Nứt nẻ da mặt làm gì để khắc phục? Bác sĩ bày cách xử lý
Một số biến chứng có thể xảy ra trên bề mặt khi nứt nẻ kéo dài như như viêm da cơ địa (eczema); vảy nến; bệnh vảy cá, viêm nang, hoặc một số bệnh da dị ứng như nổi mề đay, bệnh cước lạnh… Do đó, cách chăm sóc da tốt tại nhà như dưỡng ẩm kỹ, chống nắng sẽ giúp bạn hạn chế tối đa tình trạng này.
Khi tiết trời trở nên hanh khô, đặc biệt là vào mùa đông, tình trạng bị nứt nẻ da mặt dễ xảy ra khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, ngứa rát và mất thẩm mỹ. Cảm giác này kéo dài nếu như bạn không khắc phục sẽ để lại những tổn thương nhất định trên da. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp nguyên nhân cũng như cách khắc phục khi da mặt bị khô nứt nẻ.
Nứt nẻ da mặt là tình trạng gì?
Nẻ da mặt là một dấu hiệu của làn da đang bị thiếu ẩm, xảy ra khi da mất đi độ ẩm tự nhiên, biểu hiện nhìn thấy bằng mắt thường đó là da trở nên sần sùi, bong tróc, ngứa ngáy và thậm chí nứt nẻ. Nẻ da mặt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn cả ở đối tượng trẻ em và người lớn tuổi.
Hàng ngày da của chúng ta sẽ cần một lượng nước nhất định nhằm mục đích giữ cho các tầng mô cơ dưới da được đầy đặn và không bị khô. Tuy nhiên, cơ thể luôn có sự mất nước từ bên trong thông qua bề mặt da, nhất là khi bước vào mùa đông lạnh giá, thời tiết khô hanh..
Nguyên nào dẫn tới da mặt bị nẻ vào mùa đông?
Cấu tạo bề mặt da của chúng ta được hình thành từ 3 lớp: biểu bì ở ngoài cùng, tiếp tới lớp hạ bì và trong cùng là lớp mô dưới da. Trong đó cấu trúc lớp biểu bì bao gồm chất nhũ tương và thành phần nước tiết bã nhờn, mồ hôi để duy trì độ ẩm cho da.
Chúng có nhiệm vụ chống lại các tác nhân và vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể do môi trường bên ngoài. Lớp hạ bì bao gồm các sợi collagen tác dụng đàn hồi giúp da luôn căng bóng. Còn lớp hạ bì sẽ liên kết các phân tử nước với nhau, từ đó giữ nước và thể tích da tốt hơn.
Lớp mô dưới da chủ yếu do các sợi collagen và mỡ tạo thành, chức năng chính hoạt động giống như một lớp đệm cách nhiệt và cung cấp năng lượng cho da. Các lớp tế bào xếp chống lên nhau, kết nối bởi một dạng chất keo giàu liquid. Nếu chất keo này bị giảm khả năng kết dính, bong ra thì sẽ dẫn tới hiện tượng mất nước, giảm thể tích da, nứt nẻ, bong tróc và nhiều vấn đề kéo theo.
Các nguyên nhân gây nứt nẻ da mặt được bác sĩ BÙI THỊ ÂN chia sẻ bao gồm:
- Thời tiết: Tình trạng bong tróc, nứt nẻ da mặt thường gặp hơn vào mùa đông khi không khí hanh khô, độ ẩm xuống thấp.
- Thay đổi nhiệt độ đột ngột: Chuyển đổi đột ngột từ môi trường nóng sang lạnh hoặc ngược lại cũng là nguyên nhân làm cho da bị nẻ.
- Tắm rửa, dùng nước nóng quá nhiều: Làm sạch da quá mức, đặc biệt là với nước nóng sẽ khiến da mất đi lớp dầu tự nhiên, cấu trúc da dễ bị tình trạng da khô và nẻ nhiều hơn.
- Dùng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp: Nhiều sản phẩm chăm sóc da hiện nay chứa vô số thành phần làm sạch, bao gồm cả những hóa chất chứa cồn, acid hoặc hương liệu mạnh.. dễ dẫn tới tình trạng da kích ứng, một trong những nguyên nhân gây khô nẻ, kích ứng da.
- Thiếu nước: Độ ẩm thấp, da mất nước cộng với việc không uống không đủ nước mỗi ngày cũng là nguyên nhân khiến da bị mất nước và nẻ da mặt.
- Một số bệnh lý khác: Nếu bạn đang gặp một số bệnh lý như chàm da, vẩy nến, tiểu đường thì nguy cơ cao da bạn luôn trong tình trạng khô hơn bình thường, bong tróc, nứt nẻ.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ nẻ da mặt, bao gồm:
- Da tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân có thể làm tổn thương da, khiến da sạm nám, mất nước và dễ bị nẻ hơn.
- Hút thuốc lá, chế độ căng thẳng, sinh hoạt: Hút thuốc lá làm mất đi độ ẩm và trở nên khô ráp hơn. Ngoài ra, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và khiến da dễ bị nẻ hơn.
Da mặt bị khô nứt nẻ ảnh hưởng gì tới sức khỏe làn da?
Da mặt bị khô và nứt nẻ nếu không được khắc phục và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nhiều tới cấu trúc làn da của bạn sau này.
Khi da khô mức độ nhẹ, bạn sẽ có cảm giác căng nhẹ trên da khô ráp. Nếu da tiếp tục mất đi độ ẩm sẽ chuyển sang giai đoạn bong tróc, cảm giác ngứa nhẹ.
Trường hợp da nứt nẻ mức độ nhẹ nhưng không được chăm sóc hiệu quả, bạn có thể bị tổn thương nhiều hơn, da căng lên và khô rát nhiều hơn, nứt nẻ, ngứa dữ dội. Đôi khi, bạn còn bị bong lớp tế bào da chết, khiến da trở nên xù xì, cảm giác như bị mốc.
TS.BS BÙI THỊ ÂN chia sẻ:
“Khô nẻ da mặt không chỉ là vấn đề thẩm mỹ khi nhìn vào mà còn khiến bạn trở nên ngứa ngáy khó chịu nếu không được chăm sóc tốt. Một số biến chứng có thể xảy ra trên bề mặt khi nứt nẻ kéo dài như như viêm da cơ địa (eczema); vảy nến; bệnh vảy cá, viêm nang, hoặc một số bệnh da dị ứng như mề đay, cước lạnh… Thậm chí, ở một số trường hợp nặng hơn bị khô da có thể gây ra vết nứt và chảy máu, từ đó mở đường cho hệ vi khuẩn gây hại xâm nhập, tấn công vào hệ bạch huyết và mạch máu cực kỳ nguy hiểm”.
Da mặt khô nứt nẻ phải làm sao khắc phục?
Da mặt bị nẻ vào mùa đông khiến bạn cảm thấy không khỏi khó chịu, vậy làm sao để giải quyết tình trạng này?
1. Dưỡng ẩm tốt cho da
Đây là cách khắc phục đơn giản và hiệu quả nhất mà khi nhìn vào ai cũng sẽ nghĩ tới: Da khô thì dưỡng ẩm! Nhưng việc lựa chọn các thành phần dưỡng ẩm cho da nứt nẻ không dễ dàng nếu bạn không để ý tới thành phần, công dụng của chúng.
Nên tăng cường bổ sung chất cấp ẩm: Chất cấp ẩm thường có trong kem dưỡng ẩm như: Hyaluronic Acid, Glycerin, Sodium, PEG,… Những thành phần này có tác dụng hút, giữ nước cũng như cải thiện quá trình hydrat hóa xảy ra ở lớp sừng. Chất cấp ẩm có một nhược điểm nhỏ là thường hoạt động không quá tốt vào mùa đông do cơ chế của các thành phần này là lấy độ ẩm của không khí bổ sung cho da.
Kem dưỡng khóa ẩm: bạn có thể lựa chọn các kem dưỡng da dạng khóa ẩm như là sáp, vaseline, dầu, silicon, petrolatum,… Những chất này sẽ tạo thành lớp màng che phủ tạm thời trên bề mặt da, từ đó ngăn chặn tình trạng nước bốc hơi. Nên bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày (sáng- tối) để đảm bảo da luôn được khóa ẩm một cách tốt nhất.
Chất khóa ẩm được khuyên nên kết hợp với chất giữ ẩm để giúp da không bị mất nước trong mùa đông cũng như tăng hiệu quả dưỡng da tốt hơn. Nếu bạn chọn lựa chất khóa ẩm không phù hợp sẽ gây bí da, bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn.
Chất làm mềm da: Chất làm mềm da đóng vai trò là có khả năng lấp đầy khoảng trống giữa các tế bào da, vảy da. Bản chất các chất làm mềm da là chất béo, liquid có đặc tính giữ nước, giữ lại lớp dầu ở lớp sừng trên da tốt. Vì thế, bạn nên dùng chất làm mềm da vào mùa đông để hỗ trợ các lớp biểu bì và liqui kết nối với nhau, giảm thiểu tối đa tình trạng mất nước.
Ngoài dưỡng ẩm da với các thành phần dưỡng da chủ yếu trên, để da khỏe mạnh hơn trong mùa đông có thể bổ sung thêm các loại Vitamin và khoáng chất tốt từ bên trong như: Vitamin C, Vitamin A, Vitamin D, Vitamin E,…
Dùng thêm kem chống nắng thường xuyên: Điều này mang tới tác dụng bảo vệ làn da của bạn khi phải tiếp xúc trực tiếp dưới tác động của tia UV. Chú ý chỉ nên chọn sản phẩm kem chống nắng có chỉ số chống nắng tối thiểu SPF từ 30 trở lên, tránh sử dụng các loại kem chứa paraben hoặc cồn vì rất dễ kích ứng gây hại cho da.
2. Tránh xa khỏi các tác nhân gây kích ứng
Những tác nhân gây kích ứng mùa đông làm cho làn da của bạn bị khô và mất nước hơn, do đó hãy hạn chế:
- Không sử dụng nước nóng tắm, rửa mặt quá lâu khiến lớp liquid giữ nước tự nhiên của da bị phá hủy, làm mất đi độ ẩm tự nhiên, làm nặng thêm tình trạng nứt nẻ cho da.
- Tránh sử dụng sản phẩm rửa mặt tẩy rửa mạnh, chứa cồn hoặc các hoạt chất gây khô da.
- Không lạm dụng sản phẩm tẩy tế bào da chết quá nhiều lần sẽ khiến da nứt nẻ, thiếu nước khó hồi phục (chỉ nên tẩy da chết từ 1-2 lần/tuần) .
- Ngoài ra, bạn vẫn cần duy trì thói quen sử dụng kem chống nắng thường xuyên vào mùa đông để bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời, đặc biệt là tia UV phá hủy và khô khô da. Nên lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30+ và bôi kem chống nắng vào buổi sáng sau khi bạn đã dưỡng ẩm cho da. Để tránh da thêm kích ứng khô sạm, không chọn các sản phẩm dưỡng da chứa cồn hay paraben, hương liệu.
Nẻ da mặt có cần đến gặp bác sĩ không?
Tình trang da mặt bị nẻ vào mùa đông có thể áp dụng nhiều cách làm tại nhà để cải thiện. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nhất định, dù đã áp dụng nhiều loại kem dưỡng và thay đổi thói quen sinh hoạt, làn da vẫn khô căng nứt nẻ khó chịu. Khi này, bạn nên tới gặp các bác sĩ da liễu để có cách khắc phục chi tiết. Một số trường hợp cụ thể cần khám da liễu bao gồm:
+ Da mặt bị nóng rát, cảm giác khô căng, bong tróc, nứt nẻ, đồng thời xuất hiện nhiều đốm trắng, vảy trắng trên toàn khuôn mặt.
+ Da có hiện tượng đau rát, nóng bừng, mẩn đỏ.
+ Với một vài trường hợp da đau rát, nứt nẻ có thể bị chảy máu kèm theo một vài triệu chứng như cơ thể biểu hiện mệt mỏi, đau nhức,… thì nên đến ngay cơ sở chuyên khoa gần nhất để theo dõi, xử lý kịp thời.
Xem thêm: TOP 7+ Kem Dưỡng Da Tay Chân Bị Khô Giảm Bong Tróc
Với những biện pháp điều trị nứt nẻ da mặt trên, bạn có thể cải thiện tốt tình trạng này vào mùa lạnh và duy trì được làn da khỏe mạnh, căng tràn sức sống. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ MEGA GANGNAM qua hotline 093 770 6666 để được hỗ trợ.