Da khô nứt nẻ như da rắn là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?
Da khô nứt nẻ như da rắn là một trong những dấu hiệu da liễu bất thường mà khá nhiều người đang gặp phải. Tình trạng này xuất hiện ở những nơi dễ nhận biết dẫn đến khá nhiều phiền toái trong giao tiếp, cuộc sống. Không những thế, da bị khô trông giống vảy rắn còn có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời. Tham khảo ngay bài viết này để được cung cấp những thông tin quan trọng!
Dấu hiệu nhận biết da bị khô vảy rắn
Da khô vảy rắn là một biểu hiện rõ ràng của việc da thiếu độ ẩm nghiêm trọng, dẫn đến bề mặt da trở nên thô ráp và xuất hiện các vảy mỏng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể gây ra nhiều khó chịu, đặc biệt là khi da bắt đầu nứt nẻ và ngứa ngáy. Các dấu hiệu nhận biết cụ thể hơn như sau:
+ Bề mặt da thô ráp: Da trở nên thô ráp, sần sùi và không có cảm giác mịn màng khi chạm vào bằng tay.
+ Xuất hiện vảy trắng: Các vảy nhỏ, mỏng nhưng cứng xuất hiện trên bề mặt da. Những vảy này thường có màu trắng hoặc xám, tạo thành ô vuông giống như vảy rắn (đôi khi giống vảy cá).
+ Bị nẻ và có các vết nứt: Trong những trường hợp nặng, da có thể bị nứt nẻ, đặc biệt là ở các vùng như khuỷu tay, đầu gối, bàn chân và bàn tay.
+ Ngứa ngáy khó chịu: Tình trạng da khô nứt nẻ như da rắn không chỉ biểu hiện ra bên ngoài mà còn mang đến cảm giác ngứa ngáy, khó chịu dữ dội trong nhiều trường hợp.
Tìm hiểu thêm: Da chân bị khô như da rắn là do đâu? Điều trị thế nào?
Da khô nứt nẻ như da rắn có phải bệnh lý hay không?
Trong nhiều trường hợp, da khô vảy rắn chỉ là kết quả của việc da không được cung cấp đủ độ ẩm hoặc bị tác động bởi các yếu tố môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng da khô nứt nẻ như da rắn là dấu hiệu của bệnh lý Ichthyosis vulgaris.
Đây là một dạng bệnh lý da liễu di truyền liên quan đến những rối loạn hiếm gặp, phổ biến hơn cả ở nhóm 0 – 7 tuổi. Khi mắc bệnh, bề mặt da trỏe nên dày sừng, bong tróc, có các vết loang lổ và tập trung nhiều ở vùng da như chân, cánh tay và lưng. Bệnh lý này có thể kéo dài suốt đời, gây ra nhiều khó khăn trong việc điều trị và kiểm soát triệu chứng.
Nếu bạn gặp phải tình trạng da khô kéo dài (trên 7 ngày) hoặc có các triệu chứng như đã mô tả ở trên, rất có thể bạn đang bị bệnh da liễu và cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp nhất.
Đọc thêm: Dấu hiệu nhận biết các bệnh về da mặt và hướng điều trị
Các đối tượng có nguy cơ cao bị da khô vảy rắn
Mặc dù tình trạng da khô vảy rắn có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng có một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn, bao gồm:
Sinh sống trong vùng khí hậu khô lạnh thời gian dài
Những người sống ở những vùng có khí hậu khô lạnh quanh năm như các vùng núi cao, gần sa mạc hoặc các vùng có mùa đông kéo dài và khắc nghiệt thường dễ dàng xuất hiện các bệnh về da do mất nước, bao gồm cả khô da vảy rắn. Đây là tình trạng độ ẩm trong không khí xuống thấp, kết hợp áp suất gió và các tác động từ môi trường khiến dầu và nước ở càng tầng da bay hơi.
Người cao tuổi hoặc da lão hóa trên cứ độ trung bình
Lão hóa tự nhiên là một trong những nguyên nhân chính khiến da trở nên khô hơn. Khi tuổi tác tăng lên, cơ thể sản xuất collagen ít hơn rất nhiều nên không thể đảm bảo làn da đủ độ ẩm và tính đàn hồi. Không chỉ vậy, khả năng giữ nước cũng ngày càng suy yếu, khiến da trở nên mỏng hơn, khô hơn và dễ bị tổn thương hơn. Những người cao tuổi thường gặp phải tình trạng da khô, nứt nẻ, đặc biệt là ở những vùng da mỏng như cẳng chân, bàn tay và mặt.
Người đã hoặc đang mắc các bệnh lý da liễu
Những người có tiền sử mắc các bệnh da liễu như vảy cá di truyền, chàm, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, chàm cũng có nguy cơ cao bị da khô vảy rắn. Các bệnh lý này thường làm giảm khả năng giữ ẩm của da, khiến da trở nên khô ráp, sần sùi và dễ bị tổn thương hơn. Bên cạnh đó, những người dễ gặp phải các vấn đề da liễu thường có sức đề kháng kém và nền da yếu nên càng dễ xuất hiện các bệnh lý khác.
Những người không chăm sóc da đúng cách
Việc không chăm sóc da đúng cách hoặc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, chứa nhiều hợp chất gây khô (cồn, hương hiệu, dầu khoáng…) cũng có thể khiến da khô nứt nẻ như da rắn. Ngoài ra, việc không uống đủ nước hoặc thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn uống cũng có thể làm da trở nên khô và dễ bị tổn thương.
Khám phá ngay: Da khô rát đỏ có phải bệnh không? Chăm sóc như thế nào?
Điều trị dứt điểm da khô nứt nẻ như da rắn được không?
Việc điều trị tình trạng da khô nứt nẻ như da rắn phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu nguyên nhân xuất phát từ các tác động môi trường hoặc việc chăm sóc da không đúng cách, tình trạng này có thể được khắc phục đến trên 90% với các phương pháp chăm sóc đơn giản tại nhà. Như sau:
+ Tránh xa mỹ phẩm không phù hợp: Trường hợp da khô nứt nẻ như da rắn cần đặc biệt tránh xa các loại mỹ phẩm (bao gồm sản phẩm làm sạch, chăm sóc da…) có tính kiềm cao hoặc chứa cồn mạnh. Thay vào đó, nên chọn các sản phẩm làm sạch da dịu nhẹ, chiết xuất thiên nhiên và không làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da.
+ Duy trì độ ẩm cho da: Da khô thiếu ẩm cần bù nước và các hoạt chất có khả năng giữ ẩm hiệu quả hơn. Trường hợp này, bạn đọc có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm (dạng gel thẩm thấu nhanh cho da body), chứa glycerin, hyaluronic acid, hoặc ceramide để cung cấp độ ẩm.
+ Thay đổi thói quen sinh hoạt: Có thể giảm thiểu mức độ phát triển của tình trạng da khô nứt nẻ bằng các cách như: Uống đủ nước; tránh tắm nước nóng quá lâu; bổ sung vitamin, khoáng chất, Omega-3 và bảo vệ da khi tiếp xúc với thời tiết khắc nghiệt.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp da khô do bệnh lý như Ichthyosis vulgaris hoặc các bệnh da liễu mãn tính khác. Áp dụng các phương pháp chăm sóc phía trên thường không hiệu quả và cần có sự can thiệp y tế để cải thiên tình trạng bệnh. Các biện pháp điều trị có thể được áp dụng trong trường hợp này bao gồm:
+ Sử dụng thuốc dưỡng ẩm chuyên biệt: Các loại thuốc mỡ hoặc kem dưỡng ẩm chứa urea hoặc lactic acid có thể giúp làm mềm và làm mỏng các lớp vảy, giàu keratin trên da, khiến chúng mềm mịn và tí thô sần hơn.
+ Điều trị bằng thuốc chứa hoạt chất retinoid: Trong những trường hợp vừa và nặng, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc bôi chứa retinoid để khắc phục tình trạng dày sừng, ổn định lại quá trình tái tạo tế bào và tăng khả năng phục hồi cho da.
+ Sử dụng thuốc bôi tại chỗ: Các loại thuốc bôi giảm viêm, giảm ngứa có chứa corticosteroid và một số thành phần khác, tùy từng trường hợp có thể được kê đơn và cần sử dụng đúng cách theo hướng dẫn để phòng tránh tác dụng phụ.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh da khô sắc tố: Nguyên nhân, Biểu hiện và Hướng điều trị
Dù cho nguyên nhân gây ra tình trạng da khô nứt nẻ như da rắn là gì, việc điều trị kịp thời và đúng cách sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ trực tiếp với các chuyên gia của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ!
Các bài viết liên quan
- Cách làm xịt khoáng dưa chuột tự chế cấp ẩm hữu ích
- 8 lợi ích tuyệt vời của mặt nạ gỗ đàn hương bạn nên biết
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Mụn bọc không đầu có biểu hiện gì? Điều trị như thế nào?
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện
- Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt cực chuẩn!
- Miếng dán lột mụn đầu đen có thực sự trị mụn hiệu quả?
- Cách trị mụn bọc bằng kem đánh răng có thật sự tốt không?
- Cách trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to hiệu quả tận gốc