[Giải đáp] Môi thâm đen là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Môi thâm đen là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như tim mạch, gan và một số bệnh lý về máu và các chuyên gia chia ra tùy vào từng trường hợp bệnh nặng nhẹ khác nhau, nếu không được phát hiện điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nguy hiểm tính mạng.
Sở hữu đôi môi hồng hào không chỉ giúp bạn cải thiện góc nhìn nhan sắc, trở nên rạng rỡ có sức sống mà còn phản ảnh cho sức khỏe tốt bên trong. Đương nhiên tình trạng môi thâm đen, sắc môi tái là dấu hiệu đi ngược lại với quy luật tự nhiên của cơ thể. Cùng Mega Gangnam đi tìm hiểu môi thâm đen là bệnh gì sau đây.
Tình trạng môi thâm đen là như thế nào?
Môi được coi là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể do cấu tạo bề mặt da rất mỏng. Vì sự nhạy cảm này mà những thay đổi về màu sắc, hình dạng, trạng thái của môi sẽ phản chiếu một dấu hiệu bệnh lý nào đó. Khi mắc bệnh, sắc tố môi chính là một trong số các điểm được nhận diện sớm nhất và cảnh tình trạng sức khỏe của bạn đang đi xuống. Vậy môi thâm đen là như thế nào?
Khi rơi vào trạng thái môi thâm đen tức tình trạng sắc tố môi xỉn màu, thâm lại, tím tái ở cả viền hoặc cả trong lòng môi. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân nhưng nếu môi của bạn đột nhiên thâm đen bất thường thì khả năng rất cao đây là dấu hiệu bệnh lý.
Tình trạng môi tím tái thâm đen sẽ được chia thành 2 dạng chính, gọi là tím trung ương và tím ngoại vi. Môi thâm đen sẽ thuộc trường hợp tím ngoại vi. Tức là dạng thâm tím xảy ra dựa trên sự ứ trệ hệ tuần hoàn hoặc trao đổi khí kém, được biểu hiện ra bên ngoài ở những vùng da hở, nhất là vị trí môi.
Gặp phải tình trạng môi thâm đen là bệnh gì?
Môi thâm đen là dấu hiệu của nhiều bệnh lý và các chuyên gia Heathline.com chia ra tùy vào từng trường hợp bệnh nặng nhẹ khác nhau, tuy nhiên một bệnh nếu không được phát hiện điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nguy hiểm tính mạng. Vì thế, bạn cần theo dõi tình trạng môi để biết môi thâm đen là bệnh gì sau đây.
Môi thâm đen là bệnh gì? Khả năng do suy tim
Phần lớn tình trạng môi thâm đen được coi là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn và hô hấp. Đặc biệt, bác sĩ sẽ đặt ra nguy cơ cho bạn là tình trạng suy tim. Thâm môi sẽ là một biểu hiện phổ biến khi trạng thái sức khỏe không ổn định và tim bị suy yếu. Lý do tại sao thì bạn tham khảo các nguyên nhân dưới đây của chúng tôi:
- Thiếu oxy: Khi tim suy yếu sẽ không thể bơm máu hiệu quả tới các mô và tế bào trong cơ thể, bao gồm cả môi. Việc thiếu oxy sẽ dẫn đến tình trạng tạo ra sắc môi thâm đen, tái xám xịt trên môi.
- Tăng áp lực trong mạch máu: Có thể bạn không biết, suy tim sẽ khiến hiệu quả bơm máu không đạt tiêu chuẩn, dẫn tới tăng áp lực trong mạch máu. Áp lực này dễ dẫn tới sự tràn dịch từ mạch máu vào mô mềm, gây ra sự thâm đen và sưng lên tại khu vực môi.
- Tắc nghẽn mạch máu: Nếu suy tim, bạn rơi vào trạng thái tắc nghẽn hoặc hạn chế quá trình vận chuyển máu đi tới các bộ phận và tạo ra sự bất thường trong sự lưu thông máu. Điều này làm gia tăng sắc thái môi từ hồng hào trở nên tím tái.
- Thiếu chất dinh dưỡng: Khi suy tim, các vấn đề liên quan tới tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng kém đi, chất lượng của quá trình này ảnh hưởng tới toàn bộ các mô và tế bào trong cơ thể, bao gồm cả phần môi. Thiếu chất dinh dưỡng khiến môi thâm đen là biểu hiện thường thấy.
>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh về da mặt và hướng điều trị
Môi thâm đen có thể do các bệnh lý liên quan tới gan
Môi thâm đen là bệnh gì thì đây còn là một biểu hiện sức khỏe liên quan tới các bệnh lý về gan. Đây là một triệu chứng sớm đôi khi bạn không cảm nhận rõ. Với chức năng xử lý chất dinh dưỡng, detox trao đổi hoạt chất trong cơ thể, gan là bộ phận rất quan trọng đối với cơ thể con người. Vì thế, nếu thấy môi thâm đen không rõ nguyên nhân thì có thể bạn đã mắc phải bệnh lý liên quan tới gan.
- Xơ gan: Tình trạng này diễn ra là khi các tổ chức gan bình thường bị thay thế thành các mô sợi không đủ chức năng. Khả năng thanh lọc cơ thể không còn được hiệu quả nữa khiến môi và các bộ phận khác bị ảnh hưởng tiêu cực.
- Viêm gan: Cả bệnh lý viêm gan cấp và viêm gan mãn tính có thể gây ra tình trạng môi thâm đen. Viêm gan thường đi kèm với các triệu chứng như mệt mỏi, kiệt sức, không còn năng lượng, buồn nôn, thay đổi màu da.
- Ciroz gan: Ciroz gan được hiểu là một tình trạng mà mô gan bị tổn thương một cách nghiêm trọng và chúng không thể hoạt động bình thường. Môi thâm đen chính là một trong những biểu hiện của ciroz gan.
- Gan nhiễm độc: Một số trường hợp khác khi gan nhiễm độc từ thuốc lá, rượu hoặc các hóa chất có hại sẽ làm cho môi thâm trở lại. Trong trường hợp này người bệnh đi kèm với nhiều triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, thay đổi sắc tố da.
Môi thâm đen có thể do mắc bệnh Addison
Chuyên gia của Heathline.com phân tích về nguyên nhân khiến bạn bị thay đổi màu môi có thể do bình Addison.
Bệnh Addison hay còn được gọi với tên gọi khác là suy thượng thận, là một chứng rối loạn ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến thượng thận trong cơ thể. Đây chính là bộ phận nằm trên đỉnh thận, có vai trò cụ thể trong việc sản xuất các hormone quan trọng như cortisol và aldosterone. Bệnh addison xảy ra khi tuyến thượng thận không thể sản xuất đủ hormone này.
Thực tế bệnh Addison không gây ra trực tiếp cho vấn đề thâm môi, nhưng ảnh hưởng trên da và môi do thiếu hụt hormone cortisol và aldosterone. Cụ thể, sự thiếu hụt cortisol có thể làm cho da mờ, khó đàn hồi và dễ bị tổn thương hơn, đó là biểu hiện làm cho môi thâm đen.
Một số bệnh lý về máu gây tình trạng thâm môi
Nếu bạn đang mắc một số bệnh liên quan về máu, thiếu sắt, thiếu máu, hay bệnh thalassemia thì khả năng đôi môi của bạn dễ bị thâm. Các vấn đề về máu sẽ cản trở sự lưu thông máu, hồng cầu không đủ có thể làm môi mất đi màu sắc tự nhiên. Máu đi khắp cơ thể để duy trì sự sống và sắc tố da, lúc này cơ thể truyền tín hiệu làm cho môi kém hồng hào, săn chắc.
Môi thâm đen có thể do yếu tố tác động bên ngoài
Ngoài câu hỏi môi thâm đen là bệnh gì chúng tôi vừa giải đáp, rất có thể bạn cũng không mắc bệnh gì cả mà chỉ là chế độ chăm sóc sinh hoạt, ăn uống hoặc môi trường tác động khiến môi thâm đen.
- Uống nhiều rượu bia, hút nhiều thuốc
- Di truyền sắc tố môi thâm đen từ người thân
- Dùng mỹ phẩm trôi nổi, không nhãn mác, không rõ nguồn gốc.
Có thể bạn quan tâm: [Kiến thức y tế] Da mặt bị vàng là bệnh gì & cách điều trị?
Môi thâm đen phải làm sao để hết?
Với các nguyên nhân đến từ bệnh lý, chắc chắn bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám chuyên khoa ngay lập tức. Bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng như chụp chiếu, xét nghiệm và đưa ra cho bạn phác đồ điều trị cụ thể, khi khỏi bệnh hoặc cải thiện theo liệu trình chăm sóc, cơ thể bạn sẽ có chuyển biến, sắc tố môi vì thế sẽ hồng hào đẹp hơn.
Ngược lại, khi bị môi thâm đen do yếu tố bên ngoài tác động, hãy thay đổi thói quen không lành mạnh và xử trí vùng môi thâm đen bằng một số cách sau:
Laser khử thâm môi: Hiện nay các công nghệ hiện đại sử dụng ánh sáng laser khử thâm môi trở nên ưa chuộng vì hiệu quả nó mang lại. Không tác động xâm lấn và nhanh chóng đạt được kết quả tốt, bạn sẽ có đôi môi hồng hào trở lại ngay sau liệu trình. Tham khảo kỹ thuật laser Spectra XT tại phòng khám quốc tế Mega Gangnam với chi phí cực ưu đãi.
Phun môi collagen khử thâm: Quá trình xử lý màu môi thâm sẽ được đi kim phun collagen để đẩy lùi hắc sắc tố thâm đen, dặm lại và lớp mài bong ra trả lại đôi môi hồng hào hơn cho bạn.
Làm sao để luôn giữ được đôi môi hồng hào?
Để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thâm môi, giúp đôi môi luôn duy trì độ ẩm mượt, bạn cần thay đổi một chút thói quen sinh hoạt ăn uống cho phù hợp hơn.
- Uống nhiều nước và các loại nước trái cây, có thể chọn các loại nước ép rau củ quả, sinh tố,… để tăng cường khoáng chất và các loại vitamin tốt cho sức khỏe cũng như cải thiện sắc tố da trở nên đều màu hơn, cung cấp độ ẩm cần thiết đôi môi tự khắc trở nên mềm mại, căng bóng.
- Sử dụng son dưỡng hay kem dưỡng ẩm môi đều đặn chính là cách để bảo vệ đôi môi luôn mềm mại, hồng hào. Lưu ý, bạn nên tìm hiểu chọn ra những loại son dưỡng có chiết xuất từ thiên nhiên, đảm bảo chất lượng sử dụng và có độ an toàn cao cho môi.
- Tẩy tế bào chết cho môi thường xuyên, loại bỏ tế bào sừng, son môi hàng ngày, kích thích tăng sinh thêm collagen để môi tươi tắn hơn.
- Bảo vệ môi trước các tác động khi ra ngoài như ánh nắng mặt trời, bụi bẩn,… thông qua việc thoa thêm các loại son dưỡng có chứa thành phần chống nắng và che chắn đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài.
- Chế độ ăn uống hợp lý cũng là cách bạn bảo vệ sức khỏe, hạn chế bệnh lý về tim, gan và sẽ giúp môi nhanh chóng hồng hào trở lại. Tình trạng thâm sạm môi có thể được cải thiện nhờ vitamin C tăng cường. Nếu bữa ăn của bạn thiếu đi chất xơ từ rau củ quả hay các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin thì cũng ảnh hưởng đáng kể đến sắc tố môi. Vì vậy hãy xây dựng cho mình một bữa ăn lành mạnh, khoa học với việc ăn đủ chất, bổ sung thật nhiều rau và các loại củ quả.
- Lối sống lành mạnh, tăng cường thể lực thể thao, trở nên khoa học hơn với việc tránh sử dụng các chất kích thích, giảm tối đa lượng caffeine nạp vào cơ thể sẽ giúp bạn tự tin với sắc môi hơn nữa đấy.
Có thể bạn quan tâm: Da mặt vàng là bị bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mong rằng những chia sẻ trong bài viết xoay quanh câu hỏi ‘Môi thâm đen là bệnh gì?’ đã phần nào cho bạn câu trả lời thỏa đáng và cách thay đổi duy trì gương mặt rạng rỡ, bờ môi hồng hào hơn. Để tìm hiểu chi tiết các vấn đề về sức khỏe và cách chăm sóc da có liên quan, bạn có thể liên hệ tới HOTLINE 093 770 6666.
Các bài viết liên quan
- Nam giới có nên xăm môi không? Xăm môi nam bao nhiêu tiền?
- Phun Môi Xí Muội: Ưu Điểm, Chi Phí, Quy Trình Thực Hiện Uy Tín
- Cấy môi sinh học là gì? Có nên thực hiện không?
- Môi tiêm filler có phun được không? Sau bao lâu thì lên màu đẹp?
- Môi bị nhăn nheo: Biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục
- Tiêm môi tều bằng filler có đẹp không? Ai nên thực hiện?
- Môi nhiều nếp nhăn vì sao? Cách trị nhăn môi hiệu quả
- Tiêm môi hỏng: Dấu hiệu nhận biết và khắc phục kịp thời
- Vì sao phun môi bị nhạt lòng môi? Mách bạn cách xử lý tốt nhất
- Điểm danh 7 Công nghệ phun môi mới nhất xu hướng 2025