Bị nổi mụn nước ở mặt là vấn đề gì? Điều trị ra sao?
Trường hợp làn da bị nổi mụn nước ở mức độ nhẹ hoặc chỉ xuất hiện ở một vùng da nhỏ rất có thể do những phản ứng dị ứng với một số chất xúc tác như: hóa chất, mỹ phẩm, ô nhiễm, nước.. Hoặc nặng hơn đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của tình trạng bệnh lý da liễu: Nhiễm virus, tay chân miệng, zona, thủy đậu.. cần được thăm khám cụ thể để điều trị kịp thời.
Các nốt mụn bất thường có chứa dịch bên trong hay còn gọi là mụn nước đi kèm với các biểu hiện ngứa rát, khó chịu thường khá hiếm gặp ở những người bình thường do đây không phải là một dạng mụn truyền thống. Tình trạng này xuất hiện trên cơ thể và nhất là khuôn mặt là một tín hiệu tiêu cực đối với sức khỏe. Để tránh tình trạng các nốt mụn phát tán, nhân rộng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay vấn đề thẩm mỹ, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để gửi tới bạn những thông tin quan trọng ngay dưới đây! Hãy cùng tìm hiểu về tình trạng mụn nước ở mặt và hướng điều trị chuẩn y khoa.
Dấu hiệu sớm nhận biết da mặt bị nổi mụn nước
Mụn nước trong nhiều trường hợp có thể được xem là triệu chứng điển hình của một số bệnh lý ngoài da. Đặc điểm của những nốt mụn nước khá rõ ràng với hiện tượng phồng rộp với các mức độ khác nhau nhưng có chứa đầy dịch lỏng bên trong. Thông thường phần dịch này sẽ mang những màu đặc trưng như trắng đục hoặc vàng nhạt cũng có khi bị lẫn các màu với nhau và máu. Kích thước phổ biến của mụn nước thường nằm trong khoảng dưới 5mm. Tuy vậy, theo thời gian các nốt mụn có thể phát triển vượt trội về kích thước làm xuất hiện những bóng nước cực lớn.
Mụn nước hầu như có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể nhưng phổ biến hơn cả vẫn là ở vùng tay, chân, cổ hoặc thậm chí là mặt. Các nốt mụn này có tính chất mỏng manh và cực kỳ dễ vỡ. Khi mụn nước bị vỡ, phần dịch bên trong sẽ chảy ra bên ngoài, khi khô lại tạo nên một lớp màu vàng, có khả năng để lại sẹo. Tuy nhiên, đó là trong điều kiện chúng ta có phương hướng điều trị đúng cách. Việc xuất hiện mụn nước mà không được ngăn chặn đúng cách khiến chúng lan rộng ra. Trong đó, chất dịch chính là trung gian gây phát tán các nốt mụn này.
Mụn nước xuất hiện trên da có thể đi kèm hiện tượng ửng đỏ, đau rát trên mặt hay còn gọi là phát ban mụn nước. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này nhưng chủ yếu là do sự ảnh hưởng của các vi khuẩn gây hại, làm nhiễm trùng da. Nên xác định nguyên nhân cụ thể để điều trị ngay lập tức, tránh để chúng phát triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính thẩm mỹ.
Xem thêm: Nổi mụn nước ở môi bình thường hay bệnh lý nghiêm trọng?
Mụn nước ở mặt thường xảy ra ở đối tượng nào?
Trên thực tế, bất kỳ ai cũng có khả năng bị mụn nước trên mặt bởi có rất nhiều yếu tố nguy cơ và các tác động trực tiếp dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, theo các bác sĩ da liễu, mụn nước thường xảy ra ở những người có sức đề kháng yếu và diễn biến nặng hơn so với những người có sức khỏe tốt và khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ. Không thể loại trừ những nguyên nhân từ nhiều phía nhưng với những cơ thể yếu, việc chống chịu vi khuẩn, virus gây hại dường như khó khăn hơn rất nhiều.
Những đối tượng thường gặp phải vấn đề này nhất chẳng hạn như trẻ em, người da, phụ nữ, những người vừa ốm dậy… Mặc dù vậy, đó đều là những yếu tố nguy cơ, cần xem xét những nguyên nhân phía dưới để xác định một cách cụ thể hơn.
Những nguyên nhân khiến da mặt bị nổi mụn nước
Mụn nước trên da có dấu hiệu nhận biết khá giống nhau nhưng thực tế lại bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Bao gồm cả những nguyên nhân mang tính chủ quan và khách quan. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất đã được tham khảo ý kiến bởi các bác sĩ chuyên khoa:
Nguyên nhân khiến mụn nước xuất hiện trên da có thể phản ánh sức khỏe người bệnh
Nguyên nhân khách quan
Trường hợp làn da bị nổi mụn nước ở mức độ nhẹ hoặc chỉ xuất hiện ở một vùng da nhỏ rất có khả năng là do những phản ứng dị ứng với một số chất xúc tác thông thường và không có khả năng lây lan hay phát tán quá rộng. Các tác nhân được xác nhận chẳng hạn như:
- Ảnh hưởng bởi mỹ phẩm: Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với làn da, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hoặc đã hết hạn có thể khiến là da nổi mụn li ti có chứa nước. Đôi khi với những bạn có tính chất da nhạy cảm thì những mỹ phẩm lành tính, cao cấp vẫn có thể khiến da bị dị ứng, nổi mẩn, ngứa rát.
- Côn trùng cắn: Một số loại côn trùng có chứa độc tố gây kích ứng với cơ thể người. Việc va chạm hoặc bị côn trùng cắn có thể khiến các hoạt chất độc hại di chuyển vào trong cơ thể chúng ta, kích hoạt chế độ miễn dịch làm xuất hiện mụn nước.
- Ô nhiễm môi trường: Tình trạng thời tiết, môi trường ngày càng xuất hiện những diễn biến cực đoan. Khói bụi, ô nhiễm nước, không khí tiếp xúc với da mặt nhưng không được làm sạch tận gốc rất có khả năng làm phát sinh mụn nước.
- Kim loại nặng: Những kim loại năng bao gồm Niken, Coban,… tiếp xúc với cơ thể dù ở bất kỳ hình thức nào cũng khiến cho làn da bị kích ứng và biểu hiện ra bên ngoài chính là những nốt mụn, phát ban.
Các bệnh lý có liên quan
Các chuyên gia nhận định rằng mụn nước không phải là một dạng bệnh lý cụ thể mà nó có thể được xem là một triệu chứng của một số loại bệnh. Bên cạnh đó, hiện tượng này cũng cho thấy những trạng thái tổn thương tiềm ẩn mà chúng ta đang phải đối mặt. Nhìn chung, các bệnh lý có khả năng gây nên tình trạng mặt nổi mụn nước có thể kể đến như:
Mụn nước có thể là một bệnh lý ngoài da nguy hiểm nếu không được kiểm soát
Bệnh thủy đậu
Thủy đậu là một trong số những căn bệnh gây ám ảnh chúng ta vào những thập kỷ trước khi các thuốc điều trị chưa quá phổ biến. Bệnh lý này xuất hiện do một loại virus mang tên Varicella Zoster phát triển trên bề mặt da. Triệu chứng điển hình nhất của thủy đậu chính là những nốt mụn có chứa dịch bên trong đi kèm cảm giác chán ăn, đau đầu, mệt mỏi, sốt cao. Vị trí xuất hiện thủy đậu thường rải rác khắp nơi trên cơ thể nhưng cũng khá phổ biến ở vùng mặt. Sau khi các nốt mụn do thủy đậu bị vỡ ra và biến mất do được điều trị bằng thuốc, chúng sẽ để lại các vết sẹo lõm, cực kỳ ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ.
Nhiễm virus
Cơ thể bị nhiễm virus herpes với các biểu hiện mụn nước hình thành tại khu vực môi, miệng và lan rộng ra những vùng da khác trên mặt. Trường hợp bạn bị nhiễm loại virus này thường xuất hiện khá nhiều đặc điểm như mụn nước hình thành trên nền da sưng đỏ, kết hợp cùng các dấu hiệu mệt mỏi trên cơ thể, đau nhức và mất sức. Đôi khi người bệnh còn xuất hiện một số trạng thái suy nhược cơ, sốt cao… Các nốt phồng rộp này thường khá mong manh và có thể bị vỡ ra bất cứ khi nào nên cần được vệ sinh và chăm sóc đúng cách, tránh chúng bội nhiễm. Bên cạnh đó, virus herpes thường ẩn náu trong cơ thể sau khi đã bị nhiễm lần đầu tiên nên bạn có thể tái nhiễm bất kỳ lúc nào.
Tay chân miệng
Bệnh lý tay chân miệng với các nốt mụn, phát ban ở những khu vực có liên quan hay trên mặt là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, người già. Tuy nhiên, những người có sức đề kháng yếu hoàn toàn có thể mắc phải bệnh lý này. Thông thường các bóng nước nhỏ, xuất hiện ở một vùng da sau đó lan rộng ra, hình dạng phổ biến là bầu dục, có màu xám. Những dấu hiệu đầu tiên có thể không được biểu hiện quá rõ ràng nhưng với các đặc điểm như cảm giác gồ ghề trong lòng bàn tay, bàn chân, mụn ẩn, sờ nhẹ có cảm giác cồm cộp cho thấy cơ thể đã bị virus xâm nhập.
Hiện tượng mụn nước xuất hiện trên bề mặt là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn có nguy cơ bị tay chân miệng. Đây là một bệnh lý nguy hiểm với những diễn biến hết sức phức tạp và khả năng phát tán nhanh chóng. Trường hợp tự chăm sóc tại nhà không có dấu hiệu cải thiện từ 7 ngày trở đi, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Các dấu hiệu thực sự nguy kịch khi bệnh nhân bị sốt quá cao, khó thở, thậm chí là có triệu chứng co giật.
Zona
Bệnh zona thần kinh chủ yếu xuất hiện trên nền tảng những người đã từng bị thủy đậu, loại bệnh này có xu hướng tái phát nhiều lần và không có thuốc đặc trị dứt điểm. Với những người có tiền sử thủy đậu, các vi khuẩn siêu vi đã xâm nhập vào cơ thể theo những cách khác nhau và đợi dịp bùng phát bằng những đốm mụn nước li ti trên bề mặt da. Tình trạng nặng hơn, bệnh zona tạo thành các dải mụn nước dài, đi kèm cảm giác nóng rát, khó chịu. Các bọc mụn này bị vỡ ra làm cho chất dịch lan rộng đến những vùng da khác và bùng phát mạnh mẽ hơn.
Một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh zona được ghi nhận xuất hiện ở các khu vực nhạy cảm như tai, mắt. Đây cũng có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm thị lực, thính giác nghiêm trọng. Người bệnh cần xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh thông qua các biểu hiện bên ngoài từ đó có hướng điều trị sớm và dứt điểm. Tránh trường hợp zona qua đi để lại những vùng sẹo thâm trên mặt gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
Bệnh bóng nước tự miễn
Bệnh bóng nước tự miễn là một chứng bệnh kỳ lạ do kháng thể tự miễn trong chính cơ thể chúng ta làm tổn thương niêm mạc và da. Có nhiều chủng khác nhau được phân chia phụ thuộc vào nguồn gốc xuất hiện và vị trí da bị tổn thương.
Những trường hợp mắc phải bệnh này thường có những triệu chứng rõ rệt, phát triển nhanh chóng. Đó có thể là các bóng nước liên tục phát triển kích thước, phân bổ tập trung ở khu vực nửa thân phía trên, các vị trí dễ tiết mồ hôi, những vùng da khô ráp, dễ bong tróc hoạc trên nền tảng da đã từng bị tổn thương. Một số trường hợp tuy khá hiếm gặp nhưng bệnh nhân có thể xuất hiện kèm theo các dấu hiệu khác nhau: đau loét họng, cảm giác khó nuốt, tiếng bị khàn; chảy máu cam; viêm kết mạc mắt
Nổi mụn nước trên mặt là một trong những trường hợp khá nguy hiểm mà chúng ta tuyệt đối không nên chủ quan. Dù nguyên nhân hình thành do phản ứng dị ứng, môi trường hay bất kỳ bệnh lý nào khác thì cũng cho thấy sức để kháng của bạn đang có vấn đề. Đồng thời, những hệ quả mà nó để lại sau này rất khó để khắc phục, nhất là về mặt thẩm mỹ. Cần xem xét kỹ lưỡng các triệu chứng, thăm khám với bác sĩ để điều trị sớm.
Điều trị mụn nước nổi trên mặt bằng cách nào?
Trên thực tế hầu hết các nốt mụn nước không cần phải điều trị mà có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mụn nước xuất hiện do tình trạng da bị nhiễm trùng hay vi khuẩn xâm nhập cần thiết được điều trị bằng những phương pháp đạt chuẩn y khóa để hạn chế tình trạng lây lan và các biến chứng nghiêm trọng hơn. Một số cách được gợi ý để trị mụn nước mà bạn có thể tham khảo như sau:
Thuốc bôi ngoài da theo chỉ định phù hợp để điều trị mụn nước vùng mặt
- Giữ mụn không bị vỡ: Luôn giữ cho mụn nước luôn ở trong tình trạng khô ráo, không bị vỡ thì các nốt mụn này có xu hướng khô lại và tạo thành các vững trên bề mặt, có thể bong hẳn sau một thời gian.
- Sử dụng nước muối sinh lý: Dùng nước muối sinh lý cho mục đích vệ sinh vùng bị mụn có khả năng kháng viêm, loại bỏ một phần các vi khuẩn gây hại, Từ đó giúp làn da được khỏe mạnh để phục hồi nhanh hơn.
Bên cạnh những cách vệ sinh mụn cần thiết chúng ta cần phải có những hướng xử lý triệt để như sử dụng thuốc, các hoạt chất đặc biệt theo chỉ định và đúng nguyên nhân. Các sản phẩm được kê đơn có khả năng ức chế sự phát triển của mụn nước, mụn bọc ngay lập tức. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng liều lượng đúng cách và tạm dừng sử dụng nếu có kích ứng xảy ra.
- Thuốc đặc trị mụn nước: Các bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch dẫn đến sự hình thành mụn nước hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị chính thức. Thông thường các bác sĩ sẽ kê toa dựa trên các triệu chứng của bệnh nhằm kiểm soát nó. Kết hợp với việc sử dụng kháng sinh và các dưỡng chất tốt nhằm tăng sức đề kháng. Sau một thời gian những nốt mụn nước trên mặt sẽ bị tiêu diệt, để lại những vùng da non.
- Đối với tình trạng bệnh phát triển nặng hơn và các vùng da xuất hiện mụn nước lan rộng các bác sĩ sẽ tiến hành xử lý bằng cách tạo đường rạch tháo áp xe, đưa chất dịch ra bên ngoài nhưng phải đáp ứng điều kiện vô trùng và các yêu cầu về sức khỏe. Phương pháp này không quá phổ biến nhưng vẫn được chỉ định với những bệnh nhân suy giảm khả năng miễn dịch.
Khi nào cần áp dụng trị liệu y tế?
Các trường hợp cho thấy việc nổi mụn nước trên mặt liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng cần được thăm khám và điều trị theo các phương pháp chuẩn y khoa. Những triệu chứng này sẽ bao gồm:
- Xuất hiện mụn nước kéo dài, lan rộng đi kèm triệu chứng sốt theo cơn, ớn lạnh, một số dấu hiệu tương tự như bệnh cảm cúm.
- Mụn nước trên mặt phát triển ở các giai đoạn khác nhau và có xu hướng nặng lên kết hợp cùng những biểu hiện ở da như phồng rộp, sưng đỏ, chảy máu, xuất hiện mụn mủ.
- Mụn nước xuất hiện ở những vùng da khác như xung quanh mắt, môi, tai và cơ quan sinh dụng. Đây là một trường hợp cực kỳ đáng lo ngại cần được điều trị sớm.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho các bạn những thông tin quan trọng về tình trạng nổi mụn nước trên mặt. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh lý này vui lòng liên hệ Phòng khám thẩm mỹ Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Các bài viết liên quan
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Khuôn mặt sau khi bắn laser thay đổi như thế nào?
- Nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới là gì? Điều trị như thế nào?
- Trị mụn đầu đen ở lưng cách nào hiệu quả?
- [Giải đáp] Uống hà thủ ô có bị sạm da không?
- Cách trị mụn đầu đen bằng chanh có nên thực hiện không?
- 7+ cách trị mụn ẩn tuổi dậy thì an toàn và hiệu quả
- Top 7+ sản phẩm trị mụn ẩn hiệu quả, được yêu thích hiện nay
- [Giải đáp] Mụn ẩn có nên nặn không? Làm sao để hết mụn ẩn?