PRP là gì? Hiệu quả trong thẩm mỹ có tốt không?
Hiện nay, nhu cầu điều trị y tế và trẻ hóa da mặt bằng các nguyên liệu tự thân ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm. Trong số đó, không thể không kể đến PRP với tính ứng dụng rộng rãi và khả năng đáp ứng tốt với cơ thể. Vậy PRP là gì? Trẻ hóa da bằng PRP có hiệu quả như thế nào?
PRP là gì? Quá trình tiêm PRP như thế nào?
PRP (Platelet-Rich Plasma) hay còn được biết đến với tên gọi khác là huyết tương giàu tiểu cầu. Đây là một phương pháp điều trị được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y học tái tạo và thẩm mỹ trẻ hóa da. PRP được chiết xuất từ máu thông qua quá trình ly tâm, chỉ để giữ lại phần huyết tương chứa nhiều tiểu cầu, yếu tố tăng trưởng và các tế bào có vai trò quan trọng. Về bản chất, PRP sử dụng các thành phần tăng trưởng sẵn có trong tiểu cầu nhằm sửa chữa mô, kích thích hoạt động tái tạo, tăng sinh tế bào mới.
Quá trình cấy PRP vào cơ thể trải qua các giai đoạn cụ thể như sau:
+ Lấy máu: Sau khi thực hiện các xét nghiệm cơ bản, người bệnh sẽ được lấy máu (10-30ml) để chuẩn bị cho quá trình xử lý lấy huyết tương.
+ Quay ly tâm: Máu được đưa vào một thiết bị quay ly tâm để tách lọc và chỉ giữ lại tầng giữa (huyết tương giàu tiểu cầu và yếu tố tăng trưởng).
+ Thu thập PRP: Phần huyết tương giàu tiểu cầu cần được xử lý và tách lọc thêm một bước nữa để đảm bảo không chứa tạp chất và thành phần gây hại.
+ Cấy PRP: Sau khi làm sạch và khử trùng trực tiếp cho da, cùng các thiết bị khác. Các bác sĩ có thể tiến hành tiêm hoặc cấy trực tiếp PRP vào vùng cần điều trị tùy theo từng mục đích.
Thông thường, việc tiêm hoặc truyền PRP cần nhiều tuần hoặc nhiều tháng để phát huy được hiệu quả thực tế. Tùy vào tình trạng thực tế, mục tiêu cụ thể của mỗi người mà các bác sĩ có thể chỉ định nhiều đợt tiêm bổ sung.
Tìm hiểu chi tiết: Phương pháp PRP có tác dụng gì? Nên thực hiện hay không?
Điều trị bằng PRP có những tác dụng gì?
Với hàng chục năm nghiên cứu và phát triển, các chuyên gia ngày càng phát hiện ra nhiều lợi ích của phương pháp điều trị PRP. Cụ thể như sau:
+ Phục hồi chấn thương cơ xương khớp bao gồm các vấn đề về gân, hệ thống cơ, sụn, dây chằng, khớp xương.
+ Thúc đẩy quá trình phục hồi và làm lành vết thương sau khi chấn thương vật lý, bị mụn, viêm nhiễm ngoài da.
+ Hỗ trợ quá trình phục hồi sau phẫu thuật, bao gồm cả phẫu thuật chỉnh hình với thời gian ngắn hơn, an toàn hơn.
+ Tăng sinh nang tóc, cải thiện mật độ tóc và tăng cường sức khỏe da đầu, hạn chế tình trạng hói đầu, rụng tóc sớm.
+ Giảm viêm, đau nhức, sưng tấy ở một số cơ quan thông qua quá trình ức chế chức năng miễn dịch của cơ thể.
+ Trẻ hóa da, hỗ trợ điều trị các vấn đề như: da mụn, sẹo thâm, sẹo lõm, da có nếp nhăn, chảy xệ, chùng nhão.
Có thể bạn quan tâm: PRF thế hệ mới của PRP được ứng dụng như thế nào trong thẩm mỹ? Hiệu quả ra sao?
Áp dụng PRP trong thẩm mỹ hiệu quả có tốt không?
Trên thực tế, việc ứng dụng PRP trong lĩnh vực thẩm mỹ ngày càng phổ biến và nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Đây cũng là một trong những phương pháp thẩm mỹ không xâm lấn được ưa chuộng bên cạnh với tiêm cấy chất làm đầy hoặc botox. Vậy các chuyên gia đánh giá về hiệu quả thực tế sau khi truyền cấy PRP như thế nào?
Theo các chuyên gia, hiệu quả của PRP trong thẩm mỹ phụ thuộc nhiều vào từng trường hợp cụ thể và mức độ đáp ứng (cơ địa) của bệnh nhân. Vì vậy, có những trường hợp tái tạo da bằng PRP cho hiệu quả tốt (60 – 70%), có nhiều sự thay đổi cả trên bề mặt lẫn thể tích và cấu trúc tầng sâu. Nhưng cũng có không ít người bệnh gặp phải tình trạng đáp ứng thấp, không đáp ứng, xảy ra biến chứng. Nguyên nhân chủ yếu là bởi da lão hóa mức độ cao, có quá nhiều khuyết điểm, các sai sót trong thẩm mỹ và không thuộc nhóm được khuyến khích áp dụng PRP.
Không chỉ vậy, thực hiện thẩm mỹ bằng PRP cũng tiềm ẩn một số rủi ro đối với sức khỏe, chẳng hạn như:
+ Phản ứng sưng tấy, đau nhức tại khu vực tiêm PRP do sự tổn thương của các mô trong quá trình điều trị: tiêm quá sâu, tiêm vào mạch máu, tiêm sai vị trí…
+ Dị ứng với PRP dù trước đây không có bất kỳ biểu hiện kích ứng với dị nguyên nào, với các biểu hiện như: đau nhức, sưng tấy, nổi mẩn, có cảm giác châm chích, sốt cao…
+ Xuất hiện các cục đông máu dưới da sau khi tiêm do lượng tiểu cầu của PRP quá cao, tiêm không đúng cách gây kích hoạt quá trình đông máu dưới da nhanh chóng.
+ Tổn thương mô thần kinh do kỹ thuật tiêm không đảm bảo, tiêm sai vị trí gây va chạm dây thần kinh. Dẫn đến tình trạng chảy máu trong và nhiều biến chứng nguy hại khác.
+ Nhiễm trùng dưới da hoặc nhiễm trùng máu do quá trình thu thập và xử lý PRP không đảm bảo, da không được vô trùng và các sai sót trong kỹ thuật. Gây tình trạng viêm nhiễm, xuất hiện dịch mủ, hoại tử da…
Khám phá ngay: Tiêm PRP cho da giá bao nhiêu? Có đắt không?
Những khuyến nghị của chuyên gia khi điều trị PRP
Điều trị thẩm mỹ bằng PRP ngày càng được ưa chuộng bởi tính ứng dụng cao và các lợi ích tích cực. Tuy nhiên, đây không phải là liệu pháp phù hợp dành cho mọi đối tượng. Dưới đây là một số khuyến nghị của chuyên gia thẩm mỹ dành cho bạn đọc khi cân nhắc tìm hiểu PRP là gì, có nên thực hiện không:
Xác định nhóm đối tượng phù hợp
Tiêm PRP thẩm mỹ phù hợp với những người có sức khoẻ tốt, đang gặp phải các vấn đề lão hóa da ở mức độ vừa và nhẹ. Cần tránh áp dụng liệu pháp PRP nếu có bệnh nền (nguy cơ) liên quan đến vấn đề đông máu, bệnh tim mạch, các hội chứng tự miễn, bệnh truyền nhiễm, bệnh về gan thận, đang mang thai hoặc cho con bú. Với các trường hợp áp dụng PRP trong trị liệu y khoa cần có chỉ định cụ thể của các bác sĩ.
Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín
PRP không phải là một phương pháp quá phức tạp nhưng nếu không đảm bảo được các yếu tố về mặt kỹ thuật, quy trình thực hiện thì nguy cơ gặp phải tác dụng phụ, biến chứng là rất cao. Do đó, cần lựa chọn đúng cơ sở thẩm mỹ uy tín, chất lượng cao, cùng với các bác sĩ có trình độ chuyên môn tốt, nhiều kinh nghiệm. Để đảm bảo cấy ghép PRP được an toàn, hiệu quả tốt.
Sự chuẩn bị trước khi điều trị PRP là gì?
Không phải tất cả mọi người sau khi vượt qua các cuộc kiểm tra về sức khỏe đều có chất lượng máu phù hợp để cấy huyết tương giàu tiểu cầu. Điều này còn phải đưcợ xem xét một cách kỹ lưỡng sau khi các chuyên gia thực hiện xét nghiệm máu, kiểm tra tình trạng tiểu cẩu. Ngoài ra, trong thời gian trước khi áp dụng PRP tốt hơn hết cần đảm bảo sức khỏe, không dùng thuốc, đặc biệt là các loại kháng sinh, kháng viêm như: Aspinrin, Naproxen…
Chăm sóc sau khi tiêm cấy PRP
Việc theo dõi và chăm sóc sau khi điều trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ phương pháp thẩm mỹ nào, bao gồm cả tiêm PRP. Cần tuân thủ các yêu cầu của bác sĩ điều trị về việc nên dùng thuốc gì, cách chăm sóc tại nhà sau tiêm như thế nào. Ngoài ra, bạn cũng cần chú trọng bổ sung chất dinh dưỡng, tránh xa các loại thực phẩm không lành mạnh để rút ngắn thời gian phục hồi.
Đọc thêm: [Bác sĩ thẩm mỹ giải đáp] Cấy PRP bao lâu thì hiệu quả?
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp PRP là gì và được ứng dụng như thế nào trong thẩm mỹ. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn cụ thể hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia thẩm mỹ và các bác sĩ của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Mụn bọc ở nách có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
- Bị mụn bọc ở mặt điều trị bằng cách nào không để lại sẹo?
- Phân biệt mụn bọc ở cổ và hướng dẫn cách điều trị nhanh khỏi
- Mụn bọc bị chai nguy hiểm như thế nào? Trị sao cho nhanh khỏi?
- Mọc mụn bọc ở sau tai có nguy hiểm không? Trị bằng cách nào?
- Biểu hiện cằm tiêm filler cứng hay mềm sau khi thực hiện?
- Tiêm filler có đau không? Tình trạng đau nhức kéo dài liệu có nguy hiểm?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?
- Cholesterol thấp là gì? Cholesterol thấp có nguy hiểm không?