Làm thế nào để điều trị tình trạng mặt có nhiều sẹo?
Để điều trị sẹo trên mặt, bạn có thể sử dụng các phương pháp như kem trị sẹo, liệu pháp laser, microdermabrasion, hoặc phẫu thuật tái tạo da. Tuy nhiên, tùy vào loại sẹo và tình trạng da của bạn mà phương pháp phù hợp sẽ khác nhau, vì vậy nên tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu.
Nét đẹp của mỗi người không chỉ thể hiện qua hình thái, vóc dáng mà làn da cũng có ý nghĩa vô cùng đặc biệt, chính vì vậy nên người xưa mới có câu “nhất dáng nhì da”. Điều này cũng đã cho chúng ta thấy phần nào đó tầm quan trọng của ngoại hình. Tuy nhiên, với cuộc sống hiện đại, việc ngăn cản mọi tác nhân gây ảnh hưởng xấu đối với làn da, nhất là khuôn mặt thì chắc chắn là không thể. Những nốt mụn, tổn thương, vết bỏng hoàn toàn có khả năng dẫn đến sự xuất hiện của sẹo trên mặt. Vậy điều trị mặt sẹo như thế nào để vừa an toàn vừa nhanh chóng lại không ảnh hưởng đến những vùng da khác? Cùng tìm hiểu ngay!
Mặt bị sẹo điều trị cách nào có hiệu quả nhanh nhất?
Sẹo là vấn đề gì?
Theo các kết quả nghiên cứu y khoa, sẹo thực tế là một khu vực da có chứa các mô bị xơ hóa, thay thế hoàn toàn cho cấu trúc da bình thường dưới các tác động khác nhau. Mục đích của sự xuất hiện này là tạo ra một quá trình sinh học tự nhiên để sửa chữa, phục hồi các vết thương, mô liên kết trên da và nhiều bộ phận khác trên cơ thể.. Do vậy, cần phải xác định rằng sẹo diễn ra giống như một phần rất tự nhiên của hoạt động chữa lành, tự phục hồi. Hầu hết các dạng thương tổn đều có khả năng hình thành sẹo, nhưng các vết sẹo nhỏ, mức độ nhẹ có khả năng phục hồi cao trong khi những chấn thương lớn bao gồm tai nạn, bệnh lý, phẫu thuật gần như để lại sẹo vĩnh viễn.
Tất cả các mô sẹo đều được tạo nên từ cùng một loại protein là collagen tương tự như các mô mà nó thay thế. Mặc dù vậy, có sự khác biệt nhất định trong thành phần sợi của các protein thiết lập nên kết cấu làn da. Nếu như các tổ chức da thông thường là sự hình thành một cách ngẫu nhiên của tế bào sợi collagen thì ở các vết sẹo, quá trình xơ hóa diễn ra đồng nghĩa với việc collagen liên kết tế bào tạo thành một chiều hoạt động duy nhất, nơi mà vết sẹo xuất hiện và phát triển dần ra bên ngoài.
Đánh giá một cách khách quan thì sự liên kết của mô sẹo thường rất lỏng lẻo, các hoạt động chức năng cho thấy sự kém hiệu quả hơn rất nhiều so với chuỗi liên kết thông thường của làn da. Theo đó, những nơi xuất hiện sẹo thì làn da gần như đánh mất khả năng chống lại các tia gây hại, không diễn ra hoạt động của tuyến mồ hôi hoặc các nang lông. Sẹo ngoài da thường rất khó hồi phục trong khi sẹo ở mô xương có thể tự chữa lành mà không ảnh hưởng đến các chức năng quan trọng.
Nhận biết các loại sẹo trên mặt
Do các đặc điểm về tính chất của làn da nên vùng mặt thường xuất hiện những vết sẹo có kích thước không quá lớn, biểu hiện thành các dạng vệt dài hoặc những đốm nhỏ, sần sùi trên bề mặt. Nhận biết đặc điểm của các vết sẹo để có được hướng điều trị phù hợp và an toàn nhất. Một số loại sẹo thường xuất hiện trên mặt nhất bao gồm:
Dấu hiệu khuôn mặt bị tổn thương do sẹo rỗ
Sẹo bình thường
Đây là những vết sẹo có mức độ tổn thương nhẹ, có khả năng tự hồi phục cao nhất sau một khoảng thời gian nhất định. Đặc điểm của các vết sẹo bình thường chính là bề mặt phẳng, tính chất da mềm tương tự như những vùng da xung quanh. Điểm khác biệt lớn nhất nằm ở màu sắc, khi mới xuất hiện, màu sắc điển hình nhất của các vết sẹo này là hồng nhạt hoặc đỏ. Nếu không được chăm sóc đúng cách, sẹo bình thường có khả năng chuyển sang các màu tối hơn, khiến làn da không được đều màu.
Sẹo lõm
Các vết sẹo lõm có độ phổ biến cao và thường xuất hiện trên mặt, tạo thành những vùng sẹo lớn, dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Biểu hiện của sẹo lõm chính là các đám li ti lõm xuống so với mặt phẳng da với nhiều hình dạng khác nhau. Tùy theo nguyên nhân hình thành cụ thể mà sẹo có thể diễn biến theo các dạng sẹo đá nhọn, sẹo chân vuông hoặc chân tròn. Hầu hết sẹo lõm không thể tự hồi phục do các thương tổn quá lớn và cơ chế phục hồi của cơ thể không lấp đầy được toàn bộ những mô liên kết bị đứt gãy. Điều trị sẹo lõm mất khá nhiều thời gian và hiệu quả thường chỉ đạt được từ 80-90% kể cả với những công nghệ tiên tiến nhất.
Sẹo lồi
Trái ngược với sẹo rỗ, sẹo lồi diễn ra khi quá trình tăng sinh các collagen hoạt động quá mức, không chỉ lấp đầy vùng da bị sẹo mà nó còn vượt ra khỏi phạm vi xuất hiện tổn thương. Sẹo lồi thường tạo thành những dấu vết nổi cộm, gồ ghề, thường có màu sắc khá đậm, chứa rất nhiều mạch máu ở phía bên dưới. Theo thời gian, các mao mạch co lại, màu sắc vết sẹo sẽ nhạt dần nhưng không có sự biến chuyển về hình dạng hay xẹp xuống. Các vết sẹo lồi thường đi kèm với biểu hiện ngứa ngáy, căng cứng và đau nhói ở vùng da xuất hiện nên rất cần đến những biện pháp hỗ trợ trong trường hợp sẹo quá phát triển.
Bên cạnh những loại sẹo trên, khuôn mặt có thể xuất hiện một vài dạng sẹo khác nhưng đó chỉ là những trường hợp hy hữu. Vì vậy, bạn nên chú trọng nhiều hơn đến các đặc điểm trên để nhận biết mình đang bị sẹo gì, từ đó có hướng điều trị sớm.
Những nguyên nào khiến mặt bị sẹo?
Mặt sẹo là vấn đề mà không ai mong muốn bởi điều này tạo ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đối với ngoại hình, khiến chúng ta cảm thấy tự ti và vô cùng e ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Trong khi đó, da vùng mặt lại có tính chất vô cùng nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường và cả những thay đổi bên trong. Vì vậy mà sẹo thường dễ xuất hiện và tạo ra những diễn biến khá nặng nếu không được chăm sóc đúng cách. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến bị sẹo ở mặt như:
Tổng hợp những yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây sẹo vùng mặt
- Sẹo lõm chủ yếu xuất hiện do mụn, đặc biệt là các loại mụn nghiêm trọng có chứa nhân mủ. Hiện tượng mụn viêm với sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại khiến các tế bào da bị hủy hoại. Sau khi điều trị hoàn toàn, các chuỗi liên kết không thể tái tạo như thời điểm ban đầu tạo thành những vết sẹo lõm nổi bật. Bên cạnh đó, mụn viêm thường xuất hiện thành cụm và lây lan rất nhanh nên nếu không điều trị sớm bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng có rất nhiều sẹo lõm ở khu vực 2 bên má, trán và những nơi mụn xuất hiện.
- Sẹo có thể hình thành sau khi cơ thể mắc phải một số bệnh lý ngoài da chẳng hạn như thủy đậu hay bỏng rạ. Những chứng bệnh này tạo nên trạng thái các bọng nước lớn có chứa dịch khuẩn. Khu vực da bị mụn nước nhanh chóng chuyển sang trạng thái sang thương và không thể phục hồi. Chính vì vậy mà sau khi điều trị khỏi những bệnh này da mặt thường có biểu hiện bị sẹo với nhiều kích thước khác nhau.
- Sẹo trên mặt có khả năng xuất hiện rất cao do tình trạng chấn thương hoặc bỏng mặt. Nếu chấn thương nhẹ và biết cách chăm sóc từ sớm, các vết sẹo có thể tự hồi phục mà không cần đến các biện pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, những tổn thương sâu, ảnh hưởng đến lớp thượng bì, trung bì hoặc hơn nữa có thể tạo ra những vết sẹo vĩnh viễn. Vì vậy, hãy cẩn thận với các yếu tố nguy cơ trong cuộc sống hàng ngày để tránh trường hợp bị sẹo ở mặt.
- Các vết sẹo vùng mặt cũng có khả năng hình thành do di chứng sau phẫu thuật ở một số khu vực như mũi, cằm hoặc trán. Điều này có thể bắt nguồn từ phương pháp phẫu thuật không an toàn, kém hiệu quả hoặc cơ địa người thực hiện không tốt, dễ gặp phải các biến chứng do can thiệp thẩm mỹ. Mặc dù đây chỉ là một yếu tố nguy cơ nhưng không ít người đã phải đối mặt với vấn đề này.
Khi nào cần can thiệp y tế để điều trị sẹo ở mặt?
Các chuyên gia cho rằng việc điều trị sẹo nên bắt đầu từ sớm, thời gian kéo dài càng lâu thì hiệu quả ngày càng giảm. Đây là một cách để chúng ta vừa tiết kiệm thời gian vừa giảm thiểu chi phí mà lại đạt được mục tiêu lớn nhất là giảm các vết sẹo trên bề mặt da.
Các giải pháp can thiệp y tế nên bắt đầu từ khi nào để trị mặt sẹo hiệu quả?
Thời điểm tốt nhất để bắt đầu việc điều trị là khi các vết thương vừa mới khô lại và đang trong quá trình bồi tụ da no. Điều này là bởi khả năng sản sinh các liên kết collagen tự nhiên vẫn đang có thể hồi phục, bổ sung dưỡng chất và có sự can thiệp giúp nâng cao các chức năng hoạt động.
Bên cạnh đó, khi các vết sẹo ở mặt mới hình thành kích thước thường khá nhỏ, chưa ăn sâu, bám rễ vào tầng hạ bị nên việc điều trị thông thường chỉ mất khoảng 1-3 tháng và tỷ lệ thành công gần như có thể đạt đến 90%. Nếu chờ đợi cho đến khi các mô sẹo đã hoàn thiện thì việc loại bỏ hoàn toàn gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí, phải mất đến hàng năm trời mới có thể nhận được những tín hiệu tích cực và mức độ phục hồi chỉ đạt được khoảng 60-80%.
Nhìn chung, nên thực hiện các giải pháp can thiệp y tế từ sớm ngay khi sẹo mới hình thành vừa để nâng cao hiệu quả, vừa tiết kiệm thời gian và chi phí. Không nên chủ quan hay lựa chọn những phương pháp trị sẹo bằng mẹo bởi những nguy hiểm rất có thể đang chờ đợi bạn.
Các giải pháp điều trị sẹo ở mặt được ứng dụng nhiều nhất
Có khá nhiều công nghệ được ứng dụng cho mục đích điều trị sẹo ở khu vực mặt. Tuy nhiên, do tính chất mỏng yếu của da mặt nên các bác sĩ thường không khuyến khích việc sử dụng các công nghệ xâm lấn quá mức hoặc gây tổn thương và có nguy cơ cao. Một số phương pháp phổ biến nhất trong điều trị sẹo mặt như sau:
Phương pháp tiêm steroid ức chế khả năng mở rộng quy mô sẹo
Tiêm steroid giảm sưng cho sẹo lồi
Tiêm corticosteroid là liệu pháp được ứng dụng rộng rãi với mục đích điều trị sẹo lồi và các vết sẹo có kích thước lớn như sẹo phì đại. Hiệu quả chính của kỹ thuật này là thu nhỏ kích thước sẹo, làm giảm các triệu chứng đau nhức, ngứa ngáy trên da. Phương pháp này cần duy trì thực hiện theo liệu trình cụ thể để đạt được hiệu quả cao nhất. Theo đó, tiêm corticosteroid có khả năng thu hẹp sẹo tối thiểu 50% cho những lần đầu tiên. Nhược điểm của phương pháp này là một số phản ứng phụ như da mỏng hơn hoặc xuất hiện đốm đen sau khi tiêm.
Phương pháp là phẳng sẹo
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng các tấm gel silicone cho phép làm phẳng bề mặt sẹo và có thể đạt được hiệu quả trị liệu cao hơn nhiều so với sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da. Những tấm gel này có đặc điểm vô cùng mỏng và độ bền sính cao. Sử dụng bằng cách áp lên những vùng da bị sẹo liên tục mỗi ngày trong nhiều tháng để kích thích hoạt động của tế bào, giúp sẹo lành lại và bằng phẳng hơn. Với một số người có thể xảy ra phản ứng nhẹ trong thời gian sử dụng như cảm giác ngứa ngáy, bí bách, tuy nhiên điều này không quá phổ biến.
Phương pháp áp lạnh ứng dụng nitơ lỏng
Đây là một phương pháp ứng dụng nitơ lỏng cho mục đích đóng băng và phá hủy các mô liên kết hình thành sẹo. Trên thực tế, đây là một dạng dùng tổn thương để kích thích hoạt động của tế bào cũng như làm giảm các triệu chứng đi kèm của những vết sẹo quá lớn trên da. Kỹ thuật này khá đặc biệt nên thường được sử dụng để trị liệu sẹo lồi, sẹo đau. Hầu hết các ca điều trị bắt buộc phải duy trì thực hiện trong nhiều năm để giảm kích thước mô bên ngoài. Thông thường, các bác sĩ sẽ đề xuất việc kết hợp thêm một số phương pháp hỗ trợ để đạt được kết quả tốt hơn.
Bắn laser được nhiều người lựa chọn nhằm xóa mờ các vết sẹo trên mặt
Liệu pháp laser
Kiểm tra lâm sàng cho thấy các liệu pháp ứng dụng ánh sáng cường độ cao như bắn laser hoặc laser nhuộm xung có khả năng mang đến những hiệu quả khá tốt trong việc điều trị sẹo ở vùng mặt. Tuy nhiên, nên cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn phương pháp này bởi các xung ánh sáng có thể tạo ra những tổn thương ở khu vực xuất hiện vết sẹo và cần thời gian hồi phục lâu hơn để hồi phục lại.
Những vấn đề cần lưu ý trong quá trình điều trị sẹo
Để việc điều trị sẹo diễn ra thành công, chúng ta không chỉ phải quan tâm đến phương pháp thực hiện mà cũng cần chú trọng đến các vấn đề có liên quan. Da vùng mặt không phải là một nơi có đặc điểm quá lý tưởng vì vậy cần phải lưu ý một số thông tin quan trọng như sau:
- Xác định đúng tình trạng da và loại sẹo trên mặt để có phương pháp trị liệu phù hợp.
- Lựa chọn đúng phương pháp điều trị phù hợp và theo yêu cầu của các bác sĩ.
- Tuyệt đối không tự trị sẹo tại nhà bằng các mẹo, nhất là những biện pháp có sự tác động quá mạnh.
- Điều trị sẹo vùng mặt là cả một quá trình vì vậy nhất định phải kiên kỳ thực hiện.
- Tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn đơn vị thẩm mỹ.
Trong quá trình điều trị và chờ đợi làn da hồi phục, cần tích cực chăm sóc da để đạt được kết quả mỹ mãn. Một số lưu ý quan trọng cho các bạn như sau:
- Nên sử dụng thêm một số loại kem chăm sóc, kem dưỡng và bôi ngoài da an toàn, theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Không nên rửa mặt quá nhiều hoặc sử dụng các hoạt chất có khả năng tẩy rửa quá mạnh, độ pH chênh lệch quá lớn với làn da bởi những nguy cơ gây kích ứng.
- Cần thực hiện một chế độ ăn thật khoa học và hạn chế một số loại thực phẩm, đồ uống gây hại bởi những biến chứng có thể xảy ra và nguy cơ sẹo phát triển nặng hơn.
- Nếu xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào như đau rát, ngứa ngáy, xuất hiện mủ trên da… cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để điều trị kịp thời.
- Sau khi điều trị sẹo, có thể cân nhắc áp dụng một số biện pháp thẩm mỹ công nghệ cao để tái tạo da, tăng cường sức đề kháng và giúp da nhanh đều màu hơn như: Thermage FLX, vi cấy collagen…
Phòng khám thẩm mỹ quốc tế Mega Gangnam là đơn vị thẩm mỹ 5 sao hàng đầu Việt Nam chuyên điều trị và phục hồi các vấn đề trong và sau khi bị sẹo. Với đội ngũ các chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành có trình độ chuyên môn cao trực tiếp kiểm tra, thăm khám, hội chẩn và điều trị cho từng trường hợp. Các giải pháp tại Mega Gangnam có khả năng phục hồi nhiều vấn đề về da, kể cả những trường hợp nặng nhất.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp các thắc mắc liên quan đến mặt sẹo. Mọi thông tin về các dịch vụ vui lòng liên hệ ngay Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay hôm nay!