Da mặt bị ngứa châm chích là biểu hiện của bệnh gì?
Tình trạng da mặt bị ngứa châm chích tương đối phổ thông và có thể liên quan đến một số bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chỉ là biểu hiện tạm thời do da quá khô, kích ứng do thời tiết hoặc phản ứng sau thẩm mỹ. Nên thăm khám trực tiếp với bác sĩ da liễu để xác định tình trạng bệnh và có hướng điều trị phù hợp!
Khu vực nhạy cảm như da mặt thường dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây hại bên ngoài và cả những thay đổi trong cơ thể. Trong đó, có một phản ứng mà rất nhiều người có thể gặp phải, đó chính là hiện tượng da mặt bị ngứa châm chích. Tuy nhiên, biểu hiện này lại khá phổ biến và rất khó để xác định đâu là nguyên nhân. Do đó, hãy tham khảo bài viết này để được giải đáp chi tiết!
Da mặt bị ngứa châm chích là biểu hiện của bệnh gì?
Ngứa và cảm giác châm chích trên da mặt là các biểu hiện khá phổ thông. Nếu tình trạng này chỉ kéo dài vài chục phút đến vài tiếng rồi biến mất thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, với các trường hợp da mặt bị ngứa châm chích kéo dài quá 12 tiếng, thì đây có thể là triệu chứng của một số vấn đề da liễu khác nhau.
Để đi đến kết luận chính xác nhất, bạn cần thăm khám với bác sĩ da liễu để được xét nghiệm và kiểm tra lâm sàng. Tuy nhiên, nếu cảm thấy vấn đề về da chưa nghiêm trọng hoặc đang nghi ngờ một bệnh lý nào đó. Bạn có thể tham khảo thông tin về một số dấu hiệu thường gặp và triệu chứng bổ sung ngay sau đây:
Da quá khô: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng da mặt bị ngứa và có cảm giác châm chích. Da khô trong điều kiện nhiệt độ bình thường không có vấn đề nào nghiêm trọng, chỉ cần tập trung cấp ẩm là đủ. Tuy nhiên, trong các trường hợp thời tiết khắc nghiệt (nhiệt độ quá thấp, không khí khô loãng) da khô có thể trở nên rất khô. Lúc này, bề mặt da có biểu hiện bong tróc, nứt nẻ lại chịu thêm tác động của môi trường mới dẫn đến hiện tượng ngứa châm chích.
Bệnh Chàm: Eczema hay chàm da là một tình trạng viêm da mặt với dấu hiệu đặc trưng là các vùng da tấy đỏ, ngứa ngứa, xuất hiện mụn nước và có biểu hiện bong vảy. Chàm phổ biến hơn cả ở trẻ nhỏ (chàm sữa) và tập trung chủ yếu ở hai bên má. Khi bị chàm các bé thường quấy khóc, cào cấu, dụi tay vào da do ngứa ngáy quá mức. Cha mẹ nên theo dõi phản ứng của bé để cung cấp thông tin cho bác sĩ khi thăm khám.
Da bị dị ứng: Dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra hiện tượng ngứa châm chích. Tuy nhiên, tình trạng này không chỉ biểu hiện ở vùng mặt mà còn có khả năng xuất hiện ở cổ, chân và tay. Các yếu tố có khả năng kích hoạt các kháng thể, gây dị ứng bao gồm: mỹ phẩm, thực phẩm, nguồn nước, phấn hoa, lông động vật, thuốc… Tình trạng dị ứng da mặt có thể đi kèm các dấu hiệu khác như: da đỏ, sưng đau, phát ban, nổi mụn nước, sốt cao.
Bệnh nội tiết: Các bất thường ở những cơ quan quản lý hormone như: vùng dưới đồi não, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận… Có thể là nguyên nhân làm tăng khả năng xuất hiện các bất thường trên da. Ban đầu, đa số mọi người thường có biểu hiện ngứa ngáy râm ran, cảm giác châm chích nhẹ, có lúc biến mất không rõ ràng. Tình trạng này tương đối phức tạp, cần thực hiện các cuộc kiểm tra chuyên sâu để có kết luận chính xác nhất.
Rối loạn thần kinh: Các bệnh lý thần kinh như hội chứng chèn ép dây thần kinh hoặc zona (herpes zoster). Có thể gây ra những cơn đau nhẹ, tê bì, ngứa ngáy và cảm giác châm chích dọc theo các vùng có dây thần kinh đi qua. Ngoài ra, nếu bị zona, da mặt thường xuất hiện mụn nước li ti, dễ vỡ và khả năng lây lan ra các vùng xung quanh.
Sau khi thẩm mỹ: Một số phương pháp thẩm mỹ ứng dụng các hoạt chất hóa học như peel da hoặc tác động trực tiếp lên bề mặt (bào mòn da, lăn kim, phi kim…). Cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng da mặt bị ngứa châm chích. Các dấu hiệu này thường chỉ xuất hiện trong 5 – 7 ngày và giảm dần theo thời gian nếu được chăm sóc đúng cách.
Tìm hiểu chi tiết: Dấu hiệu nhận biết các bệnh về da mặt và hướng điều trị
Lưu ý: Để xác định nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng da mặt bị ngứa châm chích cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu. Tại đây, các bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm kiểm tra phản ứng dị ứng, xét nghiệm máu hoặc sinh thiết da để xác định bệnh lý da mặt cụ thể. Tuyệt đối không tự phỏng đoán nguyên nhân gây bệnh rồi tự điều trị tại nhà.
Làm gì khi da mặt bị ngứa châm chích quá mức?
Trường hợp da mặt chỉ bị ngứa châm chích và chưa có biểu hiện bất thường nào khác Bạn có thể áp dụng một số biện pháp an toàn ngay tại nhà để giảm nhẹ cảm giác khó chịu trước khi đến gặp bác sĩ:
1. Tránh xa các yếu tố gây kích ứng: Xác định các yếu tố bất thường có khả năng khiến da bạn bị ngứa ngáy, châm chích nếu có tiền sử bệnh lý. Trường hợp trước đây da mặt chưa từng có biểu hiện này, cần xem xét hết tất cả các khả năng có thể gây kích ứng da. Chẳng hạn như: môi trường sống, các sản phẩm đang sử dụng, động vật xung quanh, nguồn nước, thức ăn, loại thuốc đang dùng…Đồng thời, tránh tiếp xúc hoàn toàn với các yếu tố trên ngay lập tức.
2. Tuyệt đối không tác động vật lý lên da: Việc cào cấu, chà xát có thể khiến da bị trầy xước, tổn thương nặng hơn, đặc biệt là khi bị viêm da mặt. Do đó, dù ngứa đến mức độ nào đi chăng nữa cũng tuyệt đối không thực hiện các động tác này trên da. Ngoài ra, nếu các bé có phản ứng đỏ da, quấy khóc, gãi mạnh, cha mẹ cần theo dõi và đưa đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Tránh trường hợp bệnh nặng hơn rồi mới đi khám, làm tăng nguy cơ biến chứng và chậm trễ việc điều trị.
3. Làm mát da mặt ngay tức thì: Nếu như bạn bị ngứa châm chích da mặt vào mùa hè (không nổi mụn nước, mề đay, vết thương hở) và muốn làm dịu cảm giác này. Có thể cân nhắc dùng nước muối sinh lý pha loãng để làm sạch da. Sau đó, áp dụng phương pháp chườm lạnh hoặc dùng một số loại gel lô hội nguyên chất để làm dịu. Cách làm này có thể cải thiện cảm giác khó chịu đôi chút, nhưng không nên chườm quá lâu (trên 10 phút).
Đọc thêm: Tại sao nên dùng nước muối sinh lý để rửa mặt?
4. Cấp nước và dưỡng ẩm da: Bổ sung nước giúp tăng cường quá trình hydrat hóa và đào thải độc tố ra bên ngoài tốt hơn. Vì vậy, khi da mặt bị ngứa châm chích đừng quên uống bù nước (nước lọc), nhất là với các bạn có hiểu hiện mệt mỏi, đau đầu. Đồng thời, nên kết hợp sử dụng một vài kem dưỡng ẩm dịu nhẹ có các thành phần như: lô hội, yến mạch, HA, Ceramides… không chứa hương liệu. Để giảm ngứa da, châm chích nếu đi kèm hiện tượng da khô, bong tróc.
5. Dùng thuốc giảm ngứa: Một số loại thuốc uống hoặc bôi giảm ngứa da mặt (loại không kê đơn) có thể được đề xuất bởi dược sĩ khi bạn bị ngứa, châm chích da quá mức mà chưa thể đến bác sĩ. Chẳng hạn như thuốc bôi Bepanthen Balm (dùng được cho cả trẻ em) hoặc thuốc uống giảm ngứa Benadryl. Tuy nhiên, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và cung cấp thông tin cho dược sĩ trước khi mua nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc có bất kỳ bệnh lý nào khác.
Khám phá ngay: Bị dị ứng da mặt nên ăn gì để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát
Điều trị giảm ngứa châm chích bằng phương pháp nào tốt?
Tùy vào các biểu hiện ngoài da, các phản ứng bên trong cơ thể hoặc tiền sử bệnh lý mà các bác sĩ thường chỉ định các hướng điều trị khác nhau. Trường hợp da mặt bị ngứa châm chích, có một số biểu hiện bất thường mức độ nhẹ, chỉ cần điều trị ngoại trú và dùng thuốc theo chỉnh định. Nhưng cũng có khá nhiều trường hợp cần thực hiện các phương pháp trị liệu chuyên sâu, phức tạp. Cụ thể như sau:
1. Đối với điều trị ngoại trú: Da khô đến rất khô, dị ứng lần đầu, bệnh chàm da mặt, viêm da mặt khởi phát.
+ Dùng kem hoặc thuốc bôi: Đối với các vấn đề như da quá khô, eczema, dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc. Các bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc bôi chứa corticosteroid như Hydrocortisone để giảm viêm và ngứa. Trường hợp nặng hơn có thể sẽ phải dùng đến Triamcinolone hoặc các thuốc khác theo chỉ định.
+ Thuốc uống: Trong trường hợp da mặt châm chích ngứa ngáy, kết hợp các đốm mụn nước hoặc có dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng hơn. Việc dùng thuốc bôi trên da thường không phải là lựa chọn được ưu tiên. Lúc này, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc kháng sinh, chống viêm hoặc thuốc chống dị ứng như antihistamines.
Tìm hiểu ngay: Bác sĩ hướng dẫn: Dùng thuốc bôi dị ứng da mặt loại nào tại nhà?
2. Điều trị chuyên sâu: Viêm da mặt nặng, bệnh lý liên quan đến nội tiết tố, các hội chứng rối loạn thần kinh biểu hiện ngoài da…
+ Liệu pháp ánh sáng: Đối với bệnh lý viêm da mặt nặng (chàm da nặng, vảy nến, bệnh lý tự miễn khác). Để giảm thiểu các biểu hiện sang chấn và tổn thương ngoài da, bước đầu bác sĩ có thể chỉ định việc áp dụng phương pháp quang trị liệu PUVA nhằm kiểm soát mức độ phát triển của bệnh.
+ Liệu pháp sinh học: Các loại thuốc sinh học như adalimumab hoặc etanercept (thuốc ức chế miễn dịch) có thể được chỉ định cho các trường hợp viêm da nặng (biến chứng của các bệnh lý bao gồm: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp… Phương pháp này cũng được áp dụng khi người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
+ Điều trị phẫu thuật: Mặc dù khá là hi hữu nhưng các biểu hiện mới chớm của làn da như châm chích, ngứa ngáy kéo dài có thể liên đến bệnh lý ung thư da. Trường hợp này cần thực hiện các xét nghiệm, sinh thiết để xác định nguyên nhân gây bệnh và có thể cần can thiệp phẫu thuật cắt bỏ khối u, hóa trị hoặc xạ trị.
3. Các phương pháp hỗ trợ: Dành cho mọi vấn đề da, trong và sau điều trị.
+ Chăm sóc da hàng ngày: Tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chỉ định các sản phẩm chăm sóc da mặt dịu nhẹ hàng ngày trong và sau thời gian điều trị trên da. Cần chú trọng vào hai mục tiêu chính là làm sạch và giữ ẩm. Thời gian này nên ưu tiên dùng sữa rửa mặt cho da nhạy cảm và kem dưỡng chứa Ceramides.
+ Thay đổi lối sống: Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, tập thể dục đều đặn (tập trung nhà để tránh ra mồ hôi mặt). Đồng thời, bạn cần cải thiện chất lượng giấc ngủ và tránh xa các yếu tố có khả gây stress để cơ thể phục hồi tốt hơn.
Bài viết liên quan: Chăm sóc da mặt mùa lạnh: Những điều cần biết và làm
Tổng kết: Da mặt bị ngứa châm chích có thể chỉ là biểu hiện của làn da khi tiếp xúc với các dị nguyên bất thường (da nhạy cảm, dễ dị ứng). Tuy nhiên, điều này cũng có khả năng liên quan đến một số bệnh lý phức tạp và nghiêm trọng (dù tỷ lệ không cao). Vì vậy, ngay khi da mặt có sự thay đổi bất thường (kéo dài) cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để thăm khám, kiểm tra và được chỉ định hướng điều trị phù hợp.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp da mặt bị ngứa châm chích là biểu hiện của bệnh gì. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn thêm về các triệu chứng thường gặp. Vui lòng liên hệ trực tiếp với các bác sĩ da liễu và chuyên gia tại Phòng khám thẩm mỹ quốc tế 5 sao Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ!
Các bài viết liên quan
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Khuôn mặt sau khi bắn laser thay đổi như thế nào?
- Nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới là gì? Điều trị như thế nào?
- Trị mụn đầu đen ở lưng cách nào hiệu quả?
- [Giải đáp] Uống hà thủ ô có bị sạm da không?
- Cách trị mụn đầu đen bằng chanh có nên thực hiện không?
- 7+ cách trị mụn ẩn tuổi dậy thì an toàn và hiệu quả
- Top 7+ sản phẩm trị mụn ẩn hiệu quả, được yêu thích hiện nay
- [Giải đáp] Mụn ẩn có nên nặn không? Làm sao để hết mụn ẩn?