều trong y học với mục đích điều trị một số chứng bệnh liên quan đến gan, da, mắt, hệ hô hấp, xương khớp. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những ảnh hưởng tích cực đối với những hiện tượng dị ứng, điều trị bệnh tự miễn… Mang đến nhiều lợi ích như vậy nhưng đó là khi corticoid được kiểm định và có chỉ định điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.
Người ta cũng sử dụng corticoid trong các loại mỹ phẩm, thuốc điều trị bệnh ngoài da để làm giảm các triệu chứng sưng viêm, mẩn ngứa và kích ứng trên da. Những triệu chứng này có thể xuất hiện trong nhiều tình trạng da khác nhau, bao gồm mụn trứng cá, chàm, viêm da cơ địa và bệnh tổ đỉa. Tùy vào tình trạng da cụ thể mà các bác sĩ sẽ đề xuất việc sử dụng sản phẩm tương ứng.
Khi corticoid được sử dụng đúng cách và có liều lượng phù hợp, nó có thể làm giảm các triệu chứng bệnh lý ngoài da, cải thiện tình trạng da. Tuy nhiên, việc sử dụng corticoid trong mỹ phẩm cần được điều chỉnh cẩn thận để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
Tình trạng nhiễm độc do Corticoid diễn ra khi nào? Biểu hiện là gì?
Nhiễm độc corticoid xảy ra khi cơ thể phải tiếp nhận quá nhiều corticoid nhân tạo, đặc biệt là khi sử dụng corticoid trong thời gian dài hoặc ở liều lượng cao. Hai trường hợp phổ biến nhất dẫn đến tình trạng nhiễm độc corticoid là do sử dụng mỹ phẩm trộn, không rõ nguồn gốc. Hoặc lạm dụng các loại thuốc điều trị có chứa corticoid nhưng không được kê đơn. Việc sử dụng corticoid trôi nổi trên thị trường, không đúng cách, sai liều lượng có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ:
Đối với làn da: Làm giảm độ đàn hồi của da, gây nám da, sạm da, da mỏng yếu, dễ tổn thương và trầy xước. Cùng với đó là những biểu hiện da mặt bị sưng, ngứa ngáy, đau rát… Tùy vào từng cấp độ và nguyên nhân cụ thể mà các biểu hiện có thể khác nhau.
Đối với cơ thể: Gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe như suy giảm hệ miễn dịch, tăng huyết áp, suy thận, suy tim, vấn đề về xương và rối loạn nội tiết tố. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra và không hề hiếm gặp trong y học. Vậy nên cần hết sức cẩn thận trong quá trình điều trị bệnh và làm đẹp.
Đối với tâm lý: Gây ra các vấn đề tâm lý như lo âu, mệt mỏi, kích động, khó ngủ, có cảm giác khó chịu. Nếu kéo dài thời gian sử dụng có thể khiến nhiều người phải đối mặt với nguy cơ trầm cảm.
Việc sử dụng corticoid trong mỹ phẩm cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ bởi các chuyên gia và theo chỉ định của bác sĩ. Các cấp độ khi da bị nhiễm độc corticoid đó là:
– Cấp độ 1: Đây là mức độ nhẹ nhất diễn ra khi da mặt tiếp xúc với corticoid mức độ cao. Người bệnh thường có cảm giác khô căng, châm chích và bong tróc mức độ nhẹ.
– Cấp độ 2: Da mặt có cảm giác căng đỏ, sần sùi kéo dài, xuất hiện mụn nước li ti giống như các vết bỏng nhẹ. Sau một thời gian, mụn nước vỡ ra và để lại những dấu vết bong tróc, da sạm đen hơn.
– Cấp độ 3: Nhiễm độc mức độ 3 cho thấy hoạt chất corticoid bắt đầu xâm nhập và ảnh hưởng đến mao mạch phía dưới. Da tấy đỏ nhanh hơn, có cảm giác khô căng, nóng ran và đau nhức khó chịu.
– Cấp độ 4: Làn da tăng tiết bã nhờn nhanh hơn, xuất hiện mụn và rất nhiều triệu chứng ngoài da. Cảm giác khô nóng, đau rát tăng cao rõ rệt dù chỉ chạm tay nhẹ.
– Cấp độ 5: Đây cũng là mức độ cao nhất khi làn da phải đối mặt với tình trạng nhiễm độc corticoid. Lúc này da mặt trở nên khô hơn, bong tróc nhiều hơn, có các mảng da sạm đen. Đồng thời mụn nước chứa dịch mủ tăng thêm, cùng với đó là biểu hiện da mặt bị nhiễm trùng nặng hoặc hoại tử.
Da bị nhiễm Corticoid phải làm sao?
Tình trạng nhiễm corticoid sẽ rất nghiêm trọng nếu chúng ta không có biện pháp kiểm soát kịp thời và đúng cách. Thời điểm đầu, sẽ có nhiều người chưa nhận thức được ảnh hưởng của vấn đề này. Nhưng sau một thời gian, các dấu hiệu tổn thương tăng lên và ngày càng rõ rệt, mọi người sẽ bắt đầu cảm thấy lo lắng và tìm cách điều trị nhanh nhất có thể. Điều đó kéo theo hệ lụy sử dụng kem bôi phục hồi, thuốc bôi mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ có chuyên môn. Khả năng cao là trường hợp xấu nhất sẽ xảy ra. Tình trạng da mặt sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, làm leo thang cấp độ nhiễm độc. Vậy da bị nhiễm corticoid phải làm sao?
Trước tiên, bạn cần ngừng sử dụng tất cả các loại mỹ phẩm, thuốc bôi ngoài da và mọi sản phẩm đang sử dụng. Bởi có thể một trong số đó chính là nguyên nhân dẫn đến tổn thương trên bề mặt da. Ngay sau đó cần đến các cơ sở y tế điều trị da liễu để kiểm tra, xác định mức độ kích ứng và có phương pháp điều trị an toàn, phù hợp nhất. Tùy vào từng mức độ cụ thể mà các bác sĩ sẽ đề xuất phương án điều trị tương ứng.
Đối với tình trạng nhiễm corticoid mức độ nhẹ: Nếu làn da chỉ có các biểu hiện da căng rát, mẩn đỏ, bong tróc thì các bác sĩ thường chỉ định việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc bôi ngoài da. Đồng thời, hướng dẫn cách chăm sóc trong thời gian phục hồi da mặt. Tuy nhiên, một khi đã bị nhiễm corticoid thì chắc chắn làn da sẽ không thể trở về như xưa. Hệ quả của việc nhiễm corticoid khiến da mỏng yếu hơn và dễ bị kích ứng trước nhiều tác nhân bên ngoài.
Đối với tình trạng nhiễm corticoid mức độ nặng: Nhiễm độc mức độ nặng như đã đề cập ở trên với các biểu hiện sưng đỏ, đau rát, xuất hiện mủ chứa dịch, nhiễm trùng hoặc hoại tử da. Đó là khi da mặt bị suy yếu nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến mạch máu, chức năng da không còn đảm bảo. Để tránh trường hợp da bị shock hoặc không kịp thích nghi với việc dừng sử dụng corticoid đột ngột. Các bác sĩ thường giảm tần suất sử dụng bằng cách đưa corticoid trong điều trị thay thế cho các loại mỹ phẩm chứa corticoid gây nhiễm độc. Sau đó, áp dụng những phương pháp điều trị chuyên sâu hơn: Dùng thuốc, điều trị bằng ánh sáng, lột da hóa học…
Các biểu hiện nhiễm corticoid rất đa dạng nên việc điều trị phải tương ứng với những trường hợp cụ thể. Ngoài ra, cơ địa và tình trạng sức khỏe căn bản cũng ảnh hưởng ít nhiều đến thời gian phục hồi của làn da. Quá trình chăm sóc da cũng có ý nghĩa quan trọng nên cần lưu ý nhiều hơn.
7+ cách chăm sóc da mặt trong thời gian nhiễm corticoid?
Khoảng thời gian trước, trọng và sau khi điều trị da bị nhiễm corticoid, chúng ta cần chăm sóc da một cách cẩn thận. Hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với môi trường độc hại, ánh nắng mặt trời bởi điều này có thể khiến da mặt tổn thương sâu hơn. Một số vấn đề cần lưu ý trong quy trình chăm sóc da mặt đó là:
- Làm sạch da đều đặn mỗi ngày bằng nước sạch hoặc tốt nhất là nước muối sinh lý pha loãng để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn trên bề mặt. Không nên sử dụng sữa rửa mặt có chứa cồn hoặc các thành phần gây bào mòn da vì dễ gây kích ứng nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế việc sử dụng mỹ phẩm trong thời kỳ điều trị và phục hồi da bị nhiễm corticoid. Đặc biệt tránh xa những sản phẩm có chứa hương liệu, chất tạo màu, acid… Cũng không nên trang điểm trong giai đoạn này vì sẽ làm trầm trọng thêm những tổn thương mà làn da đang gặp phải.
- Không sử dụng tay hoặc bất kỳ vật dụng gì chà xát lên mặt trong thời điểm da mặt đang nhạy cảm như thế này. Trong quá trình chăm sóc da cũng hết sức hạn chế các thao tác không cần thiết. Đồng thời, phải rửa tay thật sạch để tránh đưa vi khuẩn gây hại từ môi trường tiếp xúc với bề mặt da.
- Kiểm soát tâm trạng và thể lực để hạn chế tình trạng sức khỏe và tâm trạng đi xuống, điều đó có thể khiến việc hồi phục lâu hơn hoặc không thể đạt được kết quả như mong muốn. Luyện tập thể thao cường độ nhẹ, xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý để cải thiện sức đề kháng và hạn chế stress.
- Nên che chắn cho da thật cẩn thận bằng nhiều vật dụng, thoa kem chống nắng đầy đủ nếu nhất định phải ra ngoài vào ban ngày hoặc tiếp xúc với các thiết bị có khả năng phát ra tia UV.
- Tương tác của thuốc điều trị nhiễm corticoid có thể gây ra những phản ứng xấu đối với những loại thuốc khác. Vậy nên, nếu bạn đang sử dụng dược phẩm nào đó cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đồng thời, cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh lý để có phương án tốt nhất.
- Áp dụng các phương pháp điều trị, chăm sóc sau điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên tự điều trị tại nhà nếu không có bất kỳ chỉ định nào khác bởi chúng ta chưa thực sự hiểu rõ tình trạng da của mình. Nên thăm khám với các bác sĩ trước khi điều trị hoặc có những thay đổi bất thường.
Điều trị và phục hồi làn da nhiễm Corticoid bằng các phương pháp công nghệ cao
Da bị nhiễm corticoid phải làm sao? Chúng ta đều hiểu rằng một khi bị nhiễm corticoid cũng là lúc chắc năng da hoàn toàn suy giảm và không thể hoạt động một cách bình thường như trước đây. Vậy nên dù có chăm sóc cần thận như thế nào thì trước những thay đổi bên trong cơ thể và ảnh hưởng bên ngoài môi trường. Da mặt có xu hướng nhanh chóng xuống cấp, lão hóa và rất khó để phục hồi. Chính vì vậy mà bên cạnh việc chăm sóc không thể không áp dụng những biện pháp điều trị triệt để.
Việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể khả quan trong trường hợp da bị nhiễm độc nhẹ. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng hơn, rất cần đến sự hỗ trợ của những giải pháp trị liệu công nghệ cao. Các phướng pháp này hướng đến mục tiêu giảm thiểu tối đa tác động của corticoid lên da. Hay nói cách khác là trị liệu và kiểm soát những dấu hiệu mà làn da gặp phải. Tùy vào tình trạng da của mỗi người mà bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp phù hợp nhất. Trong đó, có 3 phương pháp được đánh giá là hiệu quả nhất bao gồm:
Điều trị bằng Laser
Ứng dụng hoạt động của ánh sáng Laser là phương pháp trị liệu da phổ biến, nhất là đối với các trường hợp nám sạm, lão hóa. Laser cũng được các chuyên gia khẳng định là phù hợp với những làn da có hệ thống mao mạch tổn thương, suy giảm chức năng do nhiễm corticoid. Ánh sáng laser tập trung loại bỏ các khuyết điểm và tế bào tổn thương để từ đó tái tạo lại làn da, tăng cường sản xuất collagen giúp phục hồi tốt hơn. Một số công nghệ Laser được chỉ định để điều trị da bị nhiễm corticoid đó là:
+ Laser CO2: Ứng dụng tia laser CO2 để loại bỏ lớp da tổn thương, nhiều khuyết điểm. Từ đó kích thích sản xuất các tế bào collagen mới, phục hồi các chuỗi liên kết và tăng cường khả năng tái tạo da.
+ Laser Fraxel: Công dụng tương tự như Laser CO2 nhưng chỉ số bước sóng có sự khác biệt, vừa giúp chữa lành những tổn thương da vừa mang đến hiệu quả tái tạo và hiệu chỉnh sắc tố.
_ Laser YAG: Sử dụng tia laser YAG để làm sáng da, cải thiện tình trạng da mỏng yếu, tổn thương mao mạch và tăng cường độ đàn hồi của da. Đây cũng là một phương pháp an toàn để điều trị sẹo.
Phương pháp PRP
Đây là phương pháp trị liệu đặc biệt, có thể được ứng dụng để điều trị làn da bị nhiễm corticoid. Trên thực tế, PRP là quá trình trích xuất các tế bào khỏe mạnh và những yếu tố tăng trưởng có trong máu của người được điều trị. Để quay ngược lại đưa vào vào da tổn thương với mục đích tái tạo tế bào mới, tăng cường chức năng da và tái cấu trúc các chuỗi liên kết bị đứt gãy.
Đây là một phương pháp an toàn, hiệu quả nhưng cũng hết sức phức tạp. Do đó, cần được thực hiện bởi các chuyên gia thẩm mỹ và bác sĩ điều trị có trình độ chuyên môn cao. Bạn nên tìm kiếm những Phòng khám thẩm mỹ uy tín chất lượng để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả thực tế sau khi trị liệu.
Điều trị bằng Filler
Đa số mọi người đều cho rằng việc tiêm filler chỉ có hiệu quả đối với các trường hợp da lão hóa, nhiều nếp nhăn. Tuy nhiên, sử dụng đúng hoạt chất thì đây cũng là một cách để bổ sung dưỡng chất và cải thiện chức năng da. Phương pháp này có khả năng cải thiện một cách đáng kể tình trạng da suy yếu, căng rát, tổn thương bên trong. Từ đó phục hồi hàng rào bảo vệ da cả bên trong lẫn bên ngoài hiệu quả hơn.
Các loại filler phù hợp với làn da bị nhiễm corticoid đó là collagen tươi, Hyaluronic Acid… Bởi đây là những thành phần an toàn, có độ tương thích cao và phù hợp với cả những làn da mỏng yếu nhất. Tích hợp cả 2 dưỡng chất quan trọng này một cách xuất sắc và hiệu quả có thể kể đến liệu pháp vi cấy colllagen của Mega Gangnam. Chỉ sau một liệu trình phục hồi, tình trạng da tổn thương đã được cải thiện một cách đáng kinh ngạc, các dấu hiệu căng đỏ, bỏng rát, đau nhức dần biến mất.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp da bị nhiễm corticoid phải làm sao. Hy vọng với những thông tin hữu ích ở trên, các bạn đã xác định được vấn đề mà mình đang gặp phải cũng như tìm ra phương pháp điều trị nhanh chóng, an toàn và dứt điểm. Với sự hỗ trợ tận tình của đội ngũ các chuyên gia, bác sĩ Hàn Quốc tại Mega Gangnam, chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận những trường hợp nhiễm corticoid nặng nhất. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ đến Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời!
Tìm hiểu thêm các cách chăm sóc da khác cho chị em:
7+ cách chăm sóc da sau khi trị liệu công nghệ Thermage FLX
Những điều cần đặc biệt lưu ý khi chăm sóc da mụn
Bí quyết chăm sóc da khô an toàn và tốt nhất
Bí kíp chăm sóc da mặt mùa hè hiệu quả