100g nhãn bao nhiêu calo? Ăn nhãn có gây tăng cân không?
Nhãn là loại trái cây nhiệt đới được yêu thích bởi hương vị thơm ngon, ngọt ngào. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn về lượng calo và giá trị dinh dưỡng của loại quả này. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc “100g nhãn bao nhiêu calo” và cung cấp thông tin về việc ăn nhãn có tốt cho sức khỏe hay không.
100g nhãn bao nhiêu calo?
Nhãn có kích thước nhỏ hơn các loại trái cây nhiệt đới khác ( mận, ổi, xoài, mít…) với phần hạt khá lớn và vỏ dày. Những trái nhãn chín có cùi trắng, vị ngọt bùi, không quá đậm, đặc biệt chứa nhiều nước và chất dinh dưỡng.
+ 100g nhãn bao nhiêu calo? Theo các chuyên gia dinh dưỡng 100g nhãn chín có hàm lượng calo (kcal) được xác định trong khoảng từ 60 – 66.
+ 1kg nhãn bao nhiêu calo? Lượng calo sẵn có trong 1kg nhãn cao gấp 10 lần 100g nhãn, với tỷ lệ này, kcal được xác định trong khoảng 600 – 660.
Về thành phần dinh dưỡng, nhãn chủ yếu cung cấp nước (82%), carbohydrate (15%) và một lượng nhỏ protein và chất béo. Dưới đây là chi tiết về các chất dinh dưỡng có trong 100 gram nhãn chín:
+ Protein: 1.31 g
+ Chất xơ: 1.10 g
+ Chất béo: 0.10 g
+ Vitamin C: 84.0 mg (140% DV)
+ Riboflavin (B2): 0.14 mg (8.2% DV)
+ Đồng: 0.17 mg (8.5% DV)
+ Kali: 266.0 mg ( 7.6% DV)
+ Manga: 0.05 mg ( 2.6% DV)
+ Magie: 10.0 mg ( 2.5% DV)
+ Phospho: 21.0 mg ( 2.1% DV)
+ Thiamin (Vitamin B1): 0.03 mg (2.1% DV)
+ Niacin (Vitamin B3): 0.30 mg (1.5% DV)
+ Sắt: 0.13 mg (chiếm 0.7% DV)
+ Kẽm: 0.05 mg (chiếm 0.3% DV)
+ Canxi: 1.0 mg (chiếm 0.1% DV)
Nhìn chung, nhãn có lượng calo vừa phải nhưng chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất. Do đó, có thể cân nhắc đưa loại trái cây này vào khẩu phần dinh dưỡng để tận dụng tối đa các lợi ích quan trọng đối với sức khỏe.
Bài viết liên quan: Cập nhật chi tiết bảng calo của trái cây tại Việt Nam
Những lợi ích tuyệt vời khi ăn nhãn đúng cách
Có thể bạn chưa biết trong Đông Y, phần cùi nhãn còn được biết đến với tên gọi khác là long nhãn. Một dược liệu khá phổ biến được áp dụng cho việc điều dưỡng cơ thể và hỗ trợ trị bệnh. Các nghiên cứu gần đây cũng đưa ra những báo cáo chi tiết hơn về lợi ích của loại trái cây này, cụ thể như sau:
1. Xây dựng và củng cố các mô liên kết:
Nhãn rất giàu vitamin C – một chất chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh mẽ. Có khả năng tăng cường sức đề kháng (kích thích sản xuất bạch cầu, chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh) và hỗ trợ sản xuất collagen tự nhiên. Chúng ta đều biết rằng collagen nắm giữ vai trò quan trọng trong việc tái tạo và củng cố các mô liên kết. Việc ăn 100g nhãn, cung cấp đến trên 90% nhu cầu vitamin C của cơ thể. Điều này hỗ trợ đáng kể cho việc phục hồi cấu trúc mô liên kết ở da, giúp xương và răng chắc khỏe hơn.
Khám phá ngay: Collagen có tác dụng gì? Những bí ẩn khiến người yêu làm đẹp “phát cuồng”
2. Bảo vệ tim mạch và ổn định huyết áp:
Các chất chống oxy hóa trong trái nhãn giúp bảo vệ tế bào mạch máu và tim trước sự tấn công của các gốc tự do. Điều này cũng góp một phần đáng kể vào việc ngăn ngừa tình trạng vữa động mạch, nhồi máu cơ tim. Bên cạnh đó, việc cung cấp Kali thông qua những trái nhãn cũng mang đến hiệu quả ổn định huyết áp, giảm thiểu nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi, có tiền sử rối loạn chuyển hóa lipid máu.
3. Cải thiện các vấn đề về tiêu hóa:
Ăn nhãn bổ sung nhiều nước và cũng cung cấp một lượng chất xơ đáng kể. Chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu, nuôi dưỡng lợi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa thực phẩm nhanh hơn. Điều này giúp hạn chế các hội chứng đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu, táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác. Trong khi đó, việc ăn các loại trái cây nhiều nước như nhãn vào mùa hè cũng là một cách thúc đẩy quá trình hydrat diễn ra nhanh hơn.
4. Cải thiện chất lượng giấc ngủ:
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, nhãn được sử dụng như một phương thuốc an thần tự nhiên nhằm cải thiện giấc ngủ và giảm căng thẳng. Các khoáng chất có trong nhãn có tác dụng làm dịu thần kinh, mang đến thư giãn và đưa chúng ta vào giấc ngủ lâu hơn, sâu hơn. Điều này đặc biệt hữu ích với người già, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, những người đang gặp phải các vấn đề về tâm lý.
5. Tăng cường lợi ích cho não bộ:
Một số nghiên cứu đang được tiến hành nhằm chỉ ra những lợi ích tích cực của quả nhãn đối với chức năng ghi nhớ của não bộ. Các chuyên gia cho rằng, những chất chống oxy hóa và thành phần dinh dưỡng có trong trái nhãn giúp chống viêm ở tế bào não, cải thiện lưu thông máu và tăng cường chức năng thần kinh nhận thức.
Ngoài ra, việc ăn nhãn với một lượng vừa đủ cũng mang đến một số lợi ích cho da như làm đều màu da, giảm các vết thâm sau mụn, ổn định đường huyết, tạo cảm giác hưng phấn, phòng chống các bệnh lý mãn tính.
Ăn nhãn có gây tăng cân hay phản ứng xấu gì không?
Sau khi tìm hiểu nhãn bao nhiêu calo, chắc chắn rằng có rất nhiều bạn đang thắc mắc liệu rằng ăn loại trái cây này có bị tăng cân hay không. Thực tế thì cũng có khá nhiều trường hợp bị tăng cân, thừa mỡ sau khi ăn nhãn một thời gian. Điều này là bởi lượng đường tự nhiên trong nhãn chín khá cao, với 100g cùi nhãn có thể chứa đến 15g đường hoặc cao hơn. Việc ăn nhãn liên tục mỗi ngày khiến lượng đường huyết gia tăng nhanh chóng, kích thích sản xuất insulin, làm cơ thể tích tụ nhiều mỡ.
Tìm hiểu: Đường bao nhiêu calo? Lợi và hại khi ăn đường đối với sức khỏe
Nhãn được đánh giá là an toàn, không gây phản ứng xấu khi ăn với lượng vừa phải. Đó cũng là lý do loại trái này trở thành dược liệu được ưa chuộng trong Đông Y. Tuy nhiên, trong nhãn chứa khá nhiều chất. Một số người có cơ địa nhạy cảm, có khả năng bị dị ứng với một hoặc vài thành phần trong nhãn như dị ứng đường, dị ứng protein… Cần tránh ăn loại trái này nếu bạn có các vấn đề trên hoặc từng có tiền sử dị ứng với những loại trái cây thuộc họ Sapindaceae như vải.
Những yêu cầu khi ăn nhãn nhằm đảm bảo sức khỏe
Ăn nhãn rất tốt cho sức khỏe nhưng ăn quá nhiều thì không nên chút nào. Dưới đây là những khuyến nghị chung dành cho các bạn muốn đưa nhãn vào khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày:
+ Mỗi ngày có thể ăn tối đa 100g nhãn đối với người lớn, 70g đối với trẻ em và không ăn quá 2 ngày/tuần. Người bị nóng trong, mụn nhọt, rối loạn tiêu hóa, gan thận, tiểu đường, béo phì, trẻ em bị sâu răng thì không nên ăn nhãn.
+ Nhãn là trái cây đặc trưng của mùa hè nên chỉ ăn đúng mùa, tránh các loại quả trái mùa vì có thể chứa các chất gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế các loại nhãn đã qua chế biến như mứt nhãn, nhãn sấy…
+ Ăn đa dạng các loại trái cây và phân bổ hợp lý các loại trái có tính nóng (vải, đào, na, xoài, mít, chôm chôm…) với trái cây tính mát (cam, quýt, bưởi, đu đủ, dâu tây, thanh long, quả lê…). Để cân bằng dinh dưỡng, tránh được tình trạng ăn quá nhiều một loại trái cây nào đó.
+ Nên chọn những quả nhãn vừa chín tới, có vỏ bóng, màu vàng nâu, không bị dập nát,mềm quá hoặc có biểu hiện hư hỏng. Tránh ăn nhãn vỏ xanh (chưa chín), sần sùi, dập cuống hoặc bị nấm mốc.
+ Thời điểm tốt nhất để ăn nhãn là sau bữa ăn tối thiểu 30 phút đến 1 tiếng. Điều này giúp chúng ta giới hạn khẩu phần ăn ít hơn, tránh ăn nhiều quá mức. Bên cạnh đó, không nên ăn nhãn vào buổi tối, nhất là sau 8h vì dễ gây khó tiêu, tích tụ mỡ thừa.
Nhãn là loại trái cây cực kỳ bổ dưỡng và mang đến khá nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, nên ăn nhãn đúng cách, giới hạn lượng calo để không gây hại cho sức khỏe. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc xác định chi tiết 100g nhãn bao nhiêu calo. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn thêm về chế độ dinh dưỡng, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ!
Các bài viết liên quan
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- Mụn bọc ở nách có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
- Bị mụn bọc ở mặt điều trị bằng cách nào không để lại sẹo?
- Phân biệt mụn bọc ở cổ và hướng dẫn cách điều trị nhanh khỏi
- Mụn bọc bị chai nguy hiểm như thế nào? Trị sao cho nhanh khỏi?
- Mọc mụn bọc ở sau tai có nguy hiểm không? Trị bằng cách nào?
- Biểu hiện cằm tiêm filler cứng hay mềm sau khi thực hiện?
- Tiêm filler có đau không? Tình trạng đau nhức kéo dài liệu có nguy hiểm?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?