Mụn mọc ở cằm: Nguyên nhân, các lưu ý và 5+ cách khắc phục
Mụn không phải là một dấu hiệu quá đặc biệt bởi nó thường xuyên xảy ra do những ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài hay từ chính sự thay đổi của hormone, nội tiết trong cơ thể. Có đôi khi, tình trạng mụn cũng xuất hiện một cách bất ngờ mà chúng ta không lường trước được. Các chuyên gia da liễu cho rằng sự xuất hiện của mụn đã và đang cảnh báo chúng ta một số vấn đề về sức khỏe chẳng hạn như mụn ở cằm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân của các nốt mụn bất thường ở cằm cũng như những giải pháp điều trị hiệu quả ngay dưới đây!
Mọc mụn ở cằm là dấu hiệu gì?
Theo các chuyên gia da liễu, tình trạng mụn ở cằm xuất hiện phần lớn do hoạt động bất thường của nội tiết bên cạnh các nguyên nhân về mặt di truyền. Mọc mụn ở cằm thường mang đến nhiều ảnh hưởng trong cuộc sống đối với người phụ nữ hơn là nam giới. Không giống như giai đoạn dậy thì hay lứa tuổi thanh thiếu niên, hiện tượng mọc mụn ở cằm, xung quanh quai hàm và phía dưới má bắt nguồn bởi nhiều nguyên nhân và khó điều trị hơn.
Mụn mọc ở cằm thường biểu hiện dưới dạng nang mụn trứng cá với đặc điểm mụn bọc lớn và có màu đỏ hoặc cũng có thể xuất hiện mụn đầu trắng. Điều này gây ra bởi sự sản xuất lượng dầu quá mức trên bề mặt.
Trong điều kiện hoạt động bình thường, làn da có xu hướng tự bài tiết ra 1 lớp dầu mỏng, phân bố đồng đều trên bề mặt nhằm mục đích giữ cho làn da luôn ở trong trạng thái tốt nhất. Tuy nhiên, khi lượng dầu tiết ra bề mặt quá mức do hoạt động quá đà của một số cơ quan, dầu dư thừa khi kết hợp cùng với các mảnh vụn khác do ảnh hưởng từ điều kiện xung quanh có thể dẫn đến mụn phát triển.
Đó là trong những trường hợp mụn hình thành bởi những yếu tố thông thường, việc mụn mọc ở cằm giai đoạn trưởng thành bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Các chuyên gia khuyến cáo, dù mụn ở cằm hình thành bởi bất kỳ điều gì thì tốt hơn hết là chúng ta nên giữ nó ở trạng thái tĩnh, không nên nặn mụn hoặc tự điều trị cho đến khi xác định đúng vấn đề.
Mụn ở cằm phản ánh điều gì về cơ thể của bạn?
Thông thường, việc mọc mụn ở cằm không có gì đáng lo ngại nếu các nốt mụn chỉ xuất hiện rất ít hay mọc trong một khoảng thời gian ngắn rồi biến mất hoàn toàn ngay khi bạn thực hiện các giải pháp điều trị. Tuy nhiên, nếu như mụn xuất hiện liên tục và mọc ngày càng nhiều với tần suất cao, trong một thời gian dài và không thể dứt điểm bởi với các biện pháp điều trị khác nhau thì chắc chắn rằng bạn cần phải đi khám.
Mụn xuất hiện nhiều đến như vậy cho thấy cơ thể của bạn đang gặp vấn đề, quá tải và cần phải nhanh chóng tìm hiểu, tìm ra biện pháp chữa trị. Đặc biệt với các bạn nữ, khi cằm xuất hiện mụn ngày càng nhiều và nặng thì rất có thể các cơ quan của hệ sinh sản của bạn đang gặp phải một bệnh lý nào đó. Đừng ngần ngại bất cứ điều gì, tốt hơn hết là bạn hãy đến ngay các bệnh viện, các cơ sở y tế để được kiểm tra, xác định nguyên nhân và có phương án phục hồi cụ thể.
Mụn ở cằm có nguy hiểm không? Có nên nặn không?
Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, mụn ở cằm, đặc biệt là mụn trứng cá có nguy hiểm nếu mụn mọc rất nhiều, liên tục trong nhiều ngày và không hề thuyên giảm bởi bất kỳ lý do gì. Hơn thế nữa, thói quen của rất nhiều người bao gồm cả chúng ta đó là khi mụn xuất hiện thường sẽ tự đưa tay lên nặn một cách vô thức vì ngứa ngáy hay để loại bỏ nhân mụn.
Đối với điều này, các chuyên gia da liễu cho rằng, mặc dù nặn mụn cũng là một bước cực kỳ quan trọng trong hoạt động điều trị mụn. Nhưng không phải bất kỳ loại mụn nào cũng có thể tự nặn, đồng thời nếu chủ động nặn mụn không có công cụ hỗ trợ hay kỹ thuật đúng cách thường mang đến rất nguy hiểm.
Do đó, các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyên rằng chúng ta tuyệt đối không nên tự ý nặn mụn, đặc biệt là các nốt mụn ở cằm vì nó có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như tình trạng nhiễm trùng, sưng viêm, đau rát, mẩn đỏ. Thậm chí nếu tồi tệ hơn còn có thể gây nên trạng thái co giật, méo miệng… Dẫn đến những hậu quả cực kỳ đáng tiếc về sau. Chính vì vậy, để an toàn, bạn hãy gặp gỡ các chuyên gia tư vấn để xác định xem mụn ở cằm bạn đang gặp phải thuộc nhóm mụn gì, có nặn được không hay tự nặn ở nhà có sao không.
Nguyên nhân mụn mọc ở cằm là do đâu?
Tình trạng mụn mọc ở cằm thường diễn ra ở nữ giới và sự phát triển của mụn thường nhanh hơn rất nhiều so với nam giới. Đồng thời hậu quả sau mụn cũng khiến nhiều bạn lo lắng bởi nó vừa ảnh hưởng đến sức khỏe vừa gây mất thẩm mỹ, khiến chị em trở nên mất tự tin. Những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến mụn mọc ở cằm nữ giới điển hình như:
1. Mụn mọc ở cằm liên quan đến nội tiết tố
Theo các bác sĩ chuyên khoa, các nốt mụn ở cằm là hiện tượng bình thường và có xu hướng xuất hiện vào khoảng thời gian trước hoặc nửa sau thời kỳ xuất hiện kinh nguyệt. Ở mỗi người hiện tượng này có thể không giống nhau, mức độ xuất hiện mụn cũng không tương đồng.
Điều này được khoa học giải thích là do trong thời gian nửa đầu của chu kỳ thì hàm lượng estrogen trong cơ thể cao đột biến. Trong khi đó, ở thời gian còn lại thì lượng progesterone xuất hiện nhiều và nổi trội hơn. Ở giai đoạn đặc biệt này, cơ thể có xu hướng sản xuất nhiều testosterone hơn nữa, điều này cũng chính là nguyên nhân làm tăng kích thước lỗ chân lông và hoạt động bất thường của tuyến dầu trên da. Điều này đồng nghĩa với tình trạng các lỗ chân lông bị tắc nghẽn diễn ra nhiều hơn. Hệ quả là tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi sinh vật xâm nhập, đồng thời tạo ra các vết mụn trên da. Nhất là ở cằm vì khu vực này dễ bị ảnh hưởng bởi cả các yếu tố bên trong và bên ngoài.
2. Hiện tượng rối loạn giấc ngủ
Các nghiên cứu lâm sàng về sự ảnh hưởng của giấc ngủ đối với các vấn đề khác trong cơ thể cho thấy, các vấn đề tiêu cực về tâm lý tăng ít nhất 14-15% đối với mỗi giờ chúng ta bị thiếu ngủ trong một đêm. Chính điều này đã dẫn đến những diễn biến bất thường trong hoạt động của cấu trúc xương, mô cơ và làn da.
Một yếu tố khác làm tăng sự kết nối giữa chất lượng giấc ngủ, tình trạng thiếu ngủ là làm tăng hoạt động đề kháng của các insulin. Nguyên nhân gây mụn này được lý giải bởi các yếu tố về mặt di truyền là do hoạt động tự tạo sức đề kháng của insulin làm gia tăng glucose trong máu. Đây là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự hình thành mụn dưới cằm.
Mặt khác, các bất ổn về tâm lý và cả thể chất sẽ dẫn đến sự tăng cao của nồng độ hormone tạo nên những căng thẳng trong cơ thể. Vì vậy, khi không được ngủ đúng và đủ giấc, làn da của chúng ta sẽ trông cực kỳ xỉn màu, kém tươi tắn và thiếu sức sống. Hơn nữa, cortisol nảy sinh trong quá trình này còn giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc sản xuất bã nhờn – dẫn đến mụn mủ ở cằm.
3. Hoạt động của thuốc tránh thai
Các hormone được điều chế tồn tại trong thuốc tránh thai hàng ngày, một khi kết hợp với nội tiết sẵn có trong cơ thể có khả năng trị mụn bọc ở cằm, mụn mủ ở cằm vì chúng cho phép làm giảm nội tiết tố androgen tồn tại trong máu, đồng thời gián tiếp dẫn đến hoạt động kém hiệu quả của tuyến bã nhờn. Tuy nhiên, khi không còn sử dụng thuốc, nội tiết tố trong cơ thể hoạt động mạnh mẽ trở lại có khả năng dẫn đến sản xuất quá nhiều bã nhờn, tỉ lệ này còn cao hơn nữa ngay trước cả khi dùng thuốc. Vì vậy dẫn đến hiện tượng nổi mụn ở cằm nghiêm trọng, khó kiểm soát.
4. Chăm sóc da không đúng cách
Chăm sóc da không đúng cách với việc bổ sung quá nhiều dưỡng chất, kết cấu dày đặc làm cho làn da bị bí bách, không thể lưu thông . Đồng thời, trong quá trình này lượng dần nhờn và mồ hôi hoàn toàn bị giữ lại trên da, tạo điều kiện tuyệt vời cho vi khuẩn sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ trên da, hậu quả là lỗ chân lông vừa bị tắc nghẽn vừa làm nảy sinh nhiều mụn bọc, mụn viêm ở cằm.
5. Chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học
Chế độ ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng, thiếu rau xanh, trái cây, thức ăn giàu chất béo và đường có thể gây ra tình trạng viêm da, làm tắc nghẽn lỗ chân lông và làm mụn trở nên nặng hơn.
Sinh hoạt không khoa học như thiếu giấc ngủ, stress, không giữ vệ sinh da mặt, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp cũng có thể gây mọc mụn ở cằm.
Xem thêm: Cằm chẻ là tướng đẹp hay xấu trong phong thủy
Cải thiện tình trạng mụn ở cằm bằng cách nào?
Hiện nay, có rất nhiều cách trị liệu mụn mọc ở cằm được các chị em tín đồ làm đẹp truyền tai nhau ở trên khắp các mạng xã hội, diễn đàn. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ nặng nhẹ của các nốt mụn mà mỗi người nên lựa chọn cho mình những cách điều trị khác nhau. Dưới đây là một số giải pháp đánh bay mụn ở cằm hiệu quả nhất được nhiều người lựa chọn và đánh giá có khả năng hồi phục tốt.
Nguyên liệu tự nhiên trị mụn
Các phương pháp làm đẹp, điều trị mụn từ nguyên liệu tự nhiên, sẵn có và an toàn cho sức khỏe vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu của chị em. Đối với các nốt mụn mọc ở cằm, chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng ngay những loại thực phẩm được sử dụng hàng ngày hay dựa trên các bài thuốc dân gian để điều trị tận gốc, làm khô cồi và nhân mụn một cách triệt để. Giúp cải thiện tình trạng mụn mọc bất thường, làn da tổn thương cần hồi phục.
Sử dụng nguyên liệu tự nhiên trong đời sống là một cách khắc phục cằm nhiều mụn
1. Mật ong
Mật ong là một trong số những nguyên liệu hỗ trợ điều trị mụn được sử dụng nhiều nhất bởi công dụng kháng khuẩn, cấp ẩm vừa phải và tái tạo làn da hiệu quả. Với mật ong, bạn chỉ cần sử dụng khoảng 1 thìa nhỏ, kết hợp thêm vài giọt nước cốt chanh trộn đều rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị mụn. Giữ hỗn hợp trên da trong khoảng 20 phút, sau đó rửa lại thật sạch, thật kỹ bằng nước ấm.
2. Chuối
Ít ai biết rằng trong vỏ chuối có chứa các thành phần đặc biệt với khả năng kháng khuẩn, chống viêm vượt trội, giúp ức chế và tiêu diệt mạnh mẽ những vi khuẩn gây hại. Đồng thời, các dưỡng chất có trong vỏ chuối cũng giúp giảm các triệu chứng sưng đỏ. Có thể tận dụng vỏ chuối bằng cách cạo nhẹ và giữ lại phần vàng nhạt bên trong của vỏ, sau đó dằm nát và thoa lên khu vực mọc mụn ở cằm.
3. Tinh bột nghệ
Hoạt chất curcumin tồn tại trong tinh bột nghệ có hiệu quả kháng viêm, sát trùng, điều trị các vết thâm sẹo cực kỳ tốt. Khi kết hợp cùng các nguyên liệu khác sẽ cho ra những hiệu quả bất ngờ. Bạn cần chuẩn bị một lượng tinh bột nghệ vừa đủ cho khu vực da cần trị mụn, khoảng 1-2 thìa, sau đó trộn đều với 1 thìa sữa chua, vệ sinh da thật kỹ, lau khô và thoa lên da. Giữ hỗn hợp trên da khoảng 15-20 phút sau đó thư giãn và rửa lại thật sạch với nước.
4. Trị mụn bằng tỏi
Được xem là một loại thần dược hỗ trợ điều trị mụn viêm, mụn trứng cá ở cằm cực tốt. Tỏi mang đến hiệu quả trị mụn, tăng cường kháng thể và hỗ trợ xóa thâm sẹo. Cách làm thực tế rất đơn giản, chỉ cần cắt đôi nhánh tỏi và chà nhẹ lên vùng da bị mụn, thực hiện ngắt quãng trong thời gian 5 phút rồi rửa lại thật sạch bằng nước ấm. Với cách làm này bạn không nên chà quá mạnh hoặc để tinh chất tỏi quá lâu trên da.
Sử dụng thuốc, kem trị mụn
Trường hợp tồi tệ hơn nữa đó là khi các nốt mụn ở cằm phát triển nhanh chóng, trở nên sưng viêm, hình thành mụn mủ. Người bệnh nhất định phải đến các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán và xác định trạng thái cơ thể. Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của các nốt mụn, các bác sĩ có thể sẽ đề xuất một số giải pháp như sau:
1. Sử dụng kháng sinh
Kháng sinh đường uống có thể được chỉ định trong trường hợp người bệnh nổi mất kéo dài, mất kiểm soát. Đối với những loại thuốc này, bạn liên tục phải sử dụng trong hàng tháng trời cho đến khi tình trạng hoàn toàn được khắc phục.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, chúng trở nên nhờn thuốc và có khả năng kháng hoàn toàn công dụng của thuốc kháng sinh. Đó là khi, các bác sĩ phải chỉ định một nhóm các loại thuốc khác để khắc phục vấn đề này.
2. Tiêm Corticosteroid
Tình trạng mụn mọc ở cằm hình thành các nốt sưng viêm, liên tục phát triển khiến mụn bị vỡ ra và hình thành nên các nốt sẹo mụn.
Đôi khi để tiêu diệt mụn mủ và vi khuẩn gây hại nghiêm trọng trên một diện tích lớn, các bác sĩ sẽ lựa chọn cách tiêm Corticosteroid đã được pha loãng vào vị trí xuất hiện mụn. Phương pháp này giúp gia tăng tốc độ làm giảm sưng viêm, chữa lành tổn thương da và ngăn ngừa sẹo bằng cách tác động để phá vỡ nhân mụn sau đó làm lành.
Tuy nhiên, Corticosteroid chỉ được sử dụng khi được kê đơn bởi các bác sĩ, nếu tự ý sử dụng với liều lượng không hợp lý hoặc không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng phá hủy làn da, để lại hậu quả khó lường.
3. Thuốc chống nhiễm trùng
Thuốc chống nhiễm khuẩn tại chỗ có khả năng thu hẹp diện tích da bị mụn và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, cùng các nguyên nhân khác dẫn đến hình thành mụn. Thông thường, loại thuốc phổ biến nhất được chỉ định là retinoids tại chỗ. Đây là một loại dẫn xuất được điều chế từ Vitamin A với khả năng làm thông thoáng lỗ chân lông, loại bỏ sợi bã nhờn, ngăn ngừa mụn ở cằm phát triển.
Cách trị mụn ở cằm bằng công nghệ tại cơ sở uy tín
Ngoài những cách điều trị dành cho mụn ở mức độ vừa và nhẹ đã kể trên thì bạn cũng có thể tham khảo những phương pháp điều trị mụn ở cằm hay sẹo sau mụn bằng cách ứng dụng cao tại các trung tâm thẩm mỹ, phòng khám uy tín. Một trong những cơ sở thẩm mỹ cao cấp đáng để lựa chọn nhất chính là Phòng khám thẩm mỹ Mega Gangnam.
Hiện nay, Mega Gangnam sở hữu hàng loạt công nghệ trị mụn, trị thâm sẹo sau mụn cực kỳ hiệu quả. Trong đó không thể không kể đến công nghệ Trẻ hóa tự thân từ A.I với tên gọi Mega Fiber. Trẻ hóa tự thân từ A.I là dịch vụ thẩm mỹ bằng công nghệ cao mới nhất tại Hàn Quốc đem lại hiệu quả trẻ hóa làn da một cách tối đa bằng khả năng cân chỉnh & kiến tạo gương mặt theo tỷ lệ “Vàng” (Perfect Face) hoàn hảo mà không cần phẫu thuật bóc tách.
Khi đến đây bạn sẽ được các bác sĩ tiến hành soi da, phân tích tình trạng mụn ở từng khu vực và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Do đó, với công nghệ của chúng tôi, mọi loại mụn đều có thể điều trị một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Bởi nhờ công nghệ trị mụn tốt, bác sĩ trị liệu đến từ Hàn Quốc với trình độ chuyên môn cao, hơn thế nữa là giải pháp hỗ trợ điều trị tốt, an toàn. Do đó, mọi khách hàng có thể đặt niềm tin khi đến Mega Gangnam để điều trị mụn, thâm sẹo, chống lão hóa mà không phải lo lắng về rủi ro nào. Tình trạng mụn dù ở bất kỳ khu vực nào trên da của bạn đều nhanh chóng thuyên giảm chỉ sau một liệu trình điều trị.
Những điều cần lưu ý khi trị mụn ở cằm
Khi trị mụn ở cằm, cần lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo hiệu quả và tránh các tác động tiêu cực đến da:
– Không nặn mụn: Nặn mụn ở cằm có thể làm viêm nhiễm lan rộng và gây tổn thương da. Thay vào đó, nên sử dụng các sản phẩm trị mụn chứa thành phần trị liệu để giảm sưng, đau và giúp cho mụn mau chóng khô và biến mất.
– Giữ vệ sinh da mặt: Việc giữ vệ sinh da mặt thường xuyên là rất quan trọng để ngăn ngừa mụn, đặc biệt là ở khu vực cằm. Hãy sử dụng sữa rửa mặt phù hợp với loại da của bạn, rửa sạch da mặt hai lần mỗi ngày và đừng quên làm sạch các sản phẩm trang điểm trước khi đi ngủ.
– Tránh sử dụng sản phẩm chứa dầu: Sản phẩm chứa dầu có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn. Hãy chọn các sản phẩm chứa thành phần không gây mụn và không gây kích ứng da để sử dụng.
– Điều chỉnh chế độ ăn uống: Ăn uống không khoa học có thể là một trong những nguyên nhân gây mụn ở cằm. Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ ngọt, đồ uống có ga và thực phẩm có hàm lượng đường cao. Thay vào đó, hãy ăn nhiều rau, quả, thực phẩm chứa chất xơ và nước để cải thiện chất lượng da.
– Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia da liễu: Nếu tình trạng mụn ở cằm của bạn không được cải thiện sau khi thực hiện các biện pháp tự chăm sóc, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia da liễu để được chẩn đoán và điều trị bệnh mụn ở cằm một cách đúng đắn.
Nhìn chung, mụn ở cằm là 1 tình trạng cực kỳ phổ biến ở nữ giới, có thể xảy ra trong nhiều thời điểm, ngay cả khi đã trưởng thành hay về già. Điều quan trọng nhất để giải quyết triệt để tình trạng này đó là bạn cần tuân thủ các yêu cầu, chỉ định từ bác sĩ da liễu để mụn được tiêu diệt hoàn toàn và không để lại sẹo. Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ thẩm mỹ điều trị mụn, thâm sẹo vui lòng liên hệ Mega Gangnam qua Hotline hoặc Website để được hỗ trợ!
Các bài viết liên quan
- 10 công thức mặt nạ tự chế trị mụn giảm viêm nhanh
- Cách làm xịt khoáng dưa chuột tự chế cấp ẩm hữu ích
- 8 lợi ích tuyệt vời của mặt nạ gỗ đàn hương bạn nên biết
- Cách trị mụn bọc tại nhà như thế nào nhanh khỏi nhất?
- Cách trị mụn bọc sưng đỏ như thế nào nhanh khỏi?
- Mụn bọc có tự xẹp không? Làm sao để trị mụn bọc thật nhanh?
- 10+ cách trị mụn ẩn trên trán bằng nha đam dễ thực hiện tại nhà
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Cách trị mụn bọc nhanh nhất trong 1 đêm liệu có khả thi?
- Cách nặn mụn bọc bị chai cứng như thế nào an toàn?