Mẹo làm mờ sẹo mổ đẻ dành cho các mẹ bỉm sữa hiệu quả nhất

Điều thiêng liêng nhất trong cuộc đời một người phụ nữ có lẽ là được sinh ra với thiên chức của một người mẹ. Dẫu vậy, điều đó luôn song hành cùng với trách nhiệm và những thiệt thòi vô cùng lớn mà không phải ai cũng có thể thấu hiểu. Sau khi sinh xong, không ít chị em phải đối mặt với các chướng ngại tâm lý bởi những dấu vết để lại trên cơ thể. Với các mẹ bỉm sữa lựa chọn sinh mổ, dù đã chuẩn bị tâm lý nhưng vết sẹo để lại hẳn là gây ra nhiều sự lo lắng. Vậy làm thế nào để làm mờ các vết sẹo mổ đẻ? Cùng thực hiện theo những cách phía dưới đây! 

Những cách trị sẹo sau sinh cho các bà mẹ bỉm sữa

Những cách trị sẹo sau sinh cho các bà mẹ bỉm sữa

Những vấn đề thường gặp đối với vết sẹo do sinh mổ

Đối với trường hợp sinh mổ, các bác sĩ sẽ tiến hành các thủ thuật nhằm rạch một đường phía dưới bụng, tiếp cận tử cung và đưa em bé ra bên ngoài. Có 2 kỹ thuật mổ phổ biến được áp dụng tùy vào tình trạng sức khỏe, vị trí của thai nhi. Thực tế cho thấy điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ về sau khi vết mổ đã lành lại.

Kỹ thuật rạch ngang ngày càng phổ biến bởi nhiều ưu điểm

Kỹ thuật rạch ngang ngày càng phổ biến bởi nhiều ưu điểm

Vết rạch ngang: Kỹ thuật này hiện nay được cho là phổ biến hơn cả. Vết rạch sẽ được thực hiện theo chiều ngang, tại vị trí được chỉ định nhằm tiếp cận tử cung một cách dễ dàng hơn. Các vết rạch theo chiều ngang sau khi lành lại có xu hướng thẩm mỹ hơn do khó có thể phát hiện được nếu chỉ quan sát bằng mắt thường. Đây cũng chính là lý do phương pháp mổ này được ưa chuộng nhiều hơn, giúp các chị em cảm thấy tự tin hơn vào ngoại hình của mình. Nếu biết cách chăm sóc thì vết mổ sau sinh với vết rạch ngang không quá rõ nét. Trường hợp hình thành những vết sẹo lồi, sẹo xấu cách khắc phục cũng nhanh hơn.

Vết rạch dọc: Đây là một kỹ thuật mổ đẻ truyền thống được áp dụng trong khoảng 1-2 thập kỷ trước. Hiện nay, phương pháp này không quá thông dụng do những ảnh hưởng trong và sau khi thực hiện khá lớn, nhất là về vấn đề thẩm mỹ. Với đường rạch dọc ở giữa bụng, dù chăm sóc cẩn thận như thế nào đi chăng nữa. Các vết sẹo để lại thực sự rất rõ ràng, thời gian hồi phục cũng lâu hơn. Bên cạnh đó, nếu không có những biện pháp can thiệp nhất định, để xóa mờ dấu vết sinh mổ kiểu này tương đối khó khăn. 

Trong các điều kiện lý tưởng, việc chăm sóc sức khỏe, giữ gìn khu vực vết mổ một cách cẩn thận, thì tình trạng sẹo có thể mờ nhạt dần theo thời gian. Đó là trong trường hợp áp dụng kỹ thuật mổ theo chiều nhang. Bởi đường lằn sẹo có xu hướng bị mờ và trùng khớp với các đường rãnh trên cơ thể, cực kỳ khó để phát hiện ra. 

Mặc dù vậy, trường hợp cơ chế làm lành sẹo của cơ thể hoạt động quá mức do các chất xúc tác bên ngoài có khả năng tạo ra một sẹo lồi, đặc biệt là với những phụ nữ trong độ tuổi dưới 30, sở hữu làn da sẫm màu và chưa có nhiều kinh nghiệm trong sinh nở. Tình trạng này tương đối phức tạp và khó khắc phục chỉ với những phương pháp chăm sóc thông thường do các mô sẹo phát triển vượt ra ngoài biên giới vết rạch.

Điển hình nhất là sự hình thành các sẹo lồi nhô cao hơn so với bề mặt hoặc có u, cục xung quanh, trông mất thẩm mỹ. Cũng có một số trường hợp vết sẹo trở nên cứng hơn, dày lớp biểu bì hơn và nhô lên cao, nhưng sẽ không bị phát triển ra ngoài phạm vi cho phép của vết rạch ban đầu, người ta thường gọi là sẹo phì đại.

Hiện tượng các vết sẹo sau sinh như thế nào?

Thời kỳ sau sinh mổ, các vết rạch nhanh chóng hình thành sẹo với những giai đoạn khác nhau. Chúng ta có thể xác định thời gian và mức độ phát triển của sẹp để từ đó có được phương pháp chăm sóc và điều trị tối ưu nhất. Các giai đoạn phát triển của sẹo sau khi sinh mổ cụ thể như sau: 

Các giai đoạn phát triển của sẹo sau sinh

Các giai đoạn phát triển của sẹo sau sinh

Giai đoạn viêm: Thời kỳ này kéo dài trong thời gian khoảng vài ngày đầu tiên sau khi thực hiện phẫu thuật mổ đẻ. Đây là thời điểm máu ngừng chảy, xuất hiện do các tế bào bạch cầu trong cơ thể bị tràn ra ngoài nhằm mục đích phòng vệ chống nhiễm trùng. Vết sẹo sinh mổ ở giai đoạn đầu tiên sẽ sưng lên, tấy đỏ hoặc có màu hồng nhẹ.

Giai đoạn tăng sinh: Giai đoạn này kéo dài khá lâu trong khoảng 3-4 tuần. Đây là lúc mà các nhóm tế bào nguyên bào sợi trong cơ thể bắt đầu tập hợp và nhanh chóng tăng lên tại vị trí vết thương sẹo xuất hiện sau sinh mổ. Nhiệm vụ chính của các nguyên bào sợi sản xuất collagen là làm lành các vết thương và kéo liền các vết thương lại với nhau. Hiện tượng các mạch máu mới được hình thành sau đó và collagen tại vết thương bị phá vỡ cũng là lúc các dẹo sinh mổ trở nên dày hơn, co lại và thay đổi màu sắc. 

Giai đoạn tu sửa: Giai đoạn làm lành vết thương sẹo có thể kéo dài hàng tháng thậm chí là tới một năm. Trong thời điểm này, các mô sẹo dày hơn, bị phồng rộp dần dần có thể ảnh hưởng bởi các kích thích bên ngoài để bong ra và mất màu. Các bác sĩ nhận định đây là lúc vết sẹo sinh mổ có xu hướng mờ dần. 

Mỗi giai đoạn thể hiện những đặc điểm cụ thể tại vị trí vết thương sẹo mổ xuất hiện. Bởi vậy nếu chúng ta chăm khóc không tốt biểu hiện lâu dài sẽ dẫn đến vết sẹo xấu, phồng rộp, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. 

Những nguyên nhân khiến sẹo mổ để trở nên mất thẩm mỹ

Mổ để được xem là phương pháp tối ưu nhất trong trường hợp sản phụ có cơ địa khó sinh hoặc sức khỏe quá yếu và không thể sinh thường. Đối với kỹ thuật sinh mổ, các bác sĩ sẽ sử dụng dao phẫu thuật để rạch một đường lớn trong ổ bụng, đưa em bé ra bên ngoài. Đồng thời, vết rạch này sẽ được khâu một cách cẩn thận ngay sau khi cắt rốn cho bé. Nếu các vết khâu này không được chăm sóc một cách thật cẩn thận hoặc do cơ địa của sản phụ không tốt thì rất có khả năng sẽ hình thành sẹo lồi ngay khi da liền lại một thời gian. Cụ thể như sau:

Những nguyên nhân có thế khiến sẹo phát triển xấu hơn

Những nguyên nhân có thế khiến sẹo phát triển xấu hơn

Cơ địa của sản phụ

Một số sản phụ có cơ địa không tốt mà dân gian thường gọi là “thịt độc” hay “da dữ” có xu hướng dễ hình thành các vết sẹo xấu, sẹo lồi sau khi sinh mổ. Bên cạnh đó, sự xuất hiện các vết sẹo lồi còn bị ảnh hưởng bởi vấn đề tuổi tác do độ tuổi càng cao thì khả năng liền da càng chậm, điều này được lý giải bởi cơ chế phục hồi của tế bào đang bị chậm dần. Đối với những trường hợp đã kể trên, cần cung cấp thông tin và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được chế độ chăm sóc làn da đúng cách và kỹ càng hơn nữa sau sinh em bé.

Các nghiên cứu khoa học được thực hiện đã chỉ ra rằng những người châu Á với các đặc điểm chủng tộc khác biệt có khả năng hình thành các vết sẹo lồi, thâm sẹo sau sinh mổ cao hơn rất nhiều so với người châu Âu. Chính vì vậy mà nếu bạn đang có ý định lựa chọn hình thức sinh con bằng phương pháp mổ thì bạn rất cần trang bị cho mình các kiến thức về cách chăm sóc làn da, bảo dưỡng cơ thể sau sinh, tránh xuất hiện sẹo lồi.

Hiện tượng nhiễm trùng

Nguyên nhân tiếp theo và chiếm một tỷ lệ khá lớn khiến cho vết sẹo mổ đẻ bị lồi ra, cực kỳ gây mất thẩm mỹ là do hiện tượng nhiễm trùng da. Quá trình sinh mổ có sự can thiệp xâm lấn khá sâu, sau khi sinh người mẹ thường rất yếu nên sức đề kháng trong cơ thể bị giảm đi đáng kể. Chăm sóc da không đúng cách hay không sát trùng vết mổ thường xuyên có khả năng khiến các vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây nên hiện tượng nhiễm trùng. Điều này thực rất nguy hiểm đối với sức khỏe người mẹ, đồng thời khiến vết mổ hình thành sẹo xấu vĩnh viễn. Nếu bạn không tuân thủ  theo đúng các chỉ dẫn của bác sĩ về việc tự chăm sóc tại nhà thì việc xuất hiện sẹo lồi trên nền vết mổ đẻ gần như là điều chắc chắn. 

Chế độ dinh dưỡng

Thời điểm sinh nở tiêu tốn khá nhiều năng lượng cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ một cách rõ rệt. Sau khi sinh xong cần xây dựng một chế độ ăn uống thật khoa học với tháp dinh dưỡng chính xác, theo gợi ý của chuyên gia dinh dưỡng. Đây là cách tốt nhất để hồi phục sức khỏe và thể trạng. Trong đó, một số thực phẩm được đánh giá là không phù hợp trong thời kỳ chờ vết mổ liền như: 

  • Thịt gà và thịt bò
  • Rau muống
  • Hải sản
  • Các loại đồ ăn được làm từ gạo nếp
  • Đồ ăn có chứa đường
  • Đồ uống có gas hoặc chứa cafein

Nếu bạn vô tình hoặc  ăn phải một trong số các thực phẩm đã kể trên, khả năng hình thành sẹo lồi, sẹo xấu là rất cao. Tốt hơn hết là bạn nên kiêng hoàn toàn những món này cho tới khi làn da thực sự được hồi phục, chỉ khâu biến mất hoàn toàn.

Các biện pháp tự chăm sóc tại nhà để vết sẹo mổ nhanh ổn định

Giai đoạn vết mổ xuất hiện viêm, diễn biến tăng sinh và bước sang thời kỳ tu sửa tế bào thường khá lâu, có thể mất tới hàng năm trời. Bởi vậy nên quá trình làm mờ sẹo thường khá lâu và cần kết hợp nhiều biện pháp chăm sóc. Cụ thể như: 

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để vết sẹo nhanh lành

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để vết sẹo nhanh lành

Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống giữ vai trò vô cùng quan trọng giúp cho các sản phụ sớm ngày phục hồi sức khỏe, đồng thời hạn chế sự hình thành các vết sẹo lồi. Cần đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày, cân đối khối lượng, hàm lượng giữa các nhóm thực phẩm. Các chuyên giá khuyến cáo lượng thức ăn chỉ nên vừa phải.  Các nhóm thức ăn quan trọng mà mẹ bỉm sau sinh nên bổ sung trong chế độ hàng ngày như:

  • Các loại thực phẩm giàu đạm, nhiều sắt giúp vết mổ nhanh lành lại, chống tình trạng thiếu máu hoặc xuất hiện sẹo bị lồi.
  • Tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin, chất xơ phòng chống hiện tượng táo bón và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể người mẹ.
  • Bổ sung một số loại sữa hoặc ác chế phẩm từ sữa có lợi, được khuyến khích sử dụng cho mẹ  nhằm mục đích tăng hàm lượng canxi quan trọng cung cấp cho cả cơ thể mẹ.
  • Bổ sung thật nhiều nước mỗi ngày.

Một số món ăn lợi sữa cũng cần được bổ sung như cháo, móng giò hầm, canh rau ngót, đu đủ chín… cần được luân phiên bổ sung trong bảng thực đơn hàng ngày để có đủ dưỡng chất cho mẹ khi cho con bú.

Dưỡng da đúng cách

Thông thường, để giúp vết thương nhanh lành sẹo và hạn chế sự hình thành vết lồi, gây mất thẩm mỹ, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại kem bôi ngoài da. Thoa kem dưỡng da phòng chống sẹo và thâm theo chỉ định cụ thể đặc biệt: 

  • Tùy theo tình trạng sức khỏe, hiện trạng vết mổ và cơ địa mà bác sĩ sẽ kê đơn những loại thuốc hoặc kem dưỡng da khác nhau để giúp vết mổ mau lành, phòng tránh nhiễm trùng và sẹo lồi.
  • Thoa kem đúng cách để tránh nhiễm trùng tại khu vực có vết thương. Không nên thoa kem thủ công, bằng tay mà nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như tăm bông sạch để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn. 
  • Hạn chế các động tác đụng chạm, dùng tay xoa lên khi không cần thiết để phục hồi sớm vết mổ, đồng thời hạn chế mức độ hình thành sẹo lồi tùy theo cơ địa.

Kiểm tra nếu xuất hiện bất thường

Trường hợp vết mổ xuất hiện bất thường ngay cả khi vết thương lành lại hoặc từ chu kỳ tăng sinh trở đi, các mẹ nên đến kiểm tra tại các cơ sở y tế ngay lập tức để phòng tránh biến chứng hoặc các bất thường có thể xảy ra, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Những dấu hiệu cần đặc biệt lưu ý bao gồm: 

  • Cảm giác đau bụng dữ dội, kết hợp tình trạng đi tiểu khó, có cảm giác đau, buốt.
  • Vết mổ bỗng nhiên bị sưng và vùng da xung quanh có tình trạng đỏ ửng dữ dội.
  • Xuất hiện tình trạng sốt cao trên 38 độ C.
  • Tại vết mổ có hiện tượng dịch và mủ, chảy máu hoặc mùi lạ.

Nếu xuất hiện ít nhất một hay một vài trong số các dấu hiệu như trên, ngay lập tức sản phụ cần được đến các cơ sở y tế chuyên khoa kiểm tra. Tránh trường hợp vết mổ bị nhiễm trùng cùng với các biến chứng  như nhiễm trùng máu hoặc hoại tử bên trong ảnh hưởng đến tính mạng. 

Có biện pháp nào không để lại sẹo sau sinh không?

Thẩm mỹ sẹo là phương pháp cần thiết để làm mờ sẹo sau sinh

Thẩm mỹ sẹo là phương pháp cần thiết để làm mờ sẹo sau sinh

Trên thực tế, đã có một số công nghệ thẩm mỹ được ứng dụng với mục đích xóa thâm mờ sẹo. Được cho là có hiệu quả với cả những vết sẹo lớn, sẹo lồi do sinh mổ. Nếu có mong muốn xóa sẹo vĩnh viễn hoặc làm mờ đến mức thấp nhất, bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ về nhu cầu, mong muốn của bản thân. Có thể có một số biện pháp được ứng dụng trong từng trường hợp đó là bắn laser, tiêm hoạt chất làm giảm kích thước sẹo hoặc phẫu thuật cắt bỏ những mô sẹo lồi quá lớn. 

Sử dụng thuốc tiêm làm mờ sẹo

Tiêm trực tiếp các hoạt chất có khả năng thu nhỏ mô sẹo là một phương pháp tương đối mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, do nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng lên mà kỹ thuật này ngày càng trở nên phổ biến. Thuốc tiêm thường được đưa trực tiếp vào vùng sẹo hoặc các khu vực phát triển xung quanh mô sẹo chính.

Các chất trong thuốc có tác dụng ức chế và làm giảm việc sản xuất collagen, các tế bào sẹo, giúp sẹo mờ đi. Các loại thuốc tiêm được sử dụng trong quá trình điều trị sẹo có thể kể đến như: corticoid, hydroquinone, verapamil, fluorouracil, interleukin, 5-fluorouracil …

Ứng dụng ánh sáng Laser làm mờ vết sẹo

Laser là công nghệ điều trị phổ biến trong lĩnh vực y tế và có thể ứng dụng để điều trị tình trạng sẹo thâm, sẹo lồi sau khi sinh mổ. Phương pháp này đưa các bước sóng laser cường độ cao tiếp xúc với khu vực bị sẹo để phá hủy cấu trúc collagen dư thừa. Từ đó tác động sâu vào cơ chế phục hồi da và giảm kích thước mô sẹo ban đầu.

Phương pháp laser có khả năng ứng dụng đa dạng và có thể điều trị sẹo sau mổ đẻ mới hình thành trong khoảng dưới 1 năm với hiệu quả tốt nhất. Thời gian càng lâu thì tỷ lệ phục hồi càng chậm hoặc có thể không đạt được hiệu quả như mong đợi. Vậy nên khi vết thương đã lành hẳn và da non hình thành bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc điều trị theo hình thức này. 

Phẫu thuật cắt bỏ mô sẹo kích thước lớn

Phẫu thuật làm mờ sẹo mổ phát triển quá mức

Phẫu thuật làm mờ sẹo mổ phát triển quá mức

Nếu vết sẹo quá lớn hoặc có tình trạng nghiêm trọng, các mô phì đại phát triển và xâm lấn sang những khu vực xung quanh rất có thể cần đến sự hỗ trợ của phương pháp phẫu thuật. Tùy vào tình trạng cụ thể của mỗi người mà các bác sĩ có thể lựa chọn việc cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ các mô sẹo thừa. Điều này nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như kiểm soát được mức độ phát triển của các vết sẹo mổ sau sinh.

Sau đó, các kỹ thuật tái tạo da đặc biệt sẽ được sử dụng để làm mờ vết thâm và dấu hiệu phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này thường được lựa chọn như giải pháp cuối cùng khi việc thực hiện bằng các hướng điều trị khác không hiệu quả. Phẫu thuật loại bỏ mô sẹo cũng yêu cầu rất cao ở tay nghề bác sĩ bởi nếu không thực hiện đúng cách rất có thể các vết sẹo sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. 

Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm hỗ trợ bạn đọc tìm ra phương pháp điều trị và phục hồi các vết sẹo sau khi sinh mổ một cách an toàn, nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cần thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi xác định phương pháp cụ thể. Mọi thông tin về tình trạng sức khỏe da liễu và các hình thức trị liệu chuyên sâu, vui lòng liên hệ Mega Gangnam qua hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu!

Chia sẻ ngay:
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ