Rối loạn sắc tố da là như thế nào? Có điều trị triệt để được không?
Rối loạn sắc tố da là tình trạng khi sản xuất melanin bị không cân đối, dẫn đến sự xuất hiện của vết tối màu, ánh sáng không đồng đều trên da. Có nhiều loại rối loạn sắc tố da như tàn nhang, nám, đồi mồi, và đa số có thể được điều trị triệt để hoặc giảm bớt sự xuất hiện của chúng thông qua các phương pháp như sử dụng kem dưỡng da, làm đẹp laser, hoặc xử lý bằng cách hóa học.
Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao màu da của chúng ta lại khác biệt với những người xung quanh hay không? Đa phần mọi người sẽ lý giải điều này liên quan đến chủng tộc, di truyền, môi trường sống… Thực tế thì những nguyên nhân này hoàn toàn chính xác, màu da chịu ảnh hưởng bởi muôn vàn yếu tố.
Các yếu tố đó góp phần quy định nên sắc tố da trên cơ thể người và có khả năng thay đổi theo thời gian. Bởi vậy mới có trường hợp làn da trở nên trắng hơn hoặc sạm đen chính nhờ vào những sự can thiệp nội lực hoặc ngoại lực. Tuy nhiên, nếu tình trạng da thay đổi một cách bất thường và nhanh chóng thì rất có thể đây là biểu hiện của tình trạng rối loạn sắc tố da. Điều đó gây nên những ảnh hưởng tiêu cực về mặt thẩm mỹ. Do đó, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về cách chăm sóc và phục hồi da ngay dưới đây!
Rối loạn sắc tố da là như thế nào?
Rối loạn sắc tố da là một nhóm các bệnh lý có liên quan đến hoạt động của các sắc tố melanin trên bề mặt da. Hiện tượng này bao gồm các sự cố về sắc tố như tăng, giảm hoặc mất sắc tố. Theo đó, một hoặc một vài khu vực trên cơ thể sẽ diễn ra hiện tượng da sáng màu hơn, đậm màu hơn hoặc chuyển sang dạng trắng và hồng nhạt. Các biểu hiện rối loạn sắc tố có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến và dễ nhận biết hơn cả ở những người có màu da sẫm hơn.
Các rối loạn sắc tố da có thể được chia thành ba loại chính:
- Rối loạn tăng sắc tố: Hiện tượng này đi kèm với biểu hiện các đốm hoặc mảng da trở nên tối màu hơn so với những khu vực bình thường khác. Tình trạng này xuất hiện nhiều hơn ở khu vực mặt, cổ, tay và chân, những nơi không được che chắn cẩn thận hoặc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng. Những ví dụ điển hình cho biểu hiện tăng sắc tố ở da đó là nám sạm, tàn nhang, đồi mồi…
- Rối loạn giảm sắc tố: Hiện tượng giảm sắc tố thường diễn biến kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Theo đó, màu sắc da trở nên nhạt hơn so với bình thường. Các rối loạn giảm sắc tố thường gây ra bởi các bệnh lý ngoài da, nhiễm độc hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Biểu hiện rối loạn giảm sắc tố có thể xảy ra ở bất kỳ khu vực nào, phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể.
- Rối loạn mất sắc tố: Làn da mất sắc tố là khi màu sắc ban đầu chuyển dần sang màu rất nhạt hoặc trắng bệch hoàn toàn. Nguyên nhân chính khiến da mất sắc tố chủ yếu là di truyền, các chứng bệnh ngoài da hoặc da bẩm sinh đã mất sắc tố. Khu vực mất sắc tố có thể là ở mặt, cổ, tay, chân hoặc toàn bộ làn da. Các chứng bệnh cho thấy làn da bị mất sắc tố điển hình như: bạch biến, bạch tạng…
Việc chẩn đoán rối loạn sắc tố da đòi hỏi một cuộc thăm khám, chẩn đoán sức khỏe đầy đủ nhằm tìm hiểu về lịch sử bệnh, yếu tố di truyền và các triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm bổ sung như xét nghiệm máu, nước tiểu, hoặc xét nghiệm da. Việc điều trị rối loạn sắc tố da phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra và khả năng phục hồi của cơ thể.
Những nguyên nhân khiến làn da rối loạn sắc tố
Tình trạng rối loạn sắc tố da bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là các yếu tố bên trong hoặc ảnh hưởng từ môi trường xung quanh hay các tác động ngoại lực. Việc tìm hiểu nguyên nhân cụ thể giúp chúng ta sớm có được phương pháp kiểm soát triệu chứng và điều trị triệt để. Các nghiên cứu đã chỉ ra những nguyên nhân cụ thể như sau:
Di truyền
Một số rối loạn sắc tố da có tính di truyền bắt nguồn từ sự thiếu hụt hoặc không có sắc tố melanin được sản xuất bởi tế bào melanocyte. Những trường hợp này có thể được xếp vào một nhóm các bệnh lý liên quan đến đột biến gen di truyền OCA1, OCA2 hoặc các gen liên quan đến việc sản xuất melanin. Những người này thường có biểu hiện da trắng và tóc màu trắng, mắt màu xanh hoặc xám tùy thuộc vào chủng tộc cụ thể.
Tác động của tia UV
Tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời hoặc các thiết bị điện tử phát sáng có thể tạo ra những kích thích khiến quá trình sản xuất melanin bị rối loạn. Những biểu hiện cụ thể nhất gây ra bởi tình trạng này chính là nám da, tàn nhang… Ban đầu, các dấu hiệu này có thể chưa quá rõ rệt nhưng sau một thời gian cường độ sắc tố sẽ tăng nên và cực kỳ dễ nhận biết.
Thay đổi nội tiết tố
Những thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc sử dụng các thuốc nội tiết có thể gây ra các rối loạn sắc tố da. Tình trạng này bắt nguồn từ các hormone cụ thể là estrogen, androgen. Rối loạn estrogen thường xuất hiện ở nữ giới vào thời kỳ mang thai hoặc sử dụng một số thuốc ức chế. Androgen xảy ra ở cả hai giới và phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau.
Bệnh lý nội tiết tố
Một số bệnh lý nội tiết tố như bệnh về tuyến giáp, Addison có thể gây ra các rối loạn giảm sắc tố. Bệnh tuyến giáp quá hoạt động là một tình trạng trong đó tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone thyroxine, khiến quá trình sản xuất melanin tăng lên. Bệnh Addison là một tình trạng tuyến thượng thận không sản xuất đủ hormone corticosteroid khiến cho việc sản xuất melanin suy giảm rõ rệt.
Thuốc và hóa chất
Một số thuốc và hóa chất có thể gây ra rối loạn sắc tố, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melanin hoặc phân bố melanin trong da. Các loại thuốc bao gồm thuốc kháng sinh tetracycline và sulfonamid, thuốc chống co giật phenytoin và carbamazepin và một số loại thuốc chống ung thư sử dụng trong điều trị ung thư da. Hóa chất bao gồm hydroquinone, một số chất làm trắng da được sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp.
Vi khuẩn và nấm
Các loại nấm và vi khuẩn có thể gây ra rối loạn sắc tố bằng cách sản xuất các chất độc hại gây hại cho tế bào da hoặc ảnh hưởng đến sự sản xuất melanin. Ví dụ điển hình nhất gây nên hiện tượng sắc tố ra bị rối loạn như lang ben…
Tác động từ môi trường
Ngoài ánh nắng mặt trời thì các tác nhân gây hại khác từ môi trường như ô nhiễm nước, không khí cũng có khả năng gây ra rối loạn sắc tố. Mặc dù mức độ ảnh hưởng không quá cao nhưng việc tiếp xúc lâu dài với những môi trường như thế này (có thể chứa chì, thủy ngân) dễ khiến da bị mất sắc tố.
Có thể điều trị được chứng rối loạn sắc tố da hay không?
Thực tế thì khả năng điều trị rối loạn sắc tố phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân hình thành và mức độ tổn thương của làn da. Trong đó, hiện tượng gia tăng sắc tố sẽ dễ điều trị hơn giảm hoặc mất sắc tố. Bởi tăng sắc tố thường bắt nguồn từ sự thay đổi bất thường của nội tiết, ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Đó đều là những vấn đề mà chúng ta có thể can thiệp và thay đổi từ từ. Trong khi đó việc giảm sắc tố sẽ khó khăn hơn do thường liên quan đến chứng bệnh ngoài da, sử dụng thuốc hay hóa chất. Nếu muốn cần bằng sắc tố thì cần áp dụng những kỹ thuật và máy móc hiện đại. Đồng thời, mức độ hồi phục của làn da như thế nào còn phải xem đến những yếu tố khách quan khác.
Đối với tình trạng mất sắc tố thì chỉ có một số trường hợp điều trị được nếu liên quan đến mỹ phẩm, hóa chất mức độ nhẹ hoặc bệnh ngoài da. Các chuyên gia sẽ áp dụng những phương pháp đặc biệt nhằm can thiệp và tác động đến quá trình sản xuất melanin nhằm cân bằng lại màu sắc da. Dẫu vậy, khả năng hồi phục không thể đạt đến con số 100% nên người bệnh cần lưu ý. Ngoài ra, các triệu chứng mất sắc tố liên quan đến hệ gen di truyền, xuất hiện bẩm sinh hoàn toàn không thể điều trị được do khu vực xuất hiện quá rộng. Đồng thời, các chuyên gia, bác sĩ cũng chưa tìm ra phương pháp có thể thay đổi cơ chế của melanin ở những người bệnh này (bạch biến, bạch tạng).
Điều trị chứng rối loạn sắc tố bằng cách nào?
Để điều trị các hội chứng liên quan đến rối loạn sắc tố da, chúng ta cần thực hiện theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Dù sao thì đây cũng không phải là những bệnh lý đơn giản và có thể xuất hiện cùng lúc nhiều biểu hiện. Một số phương pháp điều trị khoa học nhất đó là:
Rối loạn tăng sắc tố
- Sử dụng thuốc chống sắc tố: Các thuốc như hydroquinone, tretinoin, corticosteroid được kê đơn trong những trường hợp khác nhau nhằm ức chế quá trình sản xuất melanin trong tế bào da.
- Điều trị bằng công nghệ ánh sáng: Những phương pháp thẩm mỹ ứng dụng công nghệ ánh sáng cường độ cao được áp dụng để phá hủy tế bào da có sắc tố quá cao. Tạo điều kiện cho những tế bào mới xuất hiện có sắc tố hoàn toàn bình thường.
Rối loạn giảm sắc tố
- Sử dụng thuốc kích thích sản xuất sắc tố: Các loại thuốc đặc biệt như minoxidil, tretinoin và psoralen được kê đơn với mục đích kích thích sản xuất sắc tố ở một khu vực cụ thể. Được áp dụng trong trường hợp giảm sắc tố do tổn thương, bệnh lý ngoài da.
- Điều trị laser: Laser cũng có thể được sử dụng để kích thích sản xuất sắc tố trong tế bào da. Thực chất thì phương pháp này có cơ chế phá hủy khá mạnh và được ứng dụng trong nhiều trường hợp.
Rối loạn mất sắc tố
Không có phương pháp điều trị hoàn toàn cho chứng rối loạn mất sắc tố. Tuy nhiên, các phương pháp tạm thời có thể làm giảm sự xuất hiện của các vùng da mất sắc tố như thuốc ức chế sản sinh sắc tố, kem bôi, thuốc tiêm hoặc laser tái tạo phủ màu.
Trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị nào, chúng tôi cũng khuyến khích bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để được tư vấn cụ thể và thực hiện theo hướng dẫn. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phòng tránh những rủi ro không đáng có.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp những thông tin chuyên sâu về chứng rối loạn sắc tố da. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ đến Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!