Phương pháp PRP có tác dụng gì? Nên thực hiện hay không?

Để đáp ứng nhu cầu làm đẹp ngày càng được quan tâm nhiều hơn, có rất nhiều phương pháp mới mẻ đã ra đời. Điển hình trong số đó là liệu pháp PRP. Tuy mới chỉ xuất hiện thời gian gần đây những PRP đã chứng minh được lợi ích và hiệu quả của mình trong lĩnh vực trẻ hóa không phẫu thuật hiện đại. Dẫu vậy, hiện nay thông tin về liệu pháp này cũng chưa thật sự phổ biến rộng rãi. Đó là lý do mà rất nhiều người vẫn đáng thắc mắc phương pháp PRP có tác dụng gì, hiệu quả ra sao. Tham khảo ngay bài viết này để được giải đáp!

PRP được thực hiện như thế nào? Có tác dụng gì đối với làn da?

PRP được thực hiện như thế nào? Có tác dụng gì đối với làn da?

PRP là phương pháp gì? Được thực hiện bằng cách nào?

PRP (Platelet-Rich Plasma) hay cấy máu tự thân là một kỹ thuật tiên tiến được sử dụng rộng rãi để cải thiện tình trạng da lão hóa và làm đẹp mà không cần phẫu thuật. Phương pháp này sử dụng máu của chính người được điều trị để chiết tách, giữ lại các yếu tố tăng trưởng vượt trội, sau đó quay trở lại tiêm vào da. Điều này mang đến hiệu quả tích cực trong việc giảm nếp nhăn, làm căng da, cải thiện sắc tố và giải quyết một số vấn đề về lão hóa khác.

Quá trình chiết tách để lấy được các yếu tố tăng trưởng PRP cấy vào da vô cùng phức tạp

Quá trình chiết tách để lấy được các yếu tố tăng trưởng PRP cấy vào da vô cùng phức tạp

Quá trình thực hiện phương pháp cấy PRP gồm các bước sau:

Bước 1: Tạo PRP

Quy trình bắt đầu bằng việc thu thập một lượng nhỏ máu từ cơ thể chúng ta, tương tự như khi bạn đi làm xét nghiệm máu thông thường. Máu sau đó được đặt trong một ống nghiệm đặc biệt và được xử lý bằng máy ly tâm. Quá trình ly tâm tách thành phần máu thành ba phần: hồng cầu, huyết tương, bạch cầu

Bước 2: Tách PRP

Huyết tương được tách ra thành huyết thanh để tạo thành các PRP phục vụ cho mục đích thẩm mỹ. PRP chứa một nồng độ cao hơn các yếu tố tăng trưởng, protein, và các thành phần có lợi khác so với máu thông thường.

Bước 3: Chuẩn bị cho tiêm

PRP sau đó trải qua quá trình kiểm tra, phân tích chuyên sâu sẽ được sử dụng để làm đẹp da. Trước khi tiêm, da được làm sạch và có thể gây tê bằng cách sử dụng kem tê. Điều này giúp giảm cảm giác đau hoặc không thoải mái trong quá trình tiêm.

Bước 4: Tiêm PRP: 

PRP được tiêm trực tiếp vào vùng da cần điều trị bằng cách sử dụng một đầu kim có kích thước siêu nhỏ. Các khu vực phù hợp với mục tiêu điều trị PRP chủ yếu là vùng mặt hoặc cổ. Quá trình này thường không gây đau và chỉ kéo dài từ trong khoảng 15 đến 30 phút.

Sau khi tiêm PRP, chúng ta có thể gặp phải một số biểu hiện ban đầu như đau nhức, thâm đỏ nhưng đây chỉ là phản ứng tạm thời và sẽ biến mất sau khoảng 5-7 ngày.  Người được điều trị hoàn toàn có thể trở lại với các hoạt động hàng ngày ngay sau quy trình mà không cần thời gian nghỉ dưỡng dài hạn.

Phương pháp PRP trong thẩm mỹ đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho những người muốn cải thiện làn da và giảm các dấu hiệu của lão hóa mà không cần phẫu thuật. Việc sử dụng chất lượng cao từ máu của bệnh nhân giúp giảm nguy cơ dị ứng và tác dụng phụ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, việc thực hiện PRP thẩm mỹ nên được thực hiện bởi các chuyên gia y tế và thẩm mỹ có kinh nghiệm.

Phương pháp PRP có tác dụng gì?

Hiệu quả khi thực hiện PRP – cấy huyết thanh giàu tiểu cầu xuất phát từ chính các yếu tố tăng trưởng có trong huyết thanh được sử dụng. Các yếu tố tăng trưởng như Platelet-Derived Growth Factors (PDGF), Epidermal Growth Factor (EGF), và Insulin-Like Growth Factor (IGF) giúp kích thích sự tái tạo tế bào, phục hồi sâu và trẻ hóa da. Điều này giúp cho làn da sau điều trị trở nên mịn màng hơn, giảm nếp nhăn, cải thiện độ đàn hồi, và làm dịu các vết thâm.

Chuyên gia giải đáp phương pháp PRP có tác dụng gì dưới góc nhìn khoa học

Chuyên gia giải đáp phương pháp PRP có tác dụng gì dưới góc nhìn khoa học

Có thể xác định phương pháp PRP có tác dụng gì dựa trên lợi ích của các yếu tố tăng trưởng như sau:

  • Platelet-Derived Growth Factors (PDGF): PDGF là một yếu tố tăng trưởng quan trọng có trong PRP, có khả năng kích thích sự tăng trưởng và phân chia của tế bào da. Thành phần này được chứng minh có hiệu quả tăng cường sản xuất collagen và elastin giúp cải thiện đàn hồi, sự căng bóng cho da. Bên cạnh đó, PDGF còn giúp làm giảm viêm nhiễm và thúc đẩy tái tạo tế bào da.
  • Epidermal Growth Factor (EGF): Đây cũng là một yếu tố tăng trưởng cần được nhắc đến bởi những lợi ích vô cùng ấn tượng. EGF có khả năng kích thích tăng trưởng và phục hồi mạnh mẽ các tế bào trên bề mặt da, cụ thể là tế bào biểu bì. Từ đó giúp tái tạo lớp biểu bì của da thâm sạm, nhiều khuyết điểm,  làm da trở nên mềm mịn, sáng màu, khỏe khoắn hơn.
  • Insulin-Like Growth Factor (IGF): Tương tự như yếu tố tăng trưởng PDGF, IGF cũng có hiệu quả cung cấp dinh dưỡng cho tế bào da và kích thích tế bào da sản xuất collagen, elastin. Điều này vừa giúp tăng khả năng tái tạo vừa giữ vai trò duy trì độ ẩm cho da và giúp da trở nên đầy đặn, săn chắc hơn.
  • Transforming Growth Factor-Beta (TGF-β): TGF-β tham gia trực tiếp vào quá trình tự làm mới của làn da. Điều này đảm bảo cho quá trình hồi phục tại những khu vực có vết thương, thâm sẹo hoặc mụn hồi phục đúng cách và diễn ra nhanh chóng hơn nữa.

Tóm lại, việc ứng dụng các yếu tố tăng trưởng trong PRP là một phương pháp hiệu quả để cải thiện làn da, giảm nếp nhăn và làm đẹp mà không cần phẫu thuật. Các yếu tố này có khả năng tác động tích cực lên quá trình tái tạo tế bào da mới, làm tăng độ đàn hồi,  giúp da trở nên khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt hơn.

Các phản ứng có thể gặp phải sau khi tiêm PRP

PRP được các chuyên gia đánh giá là an toàn và ít tác dụng phụ hơn so với nhiều phương pháp làm đẹp khác. Tuy nhiên, quá trình này tuy không xâm lấn sâu nhưng có mức độ phức tạp khác cao. Do đó, chúng ta cần thận trọng với các biểu hiện sau khi áp dụng liệu trình này. Dưới đây là một số phản ứng mà bạn có thể gặp phải:

Những phản ứng thường gặp của làn da say khi cấy PRP

Những phản ứng thường gặp của làn da say khi cấy PRP

  • Sau khi tiêm PRP, một số bệnh nhân có thể có cảm giác châm chích và đau nhức tại vùng được tiêm. Tuy nhiên, điều này thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và sẽ tự giảm đi sau khoảng vào ngày.
  • Hiện tượng sưng tấy và hình thành vết bầm tím tại vùng được tiêm hoặc khu vực lân cận cũng tương đối phổ biến. Mặc dù vậy đây cũng chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể và thường sẽ biến mất sau khoảng 1 tuần.
  • Mặc dù rất hiếm, nhưng có nguy cơ xảy ra nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm tại vùng được tiêm. Để tránh tình trạng này, quá trình tiêm PRP cần được thực hiện trong môi trường sạch sẽ và bởi các chuyên gia y tế có kinh nghiệm.
  • Một số bệnh nhân có thể không đạt được kết quả mà họ mong đợi sau quá trình PRP. Hiệu quả có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng da, cơ địa và quy trình điều trị cụ thể.
  • Cần thông báo cho bác sĩ về mọi loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe hoặc chất bổ sung mà bạn đang sử dụng, trước khi thực hiện liệu trình. Vì những thành phần có trong thuốc có khả năng  tương tác không mong muốn với các yếu tố tăng trưởng PRP.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, quá trình PRP thẩm mỹ nên được thực hiện bởi các chuyên gia y tế có chuyên môn và kinh nghiệm. Trước khi quyết định thực hiện PRP, bạn nên thảo luận kỹ với chuyên gia thẩm mỹ hoặc bác sĩ da liễu để đảm bảo rằng phương pháp này phù hợp với tình trạng da của bạn và đáp ứng được mục tiêu làm đẹp cá nhân của bạn.

Nên và không nên tiêm PRP làm đẹp da khi nào?

PRP có thể phù hợp cho nhiều người, nhưng không phải ai cũng được khuyến nghị thực hiện phương pháp này. Dưới đây là một số trường hợp nên và không nên tiêm hoặc truyền PRP:

Thực hiện PRP để tái tạo làn da và chống lão hóa tốt hơn

Thực hiện PRP để tái tạo làn da và chống lão hóa tốt hơn

Nên thực hiện PRP

  • Người có nếp nhăn và làn da lão hóa: PRP thường được sử dụng để giảm nếp nhăn, tăng cường độ đàn hồi da, và tái tạo làn da, làm cho làn da trở nên trẻ trung hơn.
  • Người muốn cải thiện tông màu da và giảm vết thâm: PRP có thể giúp cải thiện tông da không đều, da bị đen sạm do tổn thương hoặc chịu tác động bởi ánh nắng mặt trời.
  • Người muốn tái tạo da sau chấn thương hoặc bị sẹo: PRP có khả năng kích thích cơ chế tái tạo tế bào da, hỗ trợ đáng kể cho quá trình làm mờ sẹo.
  • Người muốn da trở nên mịn màng và tươi trẻ hơn: PRP có khả năng làm mịn làn da, giúp da trở nên sáng hơn và tràn đầy sức sống.

Không nên thực hiện PRP

  • Người có các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng: Nếu bạn có các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Như bệnh tim mạch, bệnh lý về máu, thiếu máu hay bất kỳ hội chứng nào và  đang trong thời gian điều trị. PRP không phải là một lựa chọn phù hợp.
  • Người có bệnh tự miễn dịch hoặc bệnh lý liên quan đến máu: Nếu bạn có các bệnh tự miễn dịch như bệnh lupus, bệnh tự miễn dịch tụy nên thảo luận với bác sĩ trước khi thực hiện PRP.
  • Người đang mang thai hoặc cho con bú: Phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú nên tránh thực hiện PRP để đảm bảo sự an toàn cho thai kỳ và trẻ sơ sinh.
  • Người có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn đối với các thành phần trong PRP: Nếu bạn có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn đối với các thành phần (yếu tố tăng trưởng) trong PRP. Hoặc thiết bị y tế được sử dụng, bạn nên thông báo cho bác sĩ để đánh giá rủi ro.
  • Người dưới 18 tuổi: PRP thường không được khuyến nghị cho những người dưới 18 tuổi, vì làn da của họ đang trong quá trình phát triển và còn rất trẻ.
  • Người không thể tuân theo hướng dẫn sau PRP: Sau quá trình PRP, cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra suôn sẻ. Người không thể tuân theo hướng dẫn này có thể không thích hợp cho PRP.

Chọn phương pháp nào để cải thiện làn da hiệu quả, phù hợp cho nhiều đối tượng?

Nhìn chung, PRP sẽ là một phương pháp an toàn và hiệu quả cao nếu bạn thuộc nhóm đối tượng được chỉ định. Dẫu vậy thời gian duy trì và tính ứng dụng của PRP không phải lúc nào cũng được như kỳ vọng. Do đó, nếu muốn cải thiện làn da nhiều khuyết điểm, phục hồi hư tổn với hiệu quả duy trì trong nhiều năm, chúng tôi có một số gợi ý cho bạn như sau:

Muốn chống lão hóa tốt hơn, duy trì lâu dài có thể lựa chọn liệu pháp Mega Fiber

Muốn chống lão hóa tốt hơn, duy trì lâu dài có thể lựa chọn liệu pháp Mega Fiber

  • Nếu làn da có nhiều vấn đề về lão hóa, nhưng sức khỏe không đảm bảo, đề kháng kém có thể cân nhắc liệu pháp Mega Fibe trẻ hóa da toàn diện.
  • Trường hợp da có nhiều vấn đề sắc tố, nám sạm, tàn nhang lâu năm trên nền da mỏng yếu, dễ kích ứng có thể tham khảo liệu pháp đặc trị nám Mega Fiber White. Với cơ chế loại bỏ mọi loại nám và kháng nám trở lại vĩnh viễn.
  • Đối với những trường hợp da chưa lão hóa quá mức, tuy nhiên cấu trúc da bắt đầu lỏng lẻo, các vùng lõm hóp rõ rệt và khuôn mặt thiếu cân đối. Căng chỉ nâng cơ collagen gold được khuyến nghị bởi các chuyên gia.
  • Bên cạnh những dịch vụ độc quyền trên, Mega Gangnam cũng cung cấp các liệu pháp trẻ hóa da không xâm lấn phổ biến, phù hợp với nhiều người dùng như: Laser Spectra XT số 1 tại Mỹ, Thermage FLX…

Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp cho bạn đọc thông tin phương pháp PRP có tác dụng gì. Cùng với đó là những gợi ý về những liệu pháp thẩm mỹ không xâm lấn, cho hiệu quả cao và thời gian duy trì nhiều năm. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ!

Tham khảo thêm một số bài viết để được gợi ý về phương pháp trẻ hóa da phù hợp nhất:

Cấy HA tự thân là gì? Cơ chế tác động và hiệu quả trẻ hóa da mặt

Trẻ hóa da bằng tế bào gốc: Bí quyết giữ mãi nét thanh xuân cho phái đẹp

Mega fiber đỉnh cao vẻ đẹp 5.0 công nghệ Hàn Quốc cải thiện mọi vấn đề lão hóa

Chia sẻ ngay:
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds