Đắp mặt nạ nghệ tươi có tác dụng gì? Có nên dùng không?
Việc đắp mặt nạ nghệ tươi có nhiều công dụng trong việc làm lành vết thương, dưỡng trắng, trị thâm, chống lại các tác động của tia UV và một số dấu hiệu khác. Tuy nhiên, chiết xuất curcumin có thể gây kích ứng và việc dùng mặt nạ nghệ trên nền da bị mụn, da nhạy cảm không phải lựa chọn an toàn. Do đó, hãy chắc chắn rằng bạn có một nền da khỏe, không có vết thương hở hay bệnh lý ngoài da nào khi dùng nghệ tươi làm mặt nạ
Nghệ tươi là một trong những dược liệu thiên nhiên được ứng dụng trong Đông Y trị bệnh từ thời xa xưa. Ngày nay người ta vẫn dùng nghệ tươi cho các mục đích khác nhau như trị cảm, trị bệnh tiêu hóa. Không chỉ vậy, nếu biết cách dùng, những củ nghệ cũng mang đến khá nhiều lợi ích cho da mặt. Tham khảo ngay bài viết này để được giải đáp đắp mặt nạ nghệ tươi có tác dụng gì và cách thực hiện như thế nào tại nhà!
Đắp mặt nạ nghệ tươi có tác dụng gì?
Mặt nạ nghệ tươi nguyên chất được biết đến với các tác dụng tuyệt vời cho làn da nhờ vào các đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, làm dịu, chống oxy hóa mạnh mẽ. Để tìm hiểu chi tiết hơn nữa về công dụng, lợi ích của loại mặt nạ này, dưới đây là những thông tin dành cho bạn:
Thúc đẩy làm lành vết thương: Từ thời xa xưa, nghệ đã được sử dụng trong việc chăm sóc các vết thương nhờ vào khả năng kháng khuẩn, chống viêm của curcumin. Điều này cũng góp phần thúc đẩy quá trình làm lành vết thương hở, hỗ trợ tăng sinh tế bào mới tốt hơn.
Hỗ trợ điều trị mụn trứng cá: Curcumin, vitamin C, vitamin E và các nguyên tố vi lượng khác tạo ra khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ cho da. Việc này góp một phần không nhỏ vào quá trình tiêu diệt vi khuẩn P.acnes, ngăn mụn tái phát trở lại.
Giảm viêm và làm dịu da: Curcumin chiếm tỷ lệ khá cao trong thành phần của những củ nghệ tươi. Hoạt chất này phản ứng mạnh mẽ với các vi khuẩn gây hại, giảm sưng viêm, làm dịu da khá tốt với các trường hợp bị bệnh da liễu.
Chống lại tác động của tia UV: Sử dụng mặt nạ chiết xuất nghệ có thể giúp chống lại các tác động của tia UV, ngăn chặn sự tấn công của gốc tự do. Từ đó, góp phần giảm thiểu tình trạng da bắt nắng, bỏng da, các vết thâm sạm.
Cải thiện sắc tố bề mặt da: Mặt nạ nghệ có thể cải thiện các vấn đề về sắc tố, làm đều màu da, giảm thiểu mức độ đậm màu của các vết thâm do sẹo lâu ngày, đốm nâu, nám da. Tuy nhiên, hiệu quả còn phụ thuộc vào khả năng tương thích và cơ địa của mỗi người.
Tăng khả năng chống lão hóa: Curcumin trong nghệ tươi được đánh giá là một trong những thành phần chống oxy hóa tự nhiên tốt nhất. Điều này cũng có nghĩa là việc đắp mặt nạ nghệ tươi giúp ngăn chặn các dấu hiệu lão hóa sớm khá tốt.
Hỗ trợ điều trị bệnh Eczema: Một số nghiên cứu của các chuyên gia da liễu đã chứng minh rằng đắp mặt nạ nghệ tươi có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về da. Chẳng hạn như eczema, viêm da tiết bã với các triệu chứng sưng, ngứa và đỏ da điển hình.
Những ai nên và không nên dùng mặt nạ nghệ tươi?
Mặt nạ nghệ tươi nguyên chất không phải là lựa chọn an toàn với tất cả mọi người. Đã có rất nhiều trường hợp ghi nhận da kích ứng sau khi dùng loại mặt nạ này. Do đó, dưới đây là những trường hợp nên và không nên dùng mặt nạ nghệ tươi:
Có thể đắp mặt nạ nghệ tươi nguyên chất:
+ Người có da mụn không viêm: Nghệ tươi có khả năng chống viêm, giảm sưng tấy, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, tránh trường hợp lây nhiễm chéo. Do đó, nếu đang bị mụn, thường xuyên tái phát có thể sử dụng mặt nạ nghệ tươi.
+ Người có da thâm nám, tàn nhang: Curcumin trong nghệ cho hiệu quả ức chế sản sinh melanin, làm mờ các đốm thâm sạm sau mụn hoặc do tổn thương da hiệu quả. Do đó, nếu bề mặt da đang có các vết thâm đỏ, sạm da nên đắp mặt nạ nghệ tươi.
+ Người có da lão hóa: Nghệ mang đến hiệu quả chống oxy hóa, trẻ hóa làn da, giảm nếp nhăn và tăng độ đàn hồi cho da nếu được sử dụng đúng cách. Có thể đắp trực tiếp mặt nạ nghệ tươi hoặc kết hợp thêm một vài nguyên liệu thiên nhiên để tăng hiệu quả.
+ Người có da dầu: Khả năng loại bỏ bã nhờn, kiềm dầu của nghệ được đánh giá khá tốt. Do vậy, nếu thuộc nhóm da dầu, dày sừng, da khỏe nhưng lỗ chân lông to thì mặt nạ nghệ là lựa chọn đáng để cân nhắc.
Không nên dùng mặt nạ nghệ tươi nguyên chất:
+ Người có da mặt nhạy cảm: Da nhạy cảm thường khá mỏng yếu, dễ tổn thương với hàng rào bảo vệ da suy yếu quá mức và dễ bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài. Hoạt chất curcumin trong nghệ tươi tuy có tác dụng tốt với da nhưng cũng có thể trở thành nguyên nhân gây kích ứng, bào mòn bề mặt, gây mẩn đỏ, ngứa rát, sưng tấy.
+ Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: Hiện tại chưa có đầy đủ nghiên cứu về việc có nên dùng nghệ tươi trực tiếp trên da ở thời kỳ mang thai và cho con bú hay không. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và phòng tránh những rủi ro không mong muốn thì bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
+ Người đang sử dụng các loại thuốc trị mụn: Một số loại thuốc đặc trị mụn có chứa hoạt chất mạnh như benzoyl peroxide, tretinoin, retinol có khả năng tương tác xấu với một số thành phần. Bao gồm cả curcumin trong nghệ. Điều này vừa làm giảm hiệu quả của thuốc vừa có khả năng gây ra các tác dụng phụ.
Cách làm mặt nạ nghệ tươi như thế nào? Lưu ý những gì khi dùng?
Dưới đây là thông tin chi tiết về cách tự làm mặt nạ nghệ tươi làm đẹp da tại nhà. Cùng khám phá ngay:
Cách làm mặt nạ nghệ tươi:
Nguyên liệu:
+ Nghệ tươi (hoặc tinh bột nghệ nguyên chất)
+ Sữa chua không đường (hoặc sữa tươi không đường, mật ong, bột trà xanh, bột yến mạch)
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch 1 củ nghệ tươi, gọt vỏ bên ngoài và xay hoặc giã nát.
Bước 2: Trộn đều phần nước cốt nghệ với 30 ml sữa chua hoặc nguyên liệu khác.
Bước 3: Rửa mặt sạch da với sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa hoạt chất mạnh.
Bước 4: Thoa đều hỗn hợp mặt nạ nghệ tươi lên da mặt, tránh xa mắt và môi.
Bước 5: Thư giãn trong 10 – 15 phút rồi rửa mặt sạch mặt với nước ấm.
Lưu ý khi đắp mặt nạ nghệ tươi:
+ Sau khi đắp mặt nạ nghệ tươi nên rửa sạch da một lần nữa với sữa rửa mặt vì da có thể bị vàng, khó làm sạch do dùng nghệ trực tiếp trên mặt.
+ Thời điểm tốt nhất để sử dụng mặt nạ nghệ tươi là vào buổi tối trước khi đi ngủ để da có thời gian phục hồi. Tránh dùng mặt nạ này vào ban ngày vì dễ gây bắt nắng và có khả năng kích ứng khi dùng kem chống nắng.
+ Nếu chưa thể dùng mặt nạ nghệ ngay nên bọc một lớp màng thực phẩm và bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên, cần sử dụng trong ngày để tránh sự biến tính của các thành phần hoạt chất trong mặt nạ.
+ Nên dùng mặt nạ nghệ tươi tối đa 2-3 lần/tuần và giãn cách giữa các lần sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.
+ Trường hợp đắp mặt nạ nghệ bị rát da, kích ứng, mẩn đỏ, ngứa ngáy hay bất kỳ dấu hiệu nào cần làm sạch ngay tức thì và lau da bằng nước muối sinh lý. Có thể chườm lạnh để làm dịu da ngay và tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ da liễu.
Tìm hiểu thêm: Nên đắp mặt nạ nghệ thời gian bao lâu trên da là tốt?
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp chi tiết đắp mặt nạ nghệ tươi có tác dụng gì. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn cụ thể hơn, vui lòng nhấc máy và liên hệ với đội ngũ chuyên gia qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ!
Các bài viết liên quan
- 10 công thức mặt nạ tự chế trị mụn giảm viêm nhanh
- 7 công thức mặt nạ collagen tự chế dưỡng da siêu tốt
- Cách làm xịt khoáng dưa chuột tự chế cấp ẩm hữu ích
- 8 lợi ích tuyệt vời của mặt nạ gỗ đàn hương bạn nên biết
- 10 loại mặt nạ tự chế trị lỗ chân lông to cho da láng mịn
- 5 cách làm mặt nạ củ cải đường dưỡng trắng da hiệu quả
- 10 cách làm mặt nạ bơ trị nám sáng da dễ áp dụng
- Cách làm mặt nạ bơ với sữa tươi dưỡng da hiệu quả
- 10+ cách trị mụn ẩn trên trán bằng nha đam dễ thực hiện tại nhà
- 9+ công thức mặt nạ chanh giúp dưỡng da trắng mịn siêu hiệu quả