Phun môi xong bị bầm tím có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục
Hiện tượng phun môi bị bầm tím có thể là do kỹ thuật phun thiếu chính xác, mực phun không đảm bảo, cơ địa và một số vấn đề khác. Thông thường sau khoảng 3-5 ngày tình trạng bầm tím sẽ nhạt dần. Tuy nhiên, nếu vết bầm càng trở nên nghiêm trọng thì khả năng cao là bạn đã bị viêm nhiễm hoặc biến chứng. Cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định thuốc điều trị phù hợp!
Để khắc phục những nhược điểm của đôi môi, công nghệ phun môi đang ngày càng được nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên, không ít chị em gặp phải tình trạng phun môi xong bị bầm tím và lo lắng đó liệu có phải dấu hiệu của việc phun môi bị hỏng hay đang có biến chứng nào xảy ra hay không. Cùng Mega Gangnam tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục của hiện tượng này trong bài viết dưới đây.
Phun môi xong bị bầm tím có biểu hiện ra sao?
Kỹ thuật phun môi sử dụng cơ chế dùng bút phun mực chuyên dụng có đầu kim siêu nhỏ, tác động lớp thượng bì của da để đưa mực vào giúp đôi môi có hiệu ứng màu mực lựa chọn. Đồng thời, kỹ thuật phun môi còn có khả năng khắc phục tình trạng môi thâm, sạm, viền lệch hoặc dáng môi chưa đẹp,.. Nhờ đó, các chị em sẽ có một đôi môi rạng rỡ, điểm nhìn tươi tắn hơn nhiều.
Trong quá trình tác động của kim phun, một số tổn thương trên môi sẽ xảy ra khiến nhiều chị em gặp phải trường hợp môi bị bầm tím. Tùy thuộc vào cơ địa mà tình trạng tím thâm này sẽ xuất hiện nhiều hay ít. Về cơ bản, chúng sẽ chỉ diễn ra vài ngày là hết, xong cũng có nhiều trường hợp tình trạng bầm tím trên môi kéo dài kèm theo mưng mủ, nổi mụn nước..
Xem thêm: Phun môi ở đâu đẹp nhất ? Top 5 địa chỉ uy tín và chất lượng
Nguyên nhân nào khiến phun môi xong bị bầm tím
Nguyên nhân khiến tình trạng môi bị bầm tím xảy ra có thể là do:
- Kỹ thuật viên thực hiện tay nghề kém, thao tác quá mạnh hoặc quá sâu khi đi kim khiến các tế bào da bị tổn thương, môi tím tái sau khi làm xong.
- Kỹ thuật đi kim là công nghệ cũ, các đầu kim to, nên dù cố gắng đi lướt thì cũng vẫn tác động sâu vào bề mặt da bị tổn thương, dễ bị bầm tím, mưng mủ sau thực hiện.
- Màu mực phun có thể là loại không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, có chứa các hóa chất độc hại khiến môi bị ảnh hưởng, dẫn tới tắc mạch máu và làm cho môi bị bầm tím viêm nhiễm.
- Có thể do cơ địa của người thực hiện dễ xảy ra các phản ứng tổn thương, hoặc không hợp với màu mực đã chọn khiến vùng môi bị tím bầm.
- Nền môi đang bị thâm nhiều nhưng các cơ sở không thực hiện xử lý thâm hoặc không cẩn thận khiến môi bị tổn thương, bầm tím hơn mức bình thường.
- Do chế độ tự chăm sóc môi cá nhân khách hàng tại nhà không đúng cách, sử dụng các loại thực phẩm cần ăn kiêng khiến môi càng dễ thâm, kích ứng và biến chứng hơn.
Phun môi bị bầm tím bao lâu thì lành hẳn?
Quá trình phun môi chỉ kéo dài 2-3h đồng hồ nhưng cần tới ít nhất 5-7 ngày môi mới có thể bong và bắt đầu lên màu. Khoảng thời gian bong nay bất cứ ai cũng mong đợi kết quả đôi môi lên màu đẹp như mong muốn. Do đó, khi không may gặp phải tình trạng phun môi bị bầm tím, hẳn là rất nhiều chị em sẽ hoang mang, không rõ đây là phản ứng cơ địa hay lỗi kỹ thuật phun.
Theo Chuyên gia phun xăm, Ms.Lisa Nguyễn tại Mega Gangnam:
Thực tế tình trạng môi bị bầm tím sau khi phun sẽ không làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, mà chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ đôi môi và gương mặt. Thông thường sau 3-4 ngày, tình trạng môi tím sẽ giảm dần và trở lại bình thường. Lúc này môi vẫn tiếp tục bong và bắt đầu lên màu như dự tính. Tuy nhiên, việc môi bầm tím không thuyên giảm mà còn khiến bạn bị đau, nhức khó chịu thì việc lên màu sẽ bị ảnh hưởng. Bạn nên tìm kiếm các cách khắc phục kịp thời dựa trên dấu hiệu gặp phải.
Xem thêm: 35 tuổi nên phun môi màu gì? Top 5 màu phun đẹp cho quý cô U35
Mách bạn cách khắc phục tình trạng phun môi bị bầm tím
Sau khi phun môi xong bị bầm tím bạn có thể áp dụng những cách dưới đây để hạn chế tình trạng bầm tím:
Chườm lạnh tan máu bầm
Đối với những người bị bầm tím ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh để giảm sưng bầm, tím. Cách làm chỉ cần bạn lấy đá lạnh bọc vào khăn sạch mỏng và lăn nhẹ lên khu vực môi sau khi phun là giúp đôi môi cải thiện đáng kể. Tác động nhiệt lạnh sẽ giúp mạch máu co lại, đỡ đau nhức và sưng nề và bầm tím. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng 2 lần mỗi ngày mỗi lần khoảng 10 phút, tuyệt đối không nên dùng đá viên trực tiếp lăn vào môi dễ gây viêm nhiễm.
Sử dụng thuốc
Nếu tình trạng bầm tím của bạn trở nên tệ hơn kèm theo đau nhức thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia thực hiện để dùng một số loại thuốc giảm đau, giảm bầm và kháng viêm. Có thể chọn các loại thuốc chứa thành phần Cephalexin hoặc Acyclovir,.. có khả năng giảm sưng, đau và tụ máu rất tốt. TUy nhiên, bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc này mà không có sự hướng dẫn của các bác sĩ. Vì việc lạm dụng thuốc cũng là nguyên nhân gây ra các ảnh hưởng khác như: Viêm dạ dày, buồn nôn, suy hô hấp..
Thăm khám tại địa chỉ uy tín
Với những trường hợp phun môi bị bầm tím nhẹ nhàng bạn có thể áp dụng mà chúng tôi chia sẻ ở trên. Tuy nhiên, các trường hợp môi bị bầm tím kèm theo các biểu hiện mưng mủ, viêm nhiễm, ngứa ngáy.. thì đó là các dấu hiệu phun môi bị hỏng, cần được thăm khám trực tiếp để được các chuyên gia khắc phục hiệu quả nhất.
Một số dấu hiệu không tốt sau phun môi cần lưu ý để điều trị kịp thời
Ngoài trường hợp phun môi xong bị bầm tím ra, bạn cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa khi gặp những triệu chứng dưới đây để bảo đảm an toàn cũng như kết quả thẩm mỹ.
- Sau khi làm đẹp nhưng nhận thấy kết quả không như ý, môi vẫn còn thâm sạm, màu mực phun lên không chuẩn hoặc bị loang màu dù đã chăm sóc cẩn thận như hướng dẫn.
- Nếu vô tình ăn các loại thực phẩm cần kiêng và có những biểu hiện lạ khác ở môi bạn cần khám bác sĩ càng sớm trước khi triệu chứng trở nặng.
- Với các trường hợp môi bị bầm tím kéo dài quá 1 tuần, đi kèm với các triệu chứng khác như cảm giác đau nhức, môi hay bị co giật.. Với các trường hợp môi bị rỉ nước mô, bạn hãy chú ý thấm thật sạch và giữ môi luôn khô ráo nếu chưa thể đến bác sĩ ngay.
- Trong thời gian môi bong, môi hoặc viền môi lại xuất hiện tình trạng mụn rộp, mụn nước hay thành từng cụm do nhiễm trùng do virus Herpes gây ra.
- Nếu môi bị bong tróc liên tục, có cảm giác đau rát thì khả năng bạn đã bị dị ứng với màu mực. Hãy đến thăm khám càng sớm càng tốt vì nếu để lâu, phân tử màu mực sẽ càng ăn mòn và khó điều trị.
Xem thêm: Phun môi kiêng hải sản bao lâu? Điều cần biết để bảo vệ màu môi
Làm sao để tránh hiện tượng phun môi xong bị bầm tím?
Từ trước đến nay, việc phòng bệnh bao giờ cũng hiệu quả hơn so với chữa bệnh, do đó để tránh tối đa hiện tượng phun môi xong bị bầm tím, bạn cần đảm bảo lựa chọn địa chỉ uy tín:
Đi chỉ phun môi đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng tới quá trình phục hồi và kết quả sau cùng. Hãy lựa chọn các địa chỉ uy tín, được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao. Trong đó, Mega Gangnam là một địa chỉ có thể làm đẹp và phun xăm uy tín bạn có thể lựa chọn.
Mega Gangnam sở hữu đội ngũ bác sĩ, chuyên gia phun xăm được đào tạo kiến thức, tay nghề và thường xuyên cập nhật xu hướng làm đẹp mới nhất. Ngoài ra, Mega Gangnam cũng luôn áp dụng những công nghệ hiện đại nhất cho khách hàng, nhập khẩu màu mực chất lượng và hạn chế tối đa xâm lấn trên da, giúp khách hàng đảm bảo an toàn cũng như sớm có kết quả phun môi đẹp như mong đợi.
Phun môi xong bị bầm tím có thể là một biểu hiện bình thường, hoặc cũng có thể là dấu hiệu của sự bất thường kéo dài bạn cần chú ý. Hãy lưu lại các thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây và các lưu ý để lựa chọn địa chỉ uy tín, phòng tránh rủi ro. Liên hệ trực tiếp 093 770 6666 để được các chuyên gia Mega Gangnam giải đáp thắc mắc và thực hiện dịch vụ hoàn hảo.
Các bài viết liên quan
- Nam giới có nên xăm môi không? Xăm môi nam bao nhiêu tiền?
- Phun Môi Xí Muội: Ưu Điểm, Chi Phí, Quy Trình Thực Hiện Uy Tín
- Cấy môi sinh học là gì? Có nên thực hiện không?
- Môi tiêm filler có phun được không? Sau bao lâu thì lên màu đẹp?
- Môi bị nhăn nheo: Biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục
- Tiêm môi tều bằng filler có đẹp không? Ai nên thực hiện?
- Môi nhiều nếp nhăn vì sao? Cách trị nhăn môi hiệu quả
- Tiêm môi hỏng: Dấu hiệu nhận biết và khắc phục kịp thời
- Vì sao phun môi bị nhạt lòng môi? Mách bạn cách xử lý tốt nhất
- Điểm danh 7 Công nghệ phun môi mới nhất xu hướng 2025