Tại sao da mặt bị rỗ? Điều trị bằng cách nào hiệu quả?

Sẹo rỗ tuy không gây ra tình trạng đau đớn hay khó chịu nhưng nó như một cơn “ác mộng” đối với nhiều người vì ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp và cuộc sống. Tại sao da mặt bị rỗ? Cách phòng ngừa cho tình trạng này là gì? Hãy cùng Mega Gangnam tham khảo những nguyên nhân gây nên sẹo rỗ cho da sau đây nhé. 

Tình trạng Sẹo rỗ là gì?

Sẹo rỗ chính là những vết lồi, hõm xuống phía bề mặt da với các hình dạng và kích thước khác nhau. Trong các loại tổn thương da thì sẹo rỗ là tình trạng tổn thương sâu và nặng nề nhất đối với cấu trúc da. 

Sự tổn thương cấu trúc tế bào da khiến da hình thành sẹo rỗ, lõm lại.

Sự tổn thương cấu trúc tế bào da khiến da hình thành sẹo rỗ, lõm lại.

 Thực chất cơ chế hình thành sẹo rỗ chính là do phần hạ bì bị tổn thương nặng, các collagen và elastin bị đứt gãy không đáp ứng đủ trong quá trình hồi phục tổn thương da. Điều này dẫn tới tình trạng da bị dính vào cấu trúc sâu hơn. Sẹo rỗ chỉ là một trong những hậu quả của mụn và đậu để lại trên da. 

 Với những ai gặp phải tình trạng sẹo rỗ đều cảm thấy ám ảnh vì nó không chỉ ảnh hưởng lớn đến vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn dẫn đến tâm lý mất tự ti, ngại giao tiếp với đám đông.  

Tại sao da mặt bị rỗ? 

Sẹo rỗ là di chứng của tình trạng mụn trứng cá

Nặn mụn không đúng cách được xem là một trong những nguyên nhân chính  tạo ra sẹo rỗ trên gương mặt. Khi nặn mụn sẽ vô tình làm cho da bị viêm nhiễm, ảnh hưởng nhiều đến quá trình hình thành và phát triển của sẹo. Chưa kể các trường hợp nặn khi mụn còn non, chưa đủ già để loại bỏ nhân thì vùng da này rất dễ để lại nốt sẹo rỗ. Bạn nên nhớ rằng dù tay bạn có sạch đến đâu thì các loại vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập vào bên trong vết mụn và tăng khả năng hình thành sẹo lõm.

Cách hạn chế để sẹo hình thành do mụn là bạn không chạm tay vào mặt, trừ những lúc phải làm sạch da mặt. Ngoài ra, khi da mụn trong thời gian quá lâu và quá nhiều nhưng không được điều trị thích hợp cũng là nguyên nhân gây ra sẹo. Chúng sẽ khiến các vết mụn mủ, mụn bọc dễ bị hoại tử, từ đó các khối mô dần mất đi tạo nên vết lõm, tức sẹo rỗ. 

Nặn mụn không đúng cách chính là nguyên nhân gây ra sẹo rỗ

Nặn mụn không đúng cách chính là nguyên nhân gây ra sẹo rỗ

Sẹo rỗ để lại do các bệnh ngoài da  

Một số bệnh về da liễu như thủy đậu, trái rạ được xem là nỗi sợ hãi và ám ảnh đối với các chị em vì rất dễ để lại di chứng sẹo rỗ. Đây là một trong những nguyên nhân không thể bỏ qua mỗi khi nhắc tới sẹo trên gương mặt, gây mất thẩm mỹ về ngoại hình lớn đối với nhiều người. Sẹo để lại do thủy đậu thường có bề mặt rộng từ 3-8mm, lớn hơn sẹo do mụn để lại nhưng lại nông hơn và có thể mọc rải rác trên mặt. Các sẹo rỗ do thủy đậu để lại thường khá “trơ”, sẽ không dễ chữa khỏi hay tự làm đầy. 

Tình trạng da lõm và sẹo rỗ có thể để lại do một số bệnh lý

Tình trạng da lõm và sẹo rỗ có thể để lại do một số bệnh lý

Cách có thể phòng tránh loại sẹo này chỉ có thể là chú ý tới chế độ chăm sóc và điều trị kịp thời để tránh sẹo quá sâu, tạo thành vệt rỗ vĩnh viễn không đáng có. Kiêng khem khi mắc thủy đậu rất quan trọng, đừng bỏ qua các lưu ý từ bác sĩ, vệ sinh không để vết thương vỡ mà để chúng tự lành. Ngoài ra, bạn có thể chủ động bôi các loại kem chống sẹo từ khi da bắt đầu lành lại. 

Rửa mặt chưa đúng cách tạo nên sẹo rỗ

Theo bác sĩ Da liễu thẩm mỹ Nguyễn Thanh Quý – Phòng khám quốc tế Mega Gangnam, khi bạn rửa mặt không đúng cách cũng làm cho làn da bị tổn thương để lại sẹo như kỳ cọ mạnh hoặc tác động chà xát.. Hãy rửa mặt nhẹ nhàng bằng tay hoặc máy rửa mặt sau đó thấm khô bằng khăn bông nhẹ. 

Xem thêmRửa mặt nhiều lần trong ngày có phải là tốt không?

Tiếp xúc phơi nắng tăng nguy cơ bị sẹo rỗ

Bạn có bất ngờ khi ánh nắng cũng được xem là nguyên nhân tác động tới việc hình thành sẹo rỗ trên khuôn mặt bạn không? Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều tiềm ẩn rất nhiều tới nguy cơ gây ra sẹo mụn hoặc các bệnh lý sắc tố. Trong bức xạ tia cực tím gây cho nốt mụn bị thâm và khó lành. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần sử dụng bôi thoa kem chống nắng đầy đủ trước khi ra ngoài và che chắn làn da tránh tình trạng da bị kích ứng khi tiếp xúc với tia UV quá lâu. 

Chế độ ăn uống tác động gián tiếp tạo thành sẹo rỗ

Các loại thức ăn nhanh, thực phẩm đã chế biến nhanh hoặc rượu tuy không trực tiếp ảnh hưởng tới việc gây ra sẹo rỗ trên mặt nhưng lại gián tiếp cản trở quá trình làm lành vết thương, thậm chí biến sẹo trở nên vĩnh viễn. Trong các trường hợp mụn có dấu hiệu kích ứng, hãy cố gắng thực hiện một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để sẹo không có cơ hội hình thành trên vùng da đó của bạn. 

Chế độ ăn uống đôi khi là nguyên nhân gián tiếp tạo thành sẹo rỗ

Chế độ ăn uống đôi khi là nguyên nhân gián tiếp tạo thành sẹo rỗ

Như vậy bạn đã biết tại sao da mặt bị rỗ phải không, các nguyên nhân trên đây không hiếm gặp và đó cũng là lý do vì sao rất nhiều người lo lắng về cách chữa trị khi tỉ lệ bị sẹo rỗ là không hề thấp.  

Xem thêm: Sẹo trắng có dễ điều trị hay không? 

Thời gian thích hợp nhất để điều trị rỗ mặt hiệu quả cao

Thông thường các vết sẹo rỗ thường xuất hiện trên mặt là cả một quá trình tái tạo phức tạp sau khi bề mặt da bị tổn thương. Trong đó có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục thương tổn trên da. Thời gian thích hợp để bạn phòng ngừa sẹo hình thành cũng như tránh để lại sẹo nặng rỗ mặt cùng tìm hiểu sau đây: 

Giai đoạn 1: Da bị sưng viêm

Sau khi làn da bị tổn thương do mụn, hoặc thủy đậu, các mô da nhanh chóng làm lành vết thương. Hiện tượng đầu tiên bạn gặp là đông máu nhằm loại bỏ các tế bào bị hư hại, vi trùng và các yếu tố bụi bẩn. Chúng cũng giúp tạo ra các tế bào mới nhằm mục đích chữa lành vết thương. Đây là bước đầu tiên mà làn da hình thành quá trình chữa lành hư tổn, tại vùng da sẽ bắt đầu tạo thành một lớp vảy hoặc lớp bảo vệ tại vị trí của vết thương. Nếu lớp vảy này bị loại bỏ quá sớm sẽ dẫn tới tổn thương nặng và hình thành vết sẹo lớn. 

Giai đoạn làn da bị sưng viêm

Giai đoạn làn da bị sưng viêm

Vì vậy để quá trình tế bào da lành thương diễn ra thuận lợi và ngăn ngừa dấu hiệu sẹo rỗ hình thành, các chuyên gia da liễu khuyến nghị không nên tác động bóc vảy ở giai đoạn này. Phải bảo vệ lớp vảy này bằng cách thoa kem kháng khuẩn, để chúng tự bong tróc tự nhiên khi các tế bào da mới phát triển bên dưới nó. Sau một thời gian, lớp vảy này sẽ biến mất và vùng da non hình thành. 

Giai đoạn 2: Tế bào liên kết da được định hình

Ở giai đoạn này, các tế bào da mới bắt đầu hình thành & tiếp tục từ 3 đến 14 ngày. Cùng với đó, cơ thể sẽ tạo ra collagen  – một loại protein quan trọng trong việc hình thành da và mô liên kết, cùng với các hoạt chất khác giúp da mau chóng hồi phục. Nếu trên bề mặt vết thương có vảy thì chúng sẽ khô và rụng đi, vết thương nên được giữ ẩm bằng các loại kem kháng sinh để thúc đẩy tế bào da mới phát triển nhanh hơn. 

Giai đoạn 3: Tăng trưởng

Nhiều tế bào hình thành ở giai đoạn 3, sau khoảng 3 tuần bị thương và da bắt đầu để lại sẹo, sợi collagen bắt đầu nằm gần nhau hơn. Quá trình này sẽ làm cho làn da dần phát triển. Sau khoảng 2 tháng, vết thương sẽ hoàn toàn bằng phẳng, hoặc cũng có thể vẫn chỉ hồi phục 80% và tiếp tục kéo dài trong nhiều tháng. 

Giai đoạn tăng trưởng tế bào, da đã liên kết thành sẹo mới

Giai đoạn tăng trưởng tế bào, da đã liên kết thành sẹo mới

Như vậy, bạn nên tác động vào thời điểm nào trong quá trình da hình thành sẹo? 

Vào giai đoạn 2 của quá trình lành vết thương, các tế bào sừng cũng như các sợi collagen vẫn còn quá ít, đây là thời điểm vàng để bạn tác động vào quá trình làm liền sẹo, khả năng phục hồi đạt được 80% nếu điều trị ở giai đoạn này. Còn nếu đợi mô sẹo hình thành xong, cấu trúc và chức năng của da đã thay đổi rất nhiều, vết sẹo bị chai cứng sẽ làm cho việc xử lý khó khăn hơn. Lúc này, điều trị sẹo cần trải qua nhiều bước trung gian như cải thiện sắc tố da, làm mềm sẹo.. 

Ngay khi vết thương vừa khô hoặc đóng vảy hay bắt đầu lên da non, áp dụng ngay phương pháp trị sẹo rỗ để da được tái tạo tốt nhất. 

Xem thêm: Điều trị sẹo đáy nhọn dứt điểm bằng cách nào tốt nhất?

Có những cách điều trị sẹo rỗ nào hiện nay? 

Sẹo rỗ khi càng chữa trị sớm thì hiệu quả càng cao. Nếu bạn đã hiểu kỹ càng về tại sao da mặt bị rỗ cũng như quá trình chữa sẹo thì có thể tham khảo thêm phương pháp điều trị đang được nhiều người áp dụng hiện nay. Hiện nay có các cách trị sẹo rỗ dựa vào tình trạng sẹo, điều kiện kinh tế, môi trường công việc khác nhau.. như: lăn kim, peel da, mài da, phẫu thuật cắt đáy sẹo.. 

Nói các phương pháp chữa sẹo rỗ tự nhiên được đánh giá là an toàn và chi phí rẻ nhưng chúng không hề có cải thiện nhiều trong việc điều trị sẹo mà chỉ góp phần làm sáng da. Các phương pháp như lăn kim, thoa kem trị sẹo cũng có đem lại hiệu quả nhưng chưa hẳn rõ rệt và đôi khi gây đau đớn, tổn thương thêm cho da. Nếu không chọn được địa chỉ uy tín còn gây ra nhiễm trùng, viêm nhiễm sưng nề cho da. 

Phương pháp điều trị bằng Laser có thể coi là tạm ổn và được áp dụng nhiều nhất, hiệu quả mang lại cũng rõ rệt. Bằng cách sử dụng các bước sóng ánh sáng, laser tác động  để kích thích tế bào da phát  triển nhanh chóng, kéo dài quá trình tái tạo collagen để làm đầy vết thương do sẹo, đồng thời làm cho bề mặt da thêm căng mịn, sáng đều màu hơn. 

Điều trị sẹo rỗ bằng laser hiện đại

Điều trị sẹo rỗ bằng laser hiện đại

Bạn có thể tham khảo các công nghệ điều trị liên quan tới laser tại Phòng khám quốc tế Mega Gangnam – đơn vị dẫn đầu thị trường về các công nghệ, dịch vụ trẻ hóa, xử lý các vấn đề làn da một cách an toàn, hiệu quả, không gây biến chứng. 

Giải đáp tai sao da mặt bị rỗ và cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả trên đây đã giúp bạn cập nhật những thông tin hữu ích. Liên hệ tư vấn và đánh giá trực tiếp mức độ sẹo rỗ trên gương mặt trước khi có phác đồ điều trị qua Hotline 093 770 6666

Chia sẻ ngay:
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds