Tại sao bị mụn bọc ở má? Cách điều trị và chăm sóc
Mụn bọc là một trong những loại mụn nguy hiểm nhất với các nốt sưng đỏ, chứa dịch mủ và dễ lây lan sang những vùng da xung quanh. Loại mụn này thường xuất hiện chủ yếu ở vùng mặt và đặc biệt là ở khu vực hai bên má. Vậy bạn có biết nguyên nhân tại sao bị mụn bọc ở má hay không? Cách điều trị và chăm sóc khi bị mụn như thế nào? Khám phá ngay tại đây!
Nhận biết dấu hiệu bị mọc mụn bọc ở má
Mụn bọc ở má không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn kéo theo những tác động tiêu cực cho sức khỏe. Để tìm ra nguyên nhân tại sao bị mụn bọc ở má, cũng như cách điều trị loại mụn này, đầu tiên cần xác định các dấu hiệu nhận biết mụn bọc. Dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản:
- Mụn bọc ở má được xác định là những đốm mụn trứng cá bị viêm nặng, có kích thước lớn, màu đỏ, gây sưng tấy và đau nhức. Điểm đặc biệt là phần nhân của mụn bọc thường chứa dịch mủ màu trắng đục hoặc vàng nhạt, nằm sâu dưới da. Mụn bọc ở má thường không có cồi, nhưng khi sờ vào có thể gây đau rát.
- Kích thước của mụn bọc thường khá lớn với đường kính trung bình từ 5mm trở lên, có thể mọc riêng lẻ hoặc thành từng cụm gần nhau. Bên cạnh khu vực má, mụn bọc cũng có thể xuất hiện ở những vùng da có nhiều dầu như vùng chữ T, khu vực mũi, thái dương, cằm và trán. Điều này liên quan đến sự tăng sản xuất dầu và tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Chu kỳ của các nốt mụn bọc thường có diễn biến kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, và nếu không được điều trị đúng cách, chúng có thể gây ra các biến chứng như thâm sẹo, sốt cao và nhiễm trùng.
Bác sĩ da liễu giải đáp: Tại sao bị mụn bọc ở má?
Có nhiều lý do dẫn đến sự xuất hiện của các nốt mụn bọc vùng má. Theo chuyên gia da liễu Trần Anh Đức tại Viện thẩm mỹ quốc tế Mega Gangnam:
Mụn bọc ở má xuất phát từ hiện tượng tắc nghẽn lỗ chân lông và viêm nhiễm do vi khuẩn P.acnes, tạo nên những đốm mụn đỏ, sưng, và đau nhức. Tuy nhiên, điều này cũng phản ánh sự phức tạp của nội tiết tố, hormone trong cơ thể.
Những nguyên nhân khiến má bị mụn bọc được giải đáp cụ thể bao gồm:
Da mặt đổ nhiều dầu: Một trong những nguyên nhân chính là tình trạng da mặt tiết dầu quá nhiều (cao hơn so với nhu cầu thực tế). Dầu nhờn làm nhiệm vụ cân bằng làn da và chống lại các tác động bên ngoài nhưng dầu tồn đọng nhiều khiến lỗ chân lông bít tắc, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Chăm sóc da không đúng cách: Chúng ta đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc chăm sóc và làm sạch da nhưng chăm sóc như thế nào đúng cách thì không có nhiều người biết. Trường hợp làm sạch da không đủ, tồn đọng tế bào chết quá lâu; sử dụng cách thành phần dưỡng chất không phù hợp; tính chất của sản phẩm không tương thích với da mặt và nhiều yếu tố khác rất dễ dẫn đến mụn bọc.
Tác động từ môi trường: Môi trường xung quanh cũng đóng góp vào việc hình thành mụn bọc ở má. Ô nhiễm, bụi bẩn, phấn hoa và chất gây dị ứng có thể tiếp xúc với da, đặc biệt là vùng má. Thói quen chạm tay lên mặt, không sử dụng khẩu trang khi ra ngoài hoặc không duy trì vệ sinh giường, các đồ vật mà chúng ta sử dụng hàng ngày cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý: Việc ăn nhiều thức ăn cay, nóng, dầu mỡ, đường, chất bảo quản, và chất tạo màu có thể gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố. Điều đó thúc đẩy cơ thể sản sinh nhiều dầu hơn để cân bằng trạng thái của làn da, rồi làm phát sinh thêm các nốt mụn và lây lan sang những khu vực khác.
Ngoài ra, mụn bọc ở má cũng thường xuyên xuất hiện ở nữ giới, đặc biệt là các thời điểm nhạy cảm như tuổi dậy thì, kinh nguyệt, mang thai và hoặc mới con xong và chưa ổn định lại nội tiết.
Trị mụn bọc ở má tại nhà được không? Tại sao?
Sự xuất hiện của mụn bọc cho thấy mức độ viêm nhiễm trên da mặt đã ở mức độ vừa cho đến nặng. Hơn thế nữa, các bọc mụn chứa dịch mủ, vi khuẩn có xu hướng to hơn và dễ vỡ ra khi gặp phải các tác động ngoại lực dù là nhỏ nhất. Không giống như mụn đầu đen hay mụn đầu trắng, loại mụn bọc ở má cực kỳ khó điều trị và cũng không thể tự điều trị tại nhà nếu thiếu kiến thức chuyên môn. Trong trường hợp này, cách tốt nhất vẫn là thăm khám với bác sĩ da liễu để được đề xuất phương pháp điều trị mụn nhanh chóng, an toàn và hiệu quả nhất.
Đối với các dấu hiệu mụn bọc mới phát triển, có thể cân nhắc các biện pháp chăm sóc tại nhà tạm thời nếu chưa có thời gian đến bệnh viện như sau:
- Rửa mặt nhẹ nhàng vào buổi sáng để không làm các nốt mụn bị vỡ ra. Nếu dùng kem chống nắng hoặc makeup thì buổi tối cần làm sạch kỹ hơn bằng dầu tẩy trang và sữa rửa mặt dịu nhẹ, có độ pH từ 5-5.5, không chứa hương liệu, cồn và các hóa chất khác. Tham khảo các dòng sữa rửa mặt từ đến từ những thương hiệu dược mỹ phẩm được chuyên gia da liễu khuyến nghị cho da dầu mụn như: Eucerin, La Roche Posay, CeraVe…
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc phù hợp cho da mụn bọc theo chỉ định của bác sĩ như serum, kem bôi ngoài da có chứa các thành phần kiểm soát dầu, giảm viêm, kháng khuẩn. Chẳng hạn như: tràm trà, glycolic acid, salicylic acid, benzoyl peroxide… Nhưng cần sử dụng theo hướng dẫn vì các thành phần này nếu dùng quá liều dễ gây khô da, khiến bề mặt mỏng yếu và dễ kích ứng hơn.
- Bổ sung các chất kháng viêm, chống oxy hóa và tăng khả năng phục hồi của làn da thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Điển hình như cam, bưởi, cà chua, rau má, lựu… Lưu ý: Bổ sung vitamin C rất tốt cho da khi bị mụn nên tránh ăn vào buổi tối và hạn chế thực phẩm nhiều đường vì dễ làm mụn tăng lên.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh gối ngủ, ga trải giường, chỉ sử dụng khẩu trang dùng một lần; không chạm tay lên mặt, không nặn mụn hoặc gãi ngứa ở vùng da bị mụn và lân cận; suy trì không khí thoáng sạch trong không gian nhà ở (dùng máy lọc không khí nếu có).
- Duy trì các hoạt động thể chất nhẹ nhàng, tránh vận động quá mạnh vì dễ khiến da đổ nhiều mồ hôi, mụn bọc vỡ ra và lây lan. Cần đảm bảo trạng thái tinh thần ổn định, nên giải tỏa tâm trạng, vui chơi giải trí nếu cần. Điều này có ý nghĩa rất lớn với chúng ta để hạn chế sự trỗi dậy của các hormone tiêu cực (nguyên nhân gây mụn).
Điều trị mụn bọc ở bệnh viện như thế nào?
Lựa chọn thăm khám với bác sĩ da liễu và điều trị mụn bọc tại bệnh viện là cách tốt nhất để chúng ta phục hồi làn da. Nhưng hẳn sẽ có nhiều bạn thắc mắc, tại sao cần điều trị ở bệnh viện và phương pháp được áp dụng là gì? Tìm hiểu thêm để hiểu rõ hơn về vấn đề này ngay tại đây!
Điều trị bằng thuốc đối với mụn bọc vùng má mức độ nhẹ:
Bác sĩ có thể kê đơn cho bạn sử dụng các loại thuốc bôi hoặc uống để tiêu diệt vi khuẩn, kiểm soát các nốt sưng viêm và ngăn ngừa mụn tái phát. Một số loại thuốc thường được chỉ định trong trường hợp này, tùy theo nguyên nhân cụ thể là:
- Thuốc kháng sinh như tetracycline, minocycline, clindamycin, doxycycline… và retinoid: isotretinoin, tretinoin, adapalene…
- Thuốc tránh thai điều chỉnh nội tiết tố như ethinyl estradiol, norgestimate, drospirenone…
Lưu ý: Những loại thuốc trên đều thuộc danh mục biệt dược và cần được kê đơn thì mới có thể sử dụng. Tuyệt đối không tự mua thuốc để dùng tại nhà vì những tác dụng phụ và nguy cơ nghiêm trọng.
Điều trị bằng công nghệ ánh sáng với các nốt mụn bọc nhẹ cho đến vừa:
Trường hợp các nốt mụn lây lan nhanh, hoặc cơ thể không tương thích với các loại thuốc uống, thuốc bôi được kê đơn, các bác sĩ có thể yêu cầu trị liệu ánh sáng. Đây là phương pháp hữu ích nhằm kiểm soát các vùng da bị mụn thứ phát, tiêu diệt vi khuẩn tức thì và hỗ trợ cho việc dùng thuốc tốt hơn, nhanh khỏi hơn.
Điều trị bằng công nghệ ánh sáng thường có chi phí đắt đỏ hơn dùng thuốc và có khả năng gây bỏng da nếu không được áp dụng đúng cách, vậy nên cần được thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín. Sau khi điều trị bằng ánh sáng, có thể xuất hiện các vết thương nên cần chờ đợi da lành lại, rồi mới dùng thuốc hoặc kem bôi.
Điều trị nội soi cho các nốt mụn bọc viêm nhiễm nặng, sưng tấy quá mức:
Đây là phương pháp sử dụng thiết bị nội soi để đưa vào bên trong nốt mụn bọc và hút nhân mụn ra ngoài. Điều trị bằng nội soi có thể giúp bạn loại bỏ dịch mủ bên trong các nốt mụn một cách triệt để, giảm đau nhức và sưng tấy. Tuy nhiên, bạn cần chọn bệnh viện uy tín và bác sĩ có kinh nghiệm để thực hiện phương pháp này, tránh gây ra nhiễm trùng hoặc sẹo cho da mặt. Sau khi nội soi lấy nhân mụn, các bác sĩ cũng sẽ kê đơn thuốc uống kháng sinh, thuốc bôi làm lành da và giảm thâm nên đừng quá lo lắng.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp chi tiết tại sao bị mụn bọc ở má, cùng với đó là những hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc da khi bị mụn. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn kỹ hơn về phương pháp điều trị mụn bọc, liên hệ ngay tới Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666!
Chuyên gia gợi ý đọc thêm về các phương pháp điều trị mụn an toàn, hiệu quả cao:
Da mặt đột nhiên nổi nhiều mụn là vì sao? Cách điều trị hiệu quả
Mụn trứng cá nguy hiểm như thế nào? 3+ Phương pháp điều trị mụn
Các bài viết liên quan
- Cách trị mụn bọc tại nhà như thế nào nhanh khỏi nhất?
- Cách trị mụn bọc sưng đỏ như thế nào nhanh khỏi?
- Mụn bọc có tự xẹp không? Làm sao để trị mụn bọc thật nhanh?
- 10+ cách trị mụn ẩn trên trán bằng nha đam dễ thực hiện tại nhà
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Cách trị mụn bọc nhanh nhất trong 1 đêm liệu có khả thi?
- Cách nặn mụn bọc bị chai cứng như thế nào an toàn?
- Mụn bọc không đầu có biểu hiện gì? Điều trị như thế nào?
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- 10+ công thức xông da mặt trị mụn ẩn hiệu quả, đúng cách