Thực hư các tác dụng của trái ớt với da mặt là như thế nào?
Ớt là loại trái quen thuộc được sử dụng để chế biến và tạo hương vị cho các món ăn thuần Việt. Trên thực tế, tuy có hương vị cay nồng (hoặc ít cay tùy theo từng giống ớt), việc ăn ớt cũng mang đến cho cơ thể một số lợi ích nhất định, nhờ vào hàm lượng vitamin và khoáng chất cao. Có nhiều ý kiến cho rằng ăn ớt cũng giúp cho da khỏe và đẹp hơn. Thực hư về các tác dụng ớt với da sau khi ăn như thế nào? Khám phá chi tiết ngay!
Tác dụng ớt với da mặt thực tế như thế nào? Có thật sự nên dùng hay không?
Trái ớt chứa những chất dinh dưỡng gì?
Trái ớt được sử dụng trong chế biến với mục đích tạo độ cay và hương vị đặc trưng cho món ăn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng hàm lượng dinh dưỡng có trong những quả ớt cũng cực kỳ cao. Dưới đây là thông tin chi tiết về những dưỡng chất chính có trong (100g) ớt tươi, theo dữ liệu của USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ):
Thành phần dinh dưỡng cơ bản:
+ Năng lượng: 40 kcal.
+ Carbohydrate: 8.8 g (bao gồm 1.5g chất xơ, 1.9g protein, 0.4g chất béo tổng).
+ Vitamin C: 143.7 mg.
+ Vitamin A: 952 IU.
+ Vitamin E: 0.69 mg/100g.
+ Vitamin K1: 14.1 IU.
+ Vitamin B6: 0.51 mg.
+ Kali: 322 mg.
+ Magie: 25 mg.
+ Canxi: 14 mg.
+ Sắt: 1.2 mg.
Ngoài ra, trong thành phần của ớt cũng chứa một số hợp chất tự nhiên, điển hình như Capsaicin (tạo độ cay). Định lượng hoạt chất có thể thay đổi tùy vào giống ớt, loại ớt càng ít cay thì lượng capsaicin càng thấp, dao động từ 0-2 triệu SHU (đơn vị nhiệt Scoville). Bên cạnh đó, không thể không kể đến các chất chống oxy hóa mạnh mẽ liều cao có trong ớt như Carotenoid (Beta-carotene, lutein, zeaxanthin) và Flavonoid (quercetin, luteolin).
Lưu ý: Tùy theo giống ớt, điều kiện canh tác, khí hậu mà hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong ớt có sự chênh lệch đáng kể.
Khám phá ngay: Cập nhật chi tiết bảng calo của trái cây tại Việt Nam
Tác dụng ớt với da thực tế là như thế nào?
Các tác dụng chính đối với làn da khi bổ sung ớt vào khẩu phần ăn
Trên thực tế, không có nhiều báo cáo và nghiên cứu chứng minh các tác dụng của ớt đối với làn da. Dẫu vậy, với hàm lượng vitamin, đặc biệt là vitamin C và vitamin A dồi dào, kết hợp cùng các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, tiềm năng của ớt đối với làn da là không thể phủ nhận. Dưới đây là những tác dụng ớt với da chúng ta có thể nhận được nếu cân đối và đưa vào khẩu phần một cách hợp lý:
Tăng cường khả năng chống lão hóa
Các chất chống oxy hóa như Vitamin C, vitamin E và Carotenoid trong những trái ớt có khả năng ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do từ môi trường bên ngoài và củng cố hàng rào lipid bảo vệ từ bên ngoài. Bên cạnh đó, vitamin C cũng có các tác dụng đáng kể trong việc thúc đẩy sản xuất collagen nội sinh tự nhiên bên trong cơ thể, góp phần gia tăng độ đàn hồi, chống lại các dấu hiệu sụt lún cấu trúc da, giảm nếp nhăn sâu.
Thúc đẩy cơ chế tái tạo tế bào mới
Quá trình tái tạo của da mặt diễn ra chậm hơn khi bước qua độ tuổi 25, cùng với sự sụt giảm collagen và nhiều yếu tố khác khiến tổng thể làn da trông kém sắc, xuống cấp, giảm sức đề kháng. Bổ sung vitamin A (trong ớt) có thể giúp điều tiết hoạt động tuyến bã nhờn, giảm nguy cơ xuất hiện mụn, các bệnh lý về da (viêm nhiễm). Không chỉ vậy, Vitamin A cũng góp phần duy trì sự phát triển ổn định của tế bào biểu mô, thúc đẩy việc thay thế tế bào mới khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả hơn.
Kháng khuẩn và chống viêm nhẹ
Thành phần Capsaicin trong những trái ớt có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ, hoạt động dựa trên cơ chế ức chế cytokine gây viêm, khiến chúng kém hiệu quả hơn (khi mắc phải các bệnh lý viêm da, vảy nến). Ngoài ra, capsaicin cũng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn C.acnes gây mụn và một số vi khuẩn khác. Đó là lý do mà thành phần này (nồng độ thấp 0,025-0,075%) đã và đang được ứng dụng trong một số loại thuốc bôi điều trị bệnh vảy nến.
Phòng chống tác hại từ môi trường
Capsaicin và Kali trong ớt kích thích hoạt động tuần hoàn máu, tăng cường các dưỡng chất đến tế bào, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh hơn. Cùng với đó, các carotenoid cũng góp phần giảm thiểu các tác hại của môi trường, đặc biệt là ánh nắng mặt trời thông qua cơ chế hấp thụ, phân rã tia UV. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như ớt trong khẩu phần là lựa chọn tối ưu và tiết kiệm chi phí để làm đẹp da.
Có thể bạn quan tâm: Mách bạn 11+ loại trái cây ít calo giảm cân, giữ dáng, đẹp da
Rủi ro tiềm ẩn khi dùng ớt để làm đẹp da
Những rủi ro đối với sức khỏe và làn da khi dùng ớt với mục đích làm đẹp da
Mặc dù ớt chứa nhiều dưỡng chất và những thành phần có lợi cho làn da, nhưng cần khẳng định rằng đây không hẳn là lựa chọn phù hợp cho mục đích làm đẹp da lâu dài. Bởi việc dùng sai cách có thể gây ra rất nhiều phản ứng tiêu cực cho sức khỏe nói chung và da mặt nói riêng, cụ thể như sau:
Rủi ro khi dùng tiêu thụ ớt để làm đẹp qua đường ăn uống:
+ Ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa: Ăn quá nhiều ớt, đặc biệt là các loại ớt cay (nhiều capsaicin) gây kích thích niêm mạc dạ dày, nóng trong người. Có nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, viêm da, nổi mụn nóng (vấn đề chuyển hóa ở gan hoặc vị cay nóng làm tăng tiết bã nhờn), nếu ăn thường xuyên (trên 50g/ngày).
+ Phản ứng dị ứng của cơ thể với ớt: Một số báo cáo lâm sàng ghi nhận những trường hợp bị dị ứng với protein có trong ớt (profilin hoặc protein vận chuyển lipid). Điều này dẫn đến các phản ứng nghiêm trọng như ngứa ngáy, phát ban, nổi mẩn hoặc thậm chí là sưng phù cơ thể (dấu hiệu phản vệ hiếm gặp).
Khuyến nghị đọc thêm: Các loại dị ứng da phổ biến và cách điều trị hiệu quả
Rủi ro khi sử dụng trực tiếp ớt tươi để làm đẹp cho da:
+ Kích ứng da mạnh và bỏng rát: Capsaicin tạo cảm giác cay nóng cho cơ thể và cả làn da nếu áp dụng trực tiếp trên bề mặt. Trong trường hợp này, bạn có thể sẽ phải đối diện với các vấn đề nghiêm trọng như phồng rộp, sưng tấy, bỏng rát, tấy đỏ, nổi mẩn trên da.
+ Dị ứng tiếp xúc da mặt với ớt: Dùng trực tiếp ớt để làm đẹp (không phải sản phẩm chiết xuất y tế) dù là loại ớt không cay hay ớt cay đều có khả năng xuất hiện tình trạng viêm da dị ứng tiếp xúc với nhiều biểu hiện phức tạp và kéo dài nhiều ngày (nhiều tuần).
+ Nhiễm trùng da mặt thứ phát: Khi bị kích ứng, tổn thương bởi việc dùng ớt trực tiếp trên bề mặt, chúng ta thậm chí tiếp tục phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn, vi nấm từ bên ngoài môi trường thâm nhập vào da thông qua các vết nứt. Điều này dẫn đến những tổn thương lâu dài cho hàng rào bảo vệ da và không thể hồi phục, gây hiện tượng áp xe, sẹo xấu về sau.
Bài viết liên quan: Viêm da mặt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Có nên dùng ớt với mục đích làm đẹp da hay không?
Dùng mỹ phẩm chứa vitamin C, vitamin A hoặc chất chống oxy hóa an toàn và hiệu quả hơn ăn ớt
Các chuyên gia cho rằng, chúng ta có thể tiêu thụ ớt trong khẩu phần dinh dưỡng một cách hợp lý để cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và cả làn da. Bởi các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất như ớt thật sự là dược liệu thần kỳ đối với cơ thể. Tuy nhiên, nên ưu tiên các loại ớt không cay, ớt ngọt như ớt chuông (50-70g/ngày và 2-3 lần/tuần). Đồng thời, hạn chế tối đa việc ăn ớt cay (dưới 50g hoặc càng thấp càng tốt), nhất là với những bạn có vấn đề về dạ dày, da dầu nhờn, vào mùa hè.
Cùng với đó, các chuyên gia da liễu cũng khuyến nghị bạn đọc tránh xa các công thức dùng ớt, tự làm chế phẩm ớt tại nhà để đắp trực tiếp lên da mặt (kể cả ớt không cay). Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các sản phẩm (y tế) được tinh chế từ ớt cho mục đích điều trị bệnh lý theo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có không ít dòng mỹ phẩm chứa chiết xuất Vitamin C tinh khiết, các dẫn xuất từ Vitamin A (Retinol, Retinal…), có tác dụng trẻ hóa, làm đẹp da hiệu quả mà bạn có thể chủ động tìm hiểu và lựa chọn.
Đọc thêm: Hiểu đúng và đủ về làn da đang ở trong giai đoạn treatment
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho bạn thêm thông tin về tác dụng ớt với da và một số khuyến nghị khi sử dụng. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ trực tiếp tới Phòng khám thẩm mỹ quốc tế Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn ngay bây giờ!
Các bài viết liên quan
- Khám phá công dụng rau cải với da và cách bổ sung vào bữa ăn
- Khám phá các công dụng hạt dẻ cười với da và cách sử dụng
- Hạt hướng dương có tác dụng gì với làn da? Ăn sao cho tốt?
- Hướng dẫn cách ăn hạt hạnh nhân đúng cách và tốt cho sức khỏe
- Tác dụng Kiwi tới da khi ăn bạn đã biết chưa?
- Tác dụng dâu tây tới da như thế nào? Bổ sung sao cho tốt?
- Sữa chua gelatin có tác dụng gì đối với làn da? Ăn sao cho tốt?
- [Giải đáp] Ăn thạch rau câu tốt cho da mặt không?
- Tập gym có nên ăn da gà không? Ăn bao nhiêu là đủ?
- Ăn da gà có collagen không? Bổ sung bằng cách nào để da đẹp hơn?