Dùng kem đánh răng có trị thâm môi không?
Trong thành phần của kem đánh răng có chứa một số hạt mài mòn, hydrogen peroxide, carbamide peroxide… Các hoạt chất này có khả năng tẩy tế bào chết nhẹ trên môi khi sử dụng. Tuy nhiên, dùng kem đánh răng hoàn toàn không mang đến hiệu quả trị thâm như lời đồn. Thay vào đó, cần khám sức khỏe để phát hiện nguyên nhân gây thâm môi và xác định điều trị y tế hoặc can thiệp thẩm mỹ để tái tạo sắc tố môi!
Kem đánh răng là sản phẩm chăm sóc răng miệng quen thuộc mà chúng ta sử dụng mỗi ngày. Bên cạnh công dụng chính của nó, nhiều người còn truyền tai nhau về cách sử dụng kem đánh răng để trị thâm và làm hồng môi. Vậy điều này có đúng sự thật? Dùng kem đánh răng có trị thâm môi không? Giải đáp chi tiết từ chuyên gia và bác sĩ da liễu tại Mega Gangnam!
Có gì trong thành phần của kem đánh răng?
Kem đánh răng được sử dụng hàng ngày theo khuyến nghị của bác sĩ, với mục đích làm sạch mảng bám, tiêu diệt vi khuẩn, kích thích tái tạo men răng và hạn chế một số bệnh lý thường gặp. Sản phẩm này có nhiều thành phần khác nhau, tùy thuộc vào loại kem và thương hiệu. Nhưng về cơ bản, kem đánh răng thường chứa Fluoride, chất tạo bọt, chất mài mòn nhẹ, một số hoạt chất kháng khuẩn, chống nấm và hương liệu.
Trong đó, có một số thành phần mài mòn, chất tẩy trắng nhẹ phổ biến được cho là có khả năng trị thâm môi như:
- Chất mài mòn nhẹ: Nếu quan sát kem đánh răng bạn có thể thấy một số vi hạt nhỏ, không cứng, có thể hòa tan với nước hoặc tạo bọt khi sử dụng. Các chất mài mòn này thường cọ xát với bề mặt răng để loại bỏ các vết bẩn, mảng bám. Thành phần chủ yếu tạo nên chất mài mòn có trong kem đánh răng chủ yếu là canxi cacbonat, gel silica khử nước, oxit nhôm ngậm nước, magie cacbonat.
- Hydrogen peroxide: Đây là một dạng chất tẩy trắng mạnh mẽ, cho phép phân hủy các hợp chất gây ố vàng trên bề mặt và làm sáng màu răng sau khi sử dụng. Hydrogen peroxide là thành phần hoạt tính có trong hầu hết các phương pháp làm trắng răng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trong kem đánh răng, hoạt chất này thường có nồng độ thấp để đảm bảo an toàn, không gây hại cho răng miệng.
- Carbamide peroxide: Cũng được ứng dụng phổ biến trong kem đánh răng, carbamide peroxide là hoạt chất được tạo ra khi phân hủy hydrogen peroxide. Các chuyên gia đánh giá carbamide peroxide có tác dụng làm trắng nhanh chóng và hiệu quả hơn so với hydrogen peroxide. Tuy nhiên, đặc tính và kết cấu liên kết của 2 hoạt chất này gần như tương đương với nhau.
Dùng kem đánh răng có trị thâm môi không? Tại sao?
Lời đồn về việc dùng kem đánh răng có thể trị thâm môi không phản ánh đúng thông tin và sự thật. Mặc dù, các thành phần hoạt chất như canxi, flo, hạt mài mòn, hydrogen peroxide có thể góp phần loại bỏ vi khuẩn và các tế bào chết trên bề mặt môi khi chúng ta đánh răng. Nhưng đây chỉ là hiệu quả gián tiếp và không đồng nghĩa với việc chúng ta có thể dùng kem đánh răng để trị thâm môi.
Bác sĩ da liễu Trần Anh Đức – Phòng khám quốc tế Mega Gangnam khẳng định:
Kem đánh răng là sản phẩm được thiết dành riêng cho mục đích chăm sóc răng miệng. Do đó, chúng ta chỉ dùng kem đánh răng để làm sạch răng nướu, chứ không tận dụng để điều trị các vấn đề khác. Việc sử dụng kem đánh răng để trị thâm môi hoàn toàn không cơ sở khoa học. Thậm chí có nhiều trường hợp, dùng kem đánh răng sai mục đích dẫn đến các tác dụng phụ như: kích ứng da, đau rát, châm chích, nổi mẩn. Do đó, khi bị thâm môi thì cách tốt nhất là thăm khám trực tiếp với bác sĩ da liễu, kiểm tra sức khỏe để được gợi ý về phương pháp điều trị phù hợp.
Hiện tượng môi bị thâm xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau và việc điều trị sai cách (dùng kem đánh răng) dễ khiến môi mỏng yếu, bị thâm nặng hơn. Muốn trị môi thâm thì bước đầu tiên là phải từ bỏ những thói quen không tốt trong sinh hoạt như: hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, ăn uống không đủ chất, nghỉ ngơi sai cách. Sau đó, nếu tình trạng môi không có nhiều thay đổi thì cần can thiệp thẩm mỹ từ bên ngoài và cả điều trị từ bên trong.
Trị thâm môi bằng phương pháp nào tốt nhất?
Khi bị thâm môi đa số mọi người sẽ bắt đầu điều trị bằng những cách cơ bản như sử dụng các mặt nạ trị thâm tự làm tại nhà với thành phần chính là đường đen, nước cốt chanh, mật ong hoặc một vài nguyên liệu khác. Tuy nhiên, những cách này về cơ bản chỉ giúp tẩy tế bào chết trên bề mặt và hiệu quả trị thâm thường không đáng kể.
Để cải thiện tình trạng môi bị thâm một cách hiệu quả thì cần xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Tùy vào đặc điểm môi, mức độ thâm và nguyên nhân thực tế mà các chuyên gia sẽ chỉ định một trong 2 hướng sau:
Thẩm mỹ tái tạo màu môi từ bên ngoài:
Đây là phương pháp sử dụng các công nghệ thẩm mỹ hiện đại như phun môi, xăm môi, lăn kim, peel da hóa học để loại bỏ lớp da bị thâm phía trên. Đồng thời tái tạo lại màu môi tự nhiên (lăn kim, peel da) hoặc tạo màu như mong muốn (phun xăm). Các phương pháp này có ưu điểm về thời gian thực hiện, hiệu quả nhanh và có khá nhiều cơ sở thẩm mỹ áp dụng các liệu pháp này.
Trường hợp môi bị thâm nặng, không muốn can thiệp xâm lấn sâu thì có thể cân nhắc liệu pháp trẻ hóa tái tạo toàn năng Meta Elite. Phương pháp này có thể giúp loại các vùng da bị thâm, tăng thể tích, kích thích sản sinh nhiều collagen. Đem đến cho bạn đôi môi hồng hào, đầy đặn, mềm mịn chuẩn quý phái.
Tìm hiểu thêm: Khi nào nên thực hiện liệu trình khử thâm môi?
Thăm khám bác sĩ và điều trị theo chỉ định:
Môi thâm không chỉ do ảnh hưởng của quá trình lão hóa, tác động của môi trường xung quanh. Một số trường hợp môi bị thâm xuất phát từ hiện tượng thay đổi nội tiết, thiếu máu, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin, di truyền hoặc bệnh về gan thận. Trường hợp này nếu chỉ can thiệp tái tạo màu môi từ bên ngoài thì chỉ sau một khoảng thời gian ngắn đôi môi sẽ bị thâm trở lại.
Đó là lý do mà chúng ta cần thăm khám với bác sĩ để phát hiện ra nguyên nhân trực tiếp với thâm môi. Trường hợp bị bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn sử dụng thuốc điều trị, nhờ vậy mà màu sắc môi cũng được cải thiện dần. Với các nguyên nhân do thiếu dinh dưỡng, thiếu máu hoặc do dùng thuốc không đúng cách. Chỉ cần xây dựng lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tăng cường bổ sung một số thực phẩm chức năng, sau 1-2 tháng đôi môi sẽ trở nên hồng hào trở lại.
Những mẹo hay trong cuộc sống giúp hạn chế tình trạng môi thâm
Có nhiều nguyên nhân khiến môi bị thâm nhưng chúng ta có thể phòng tránh hoặc cải thiện phần nào nếu áp dụng đúng phương pháp. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản giữ cho đôi môi luôn hồng hào, căng mịn:
- Duy trì việc uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm cho đôi môi và toàn bộ cơ thể.
- Bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp chống oxy hóa và tăng cường sức đề kháng như vitamin C, E, B3, B12, sắt, kẽm, folate.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh. Nên thoa kem chống nắng kể cả khi ở trong nhà vào ban ngày và bôi dặm sau mỗi 2-3 tiếng.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, trà đen, rượu bia vì đây là một trong những nguyên nhân chính gây thâm môi.
- Các bạn nữ nên lựa chọn loại son môi chất lượng tốt, đến từ thương hiệu uy tín, đã được kiểm chứng và không chứa các chất hóa học độc hại. Đồng thời, cần làm sạch môi thật kỹ khi không thoa son.
- Cung cấp các dưỡng chất cần thiết để giữ độ ẩm, làm mềm môi và giảm khô sạm bằng các loại dầu tự nhiên, vitamin E hoặc son dưỡng có nguồn gốc từ thiên nhiên.
- Nên tẩy tế bào chết cho môi ít nhất 1-2 lần/tuần bằng cách sử dụng các nguyên liệu như đường, mật ong, chanh, baking soda, muối, sữa chua hoặc sản phẩm tẩy da chết cho môi bán sẵn
Gợi ý đọc thêm bài viết liên quan: Môi trên thâm môi dưới hồng cải thiện bằng cách nào?
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp chi tiết dùng kem đánh răng có trị thâm môi không. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc về các phương pháp khắc phục tình trạng môi thâm đã đề cập trước đó, vui lòng liên hệ trực tiếp qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!