Mụn ở cằm có điều trị được hay không? Cách nào hiệu quả nhất?
Các nốt mụn ở cằm chủ yếu hình thành do sự thay đổi của nội tiết tố và các hormone trong cơ thể. Trường hợp, mụn ở cằm mọc liên tục, kéo dài với mức độ nặng hơn và các liệu pháp sử dụng thuốc không đáp ứng đủ yêu cầu thì cần đến những sự can thiệp sâu hơn, theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Làn da của chúng ta thực sự rất nhạy cảm bởi những tác động nhỏ từ bên ngoài hay các biến đổi của hormone cũng có khả năng tạo áp lực lên cơ quan này đầu tiên. Chính vì vậy mà khi chúng ta mắc phải bất kỳ bệnh lý nào hay hệ miễn dịch, sức đề kháng suy yếu thì làn da sẽ bộc lộ những dấu hiệu vô cùng khác lạ. Trong đó, khu vực cằm thường dễ nảy sinh mụn hơn cả. Vậy mụn ở cằm xuất hiện là do đâu, có cách điều trị nào triệt để hay không? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây!
Mụn ở cằm là loại mụn gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào?
Hiện tượng mụn mọc ở cằm bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân và chịu ảnh hưởng nhiều bởi nội tiết tố bên trong cơ thể. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng mụn cằm thường xuất hiện nhiều ở phụ nữ, đồng thời mức độ phát triển thường nhanh và nặng nề hơn so với nam giới. Mụn không chỉ hình thành ở cằm mà còn lan rộng ra khu vực xung quanh quai hàm, thậm chí là lan rộng xuống cổ.
Mụn mọc ở cằm xảy ra ở nhiều độ tuổi, trong đó giai đoạn dậy thì thường có những biểu hiện khác biệt so với khi chúng ra đã trưởng thành. Thông thường, mụn ở cằm không chỉ dừng lại ở một nhóm mụn. Đó có thể là mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, cũng rất có khả năng là mụn ẩn. Các loại mụn này có thể mọc xen lẫn nhau hoặc tạo thành các đám mụn với những đặc điểm riêng biệt.
- Mụn trứng cá hay mụn bọc, mụn mủ. Đây là các loại mụn có kích thước lớn, tạo thành các bọc sưng đỏ, có chứa mủ hoặc lẫn một chú máu, tạo cảm giác đau dữ dội.
- Mụn đầu trắng: Đây cũng là một nhóm mụn khá phổ biến xuất ở khu vực cằm trở xuống, đặc điểm của loại mụn này là đầu màu trắng, ẩn dưới lớp sừng và không trồi lên hẳn trên bề mặt.
- Mụn đầu đen ở cằm: Loại mụn này mọc khá ít ở cằm, về bản chất thì đây chính là mụn đầu trắng bị đẩy lên trên bề mặt và tương tác với không khí, tạo ra phản ứng oxy hóa làm xuất hiện màu mọc rất ít ở cằm, bị oxy hóa đầu mụn thành màu đen.
- Mụn ẩn: Đặc điểm của nhóm mụn này chính là nhân mụn nhỏ, ẩn sâu dưới bề mặt, khó nhận biết bằng mắt thường và chỉ cảm nhận được khi dùng tay sờ lên da.
Mụn ở cằm đa số xuất hiện dưới dạng các loại mụn trứng cá ở dạng nang với đặc điểm là các bọc lớn, tấy đỏ cùng với mụn bọc có phần đầu trắng trên bên mặt nhưng không bị vỡ. Hầu hết các loại mụn xuất hiện ở cằm đều gây ra bởi sự tăng tiết sản xuất lớp dầu nhờn tự nhiên trên bề mặt. Lượng dầu được sản xuất quá mức, vượt xa lượng cần thiết không những không giữ được ẩm mà còn gây tắc nghẽn lỗ chân lông, làm xuất hiện các nốt mụn. Tuy nhiên, nguyên nhân này thực tế vẫn chưa đầy đủ mà còn nhiều trường hợp khác có thể khiến mụn phát triển nhanh hơn.
Những nguyên nhân gây mụn ở cằm có thể khiến bạn bất ngờ!
Để có phương hướng điều trị mụn ở cằm nhanh chóng và hiệu quả nhất, điều quan trọng chính là chúng ta phải xác định chính xác nguyên nhân mụn. Chỉ có như vậy việc áp dụng các phương pháp điều trị mới mang đến hiệu quả như mong muốn, tránh tình trạng lãng phí hoặc ảnh hưởng để tính chất của làn da. Các nguyên nhân phổ biến khiến làn da dễ nảy sinh mụn ở cằm như sau:
Vệ sinh da không đúng cách: Làn da không được làm sạch đúng cách từ bề mặt cho đến lớp đáy có thể khiến các tạp chất gây hại tích tụ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Các yếu tố gây hại cho da có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi đâu, ngay cả những vật dụng mà chúng ta sử dụng mỗi ngày. Tình trạng da suy yếu kết hợp cùng những tác nhân khác khiến mụn hình thành nhanh hơn.
Rối loạn nội tiết: Nguyên nhân phổ biến nhất khiến mụn nổi lên ở cằm và lan rộng ra chính là sự rối loạn chức năng chuyển hóa hoặc các hormone trong cơ thể có sự thay đổi đột ngột. Mụn nội tiết thường là mụn trứng cá, dễ phát sinh đối với các bạn trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.
Ăn uống, nghỉ ngơi chưa hợp lý: Làn da chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi cách chúng ta thu nạp các hoạt chất vào cơ thể. Những người có chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ và các chất kích thích tạo điều kiện cho mụn xuất hiện. Bên cạnh đó, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý, thiếu ngủ hoặc làm việc quá sức, mệt mỏi, stress cũng làm gia tăng các áp lực lên cơ thể, đặc biệt là làn da.
Lạm dụng mỹ phẩm: Mỹ phẩm chỉ thực sự tốt cho da nếu chúng ta sử dụng đúng cách và không quá lạm dúng nó. Trường hợp làn da không hợp với mỹ phẩm, dùng quá nhiều loại hay chất lượng mỹ phẩm có vấn đề có thể khiến thương tổn trên bề mặt xuất hiện. Điển hình nhất chính là dấu hiệu da không đều màu, da lão hóa, hình thành mụn trứng cá, mụn sưng viêm.
Mụn mọc ở cằm có nguy hiểm hay không?
Các bác sĩ da liễu nhận định mụn mọc ở cằm thực tế không có gì đáng để lo ngại nếu tình trạng mụn nhẹ, chỉ mọc ít ở cằm. Trường hợp này cho thấy mức độ ảnh hưởng của mụn là không đáng kể và sẽ hết nhanh sau một thời gian nếu chúng ta có hướng điều trị đúng cách. Các nốt mụn này chủ yếu hình thành do sự thay đổi của nội tiết tố và các hormone trong cơ thể. Trường hợp, mụn ở cằm mọc liên tục, kéo dài với mức độ nặng hơn và các liệu pháp sử dụng thuốc không đáp ứng đủ yêu cầu thì cần đến những sự can thiệp sâu hơn, theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Tình trạng mụn ở cằm trở nên tồi tệ có thể là một dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang gặp phải vấn đề hết sức nghiêm trọng. Cần tìm hiểu nguyên nhân bệnh lý cụ thể để điều trị sau đó khắc phục dần các thương tổn do mụn gây ra trên mặt. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, nếu mụn mọc ở cằm ngày một nhiều và quá nặng có thể cho thấy tử cung hay buồng trứng đang gặp phải chứng bệnh nào đó. Đừng ngại ngần mà hãy đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và có hướng xử lý ngay lập tức.
Xem thêm: [Giải đáp] Da mặt bị mụn nên uống vitamin gì?
Có nên nặn mụn ở cằm hay không?
Từ những chia sẻ ở trên, chúng ta đều biết mụn mọc ở cằm khá nguy hiểm nếu mọc quá nhiều trên bề mặt da. Đồng thời những dấu hiệu này có xu hướng tái phát nhiều lần cần có hướng điều trị mới để đạt được hiệu quả như mong muốn. Cần hạn chế những thói quen không tốt, một trong số đó là tình trạng nặn mụn thiếu kiểm soát hoặc nặn sai cách.
Mặc dù các chuyên gia nhận định nặn mụn là một bước tương đối quan trọng để việc điều trị trở nên hiệu quả hơn bằng cách loại bỏ nhân bên trong, tránh cho nó phát triển lớn hơn. Tuy nhiên, không phải loại mụn nào cũng được chỉ định nặn mụn, đồng thời tự nặn mụn tại nhà có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Nhìn chung, theo ý kiến của bác sĩ thì chúng ta không nên tự nặn mụn tại nhà, nhất là với mụn nội tiết bởi những nguy cơ dẫn đến các biến chứng như sưng viêm, nhiễm trùng, thậm chí là chứng co giật, méo miệng… Vì vậy, để an toàn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng như tiếp nhận điều trị để hạn chế tình trạng mụn ở cằm.
Điều trị mụn mọc ở cằm bằng phương pháp nào?
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được các chị em truyền tai nhau với mục đích điều trị triệt để tình trạng mụn mọc ở cằm. Thông thường, với mỗi đối tượng cùng một cách điều trị nhưng hiệu quả đạt được là không giống nhau. Do vậy, điều trị mụn ra sao, hiệu quả thế nào phụ thuộc khá nhiều vào khả năng tương thích của cơ thể. Một số cách mà chúng ta nên tham khảo như sau:
Dùng nguyên liệu tự nhiên
Các nguyên liệu tự nhiên, chứa nhiều dưỡng chất tốt được ưu ái lựa chọn cho mục đích làm đẹp. Không chỉ dừng lại ở đó, một số nguyên liệu được chứng minh có hiệu quả khá tốt trong kháng viêm, chống sưng và xoa dịu các nốt mụn, phù hợp với các đặc điểm mụn mọc ở cằm. Bạn có thể tận dụng một số nguyên liệu như sau để đánh bay các nốt mụn dưới cằm hiệu quả hơn:
- Mật ong: Đây là nguyên liệu cực kỳ tốt cho da với các chức năng kháng khuẩn, chống viêm, cấp ẩm và tái tạo làn da tổn thương, lão hóa hiệu quả. Bạn chỉ cần sử dụng 1 thìa mật ong, cùng với khoảng 1 – 2 giọt nước cốt chanh rồi trộn đều với nhau để thoa trực tiếp lên khu vực cằm. Để hỗn hợp thẩm thấu trên da mặt trong khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước ấm.
- Vỏ chuối chín: Đừng vội vàng bỏ qua những chiếc vỏ chuối bởi nguyên liệu này có khả năng ức chế các vi khuẩn gây hại cho da, kháng viêm và giảm thiểu tình trạng sưng tấy. Cách dùng vỏ chuối để trị mụn cằm khá đơn giản, dùng dao hoặc thìa cạo đi lớp màng mỏng bên trong vỏ rồi chà xát lên khu vực mụn. Sau khi massage một cách nhẹ nhàng và chờ đợi khoảng 20 phút thì rửa lại mặt thật sạch với nước ấm.
- Tinh bột nghệ: Hoạt chất curcumin có trong nghệ vàng có công dụng kháng viêm, sát khuẩn, giảm sự hình thành thâm sẹo và ngăn ngừa hiện tượng sưng tấy do mụn gây nên. Bạn sử dụng khoảng 1 – 2 thìa tinh bột nghệ trộn đều cùng với khoảng 1 thìa sữa chua không đường rồi thoa lên da sau khi đã làm sạch đầy đủ. Tương tự như những cách trị mụn đã kể trên, giữ mặt nạ trên da từ 15-10 phút rồi rửa sạch với nước ấm.
- Tỏi: Được xem là một loại thần dược tự nhiên có khả năng khống chế sự phát triển của mụn trứng cá ở cằm vô cùng hiệu quả. Các thành phần có trong tỏi hỗ trợ cho việc kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường kháng thể cho da. Sử dụng tỏi đen đã bóc, chà xát nhẹ trên bề mặt da khoảng 5 phút với mức độ vừa phải rồi rửa lại với nước. Khuyến cáo không nên chà tỏi lên mặt quá lâu làm tổn thương da.
Sử dụng thuốc điều trị mụn
Để điều trị mụn mọc ở cằm cần phải xây dựng thói quen làm sạch và chăm sóc da vào mỗi buổi sáng và buổi tối. Quá trình làm sạch nên sử dụng những hoạt chất dịu nhẹ để loại bỏ dầu nhờn, bụi bẩn, các vi khuẩn có khả năng gây hại cho da. Các chuyên gia cho rằng, những sản phẩm làm sạch da nên chứa những thành phần chẳng hạn như: Axit salicylic, axit glycolic và benzoyl peroxide.. Đây đều là những hoạt chất cực tốt cho da, có khả năng phá vỡ cấu trúc nguyên bản và cơ chế hoạt động của các nốt mụn trứng cá dưới cằm.
Các nghiên cứu cho thấy những thành phần đã kể trên đều có chức năng phá vỡ mối liên kết giữa các tế bào da đã chết, loại bỏ và ngăn chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại xuất hiện trên bề mặt da. Đồng thời hòa tan phần lớn dầu nhờn thừa trên da một cách an toàn mà không gây phá vỡ cấu trúc tự cân bằng độ pH.
Một trong những hoạt chất cũng được chứng minh có hiệu quả trong việc điều trị mụn viêm và xứng đáng để sử dụng đó chính là retinol. Đây là một dẫn xuất của Vitamin A, có công dụng chống nhăn, giảm tình trạng lão hóa. Hơn thế nữa, thành phần này nếu được sử dụng đúng cách còn mang đến lợi ích thực tế trong việc điều trị mụn trứng cá.
Trường hợp các loại thuốc đặc trị không kê đơn đã đề cập ở trên không thể mang đến hiệu quả như mong muốn, cần thiết phải đến gặp các bác sĩ để có phương pháp điều trị mới chẳng hạn như sử dụng thuốc kháng sinh kê toa, retinol ở dạng uống…
Đối với những bạn đang gặp phải các đốm sẹo mụn ở cằm với màu sắc không đều nhau, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, có thể cân nhắc đến việc sử dụng các loại axit alpha hydroxy, tương tự như glycolic và lactic.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giúp các bạn điều trị mụn mọc ở cằm hiệu quả và an toàn, phòng tránh các biến chứng. Mọi thông tin về các vấn đề da liễu, thẩm mỹ vui lòng liên hệ Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ!
Các bài viết liên quan
- [Giải đáp] Kem dưỡng ẩm Vitamin E có bôi mặt được không?
- Nên hay không lựa chọn dầu tẩy trang Klairs?
- Polyglutamic acid là gì? 5+ tác dụng trong làm đẹp
- Kẽm có tác dụng gì? Cách bổ sung kẽm đúng cách
- Marula oil là gì? Những công dụng và lưu ý khi sử dụng
- Chiết xuất dâu tằm Mulberry Extract là gì? Tác dụng và lưu ý
- Probiotic là gì? Probiotic tác dụng gì với da?
- Tế bào thực vật tác dụng gì với da? Giải đáp từ chuyên gia
- Chuyên gia da liễu hướng dẫn cách nhũ hóa dầu tẩy trang cực nhanh
- 10 công thức mặt nạ tự chế trị mụn giảm viêm nhanh