Tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm nên hay không?
Da nhạy cảm cũng cần được tẩy tế bào chết đều đặn hàng tuần để nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất và giảm thiểu mụn, các tác động từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, cần lựa chọn sản phẩm và áp dụng phương pháp khoa học để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho làn da!
Có thể bạn chưa biết! Làn da của chúng ta trải qua một quá trình đào thải và thay da liên tục sau khoảng 28 ngày. Điều này không được thể hiện một cách rõ ràng bởi tiết diện của tế bào da vô cùng nhỏ. Tuy nhiên, sự tồn đọng của tế bào chết sẽ trở thành chướng ngại lớn cho hoạt động trao đổi chất và dẫn đến sự xuất hiện của mụn viêm, nám sạm… Loại bỏ tế bào chết bằng các sản phẩm chuyên dụng có ý nghĩa quan trọng đối với làn da. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng da nhạy cảm không nên tẩy tế bào chết do đặc tính dễ tổn thương và kích ứng. Vậy có nên tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm hay không? Cùng tìm hiểu ngay!
Da nhạy cảm có nên tẩy tế bào chết hay không?
Nhận dạng làn da nhạy cảm như thế nào?
Da nhạy cảm luôn luôn được đánh giá là nhóm da vô cùng khó chiều, khó chăm sóc. Trên thực tế thì điều này hoàn toàn chính xác và đã được khẳng định bởi các chuyên gia. Sở hữu nhóm da nhạy cảm đồng nghĩa với việc bạn phải hết sức cẩn thận trong việc chăm sóc và sử dụng các loại mỹ phẩm. Bởi những hiện tượng mẩn đỏ, nổi mụn hay bong tróc hoàn toàn có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào. Để nhận biết mình có thuộc nhóm da nhạy cảm hay không, hãy cùng quan sát và xác nhận dựa trên những đặc điểm như sau:
Da mặt thiếu tính ổn định: Không thể xếp nhóm da nhạy cảm vào nhóm da khô hay da dầu do trạng thái thiếu ổn định. Tùy vào từng thời điểm trong ngày hoặc do ảnh hưởng của môi trường mà làn da có khả năng bị khô hoặc tiết dầu quá nhiều. Hơn thế nữa, việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da mặt càng khiến da xuống cấp nhanh hơn.
Da dễ nổi mẩn và dị ứng: Đây cũng là một hiện tượng phổ biến ở những bạn sở hữu nhóm da nhạy cảm. Phản ứng nổi mẩn, dị ứng thường xảy ra khi da mặt tiếp xúc quá lâu với các yếu tố gây hại bên ngoài. Đồng thời, đây cũng là một phản ứng tự vệ của cơ thể trước các tác động mạnh. Nếu duy trì trạng thái này lâu ngày, da mặt sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khoảng cách giữa những đợt tổn thương bị rút ngắn dần.
Cảm giác đau châm chích: Hiện tượng châm chích, đau rát trên bề mặt da thường xuyên xảy ra ở những bạn sở hữu làn da nhạy cảm, kích ứng. Biểu hiện này là một cơ sở để xác nhận da thuộc nhóm nhạy cảm hay không. Bởi tổn thương sâu ở cấp tế bào, bên dưới tầng thượng bì mới có khả năng khiến da bị đau rát dữ dội trong một khoảng thời gian dài.
Da thường xuyên bị mụn: Da mặt nhạy cảm thường rất mỏng yếu, có nhiều trường hợp còn lộ rõ các mao mạch ở phía bên dưới. Cùng với các chất xúc tác tiêu cực, ảnh hưởng từ môi trường, da nhạy cảm đi kèm với các nốt mụn, sưng viêm. Nếu thường xuyên phản ứng với các hiện tượng bên ngoài thì đây chính là một trong những dấu hiệu cho thấy làn da nhạy cảm.
Bên cạnh những dấu hiệu điển hình trên, còn một số biểu hiện khác thường xuyên xảy ra ở những người có làn da nhạy cảm như: thường xuyên dị ứng, mắc phải các bệnh ngoài da, mặt khô căng, bong tróc trong nhiều điều kiện thời tiết…
Tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm nên hay không?
Da nhạy cảm hay bất kỳ nhóm da nào khác cần phải được tẩy tế bào chết một cách đều đặn, thường xuyên sau một khoảng thời gian cụ thể. Điều này mang đến hiệu quả giúp làm sạch sâu bề mặt, loại bỏ vi khuẩn và nâng cao khả năng hấp thụ dưỡng chất từ các sản phẩm chăm sóc da. Bên cạnh đó, không thể không kể đến một số lợi ích quan trọng mà việc tẩy tế bào chết mang đến cho làn da của chúng ta như:
Đặc tính làn da nhạy cảm khiến nhiều người lo sợ việc tẩy tế bào chết
- Tẩy tế bào chết thường xuyên giúp nâng cao hiệu quả thẩm mỹ. Như thông tin đã được đề cập ở trên, làn da của chúng ta có khả năng tự phục hồi và thay thế những tế bào đứt gãy, tế bào chết. Điều này cũng tương tự đối với da mặt, thậm chí quá trình diễn ra còn nhanh hơn do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố. Những tế bào chết không tự bong ra mà giữ lại trên cơ thể khiến da mặt xỉn màu, bong tróc, khô ráp hơn. Việc tẩy tế bào chết là một cách để giúp làn da khỏe mạnh, sáng mịn và hồng hào hơn.
- Tẩy tế bào chết giúp nâng cao sức đề kháng của làn da: Các tế bào chết tồn tại trên bề mặt nếu không được làm sạch đúng cách có thể ngăn cản sự tiếp xúc và tương tác của các sản phẩm chăm sóc và điều trị cho da. Đồng thời, điều này cũng làm hạn chế tác động và hiệu quả của những sản phẩm chăm sóc chuyên sâu. Nói cách khác, việc loại bỏ tế bào chết cho da nhạy cảm chính là cách mở đường, hỗ trợ cho các hoạt chất quan trong xâm nhập vào bên trong lớp trung bì, hạ bì.
- Làn da nhạy cảm thường đi kèm với các biểu hiện trên da mặt như mụn trứng cá, các bệnh ngoài da. Sử dụng tẩy tế bào chết giúp loại bỏ lớp dầu thừa, vi khuẩn và các tạp chất bên dưới lỗ chân lông. Nhờ đó mà hạn chế một cách đáng kể những khả năng gây mụn, bệnh về da. Bên cạnh đó, tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm cũng hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động tăng sinh tế bào, sản sinh collagen và các elastin làm mờ thâm sẹo trên da.
Việc tẩy tế bào chết có ý nghĩa quan trọng với làn da nhạy cảm. Sử dụng đúng các sản phẩm làm sạch tế bào chết mang đến công dụng làm dịu da, phục hồi lớp màng bảo vệ tự nhiên. Nhờ vậy mà tính chất làn da trở nên ổn định, dễ thích nghi với những thay đổi từ môi trường xung quanh, hạn chế tối đa tình trạng kích ứng, tổn thương.
Những nguyên tắc quan trọng để tẩy tế bào chết hiệu quả
Chúng ta đều biết về những biểu hiện và tình trạng thực tế của làn da nhạy cảm. Vậy nên việc lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da nói chung, tẩy tế bào chết nói riêng gặp khá nhiều khó khăn. Điều này cũng dễ hiểu, bởi dù sao thì những hoạt chất làm sạch cũng không được đánh giá là an toàn tuyệt đối với da nhạy cảm. Để phòng tránh những kích ứng có thể xảy ra, dưới đây là những nguyên tắc cơ bản nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một sản phẩm tẩy tế bào chết chuyên dụng.
Những nguyên tắc cần lưu ý khi tẩy tế bào chết cho làn da nhạy cảm
Lựa chọn tẩy tế bào chết hóa học cho da nhạy cảm
Hiện nay, trên thị trường có hai dòng tẩy tế bào chết phổ biến nhất là tẩy tế bào chết dạng vật lý và hóa học. Dòng sản phẩm vật lý hoạt động dựa trên cơ chế của các vi hạt, quá trình di chuyển của những vật chất này giúp làm sạch bề mặt, đẩy lùi các tế bào dư thừa. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của dòng sản phẩm vật lý chính là thành phần và kết cấu không phù hợp. Nếu sử dụng trên da nhạy cảm rất dễ xảy ra hiện tượng chà xát gây bong tróc, đau rát. Thậm chí là chảy máu nếu làn da quá mỏng và yếu.
Tẩy tế bào chết hóa học là sản phẩm được khuyến khích cho những bạn sở hữu da mặt nhạy cảm. Kết cấu dạng lỏng, không chứa hạt, các hoạt chất an toàn không gây kích ứng, giúp loại bỏ tế bào dư thừa nhanh chóng mà không gây tổn thương da. Một số sản phẩm dành riêng cho da nhạy cảm có chứa thành phần dưỡng ẩm, làm dịu và chống kích ứng nên rất an toàn.
Lựa chọn hoạt chất hóa học phù hợp
Như đã đề cập ở trên, nên lựa chọn tẩy tế bào chết dạng hóa học dành cho da mặt nhạy cảm. Nhưng có rất nhiều hoạt chất với các nồng độ khác nhau thì nên chọn loại nào tốt cho da? Nhìn chung, hoạt chất càng nhẹ thì khả năng thâm nhập vào bên trong và loại bỏ tế bào chết càng thấp. Trong khi đó với nồng độ cao và độ pH thấp thì tác dụng tẩy tế bào chết càng trở nên mạnh mẽ. Căn cứ vào mức độ nhạy cảm của da mặt để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Những thành phần được gợi ý cho bạn như:
- Acid alpha hydroxy hay AHA: Đây là một nhóm các acid có thể hòa tan trong nước, được dẫn xuất từ vitamin, tồn tại trong nhiều loại trái cây. Hoạt động của AHA có khả năng làm bong tróc bề mặt, loại bỏ tế bào chết từ đó nhường chỗ cho những các tế bào mới được hình thành. Hơn thế nữa, hoạt chất này còn tác động sâu và làm giảm các biểu hiện lão hóa trên da mặt bao gồm nếp nhăn và các đám sắc tố giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn. Một số loại AHA được ứng dụng trong sản phẩm tẩy tế bào chết mà những bạn sở hữu da nhạy cảm có thể sử dụng như: acid lactic, acid glycolic, acid citric,…
- Acid beta hydroxy hoặc BHA: Là các hoạt chất có khả năng tan trong dầu, được sử dụng cho những bạn sở hữu da dầu nhạy cảm. Bởi hoạt động của acid tương đối mạnh, dễ dàng len lỏi, đi sâu vào trong tuyến nang lông để làm khô dầu nhờn, đẩy tế bào chế ra bên ngoài, hạn chế tình trạng tích tụ bã nhờn. Cũng bởi cơ chế này nên BHA phù hợp hơn cả với những bạn sở hữu làn da mụn, thường xuyên đổ dầu và đang phải chịu tác động của ánh nắng mặt trời. Sản phẩm này thực tế chỉ phù hợp với da nhạy cảm mức độ nhẹ do hoạt lực khá mạnh. Acid salicylic là hoạt chất BHA thông dụng nhất.
- Acid polyhydroxy hay PHA: Có cơ chế hoạt động như AHA, tuy nhiên kích thước các phân tử PHA thường khá lớn nên không thể thâm nhập sâu vào bên trong bề mặt. Điều này giúp làm dịu da và giảm nhẹ những kích ứng khi so sánh với các loại tẩy tế bào chết dạng hóa học khác. Bên cạnh đó, các hoạt chất PHA hiện nay như gluconolactone và acid lactobionic còn có thêm công dụng là dưỡng ẩm và chống lại hiện tượng oxy hóa. PHA phù hợp với những bạn sở hữu làn da nhạy cảm cấp độ nặng, đặc biệt là những bệnh lý ngoài da chẳng hạn như chàm da và bệnh rosacea.
Số lần sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết
Da nhạy cảm dễ bị tác động bởi môi trường, mức độ tổn thương khá nặng và khó phục hồi nên người ta thường thắc mắc nên sử dụng sản phẩm này khoảng bao nhiêu lần trong tuần. Chúng ta đều thống nhất với ý kiến rằng da nhạy cảm rất mỏng, dễ dị ứng và việc tẩy tế bào chết quá nhiều lần thực sự không tốt. Số lượng lần sử dụng các sản phẩm làm sạch tế bào phù hợp nhất là khoảng 1-2 lần/tuần. Đây là thời gian vừa đủ để loại bỏ những vi khuẩn, tạp chất gây hại cho da, nhường chỗ cho tế bào mới sản sinh mà lại không gây kích ứng, khó chịu. Nên sử dụng tẩy tế bào chết dạng hóa học cho da vào buổi tối trước khi đi ngủ để có được tác dụng lớn nhất.
Sử dụng đầy đủ các sản phẩm chăm sóc da
Làn da nhạy cảm thường thiếu dưỡng chất, việc tẩy tế bào chết có khả năng làm mất đi lớp màng bảo vệ tự nhiên bên ngoài. Do đó, sau bước loại bỏ tế bào cần nhanh chóng cân bằng độ pH và bổ sung dưỡng chất cho da mặt. Với làn da nhạy cảm, điều này cần được chú trọng nhiều hơn nữa. Các sản phẩm khuyến khích sử dụng cho da nhạy cảm bao gồm nước cân bằng (Toner), tinh chất dưỡng chuyên sâu cho toàn mặt và từng khu vực cơ thể. Sử dụng thêm kem dưỡng để khóa ẩm và bảo vệ da tốt hơn.
Những sản phẩm tẩy tế bào chết khuyến khích sử dụng cho da nhạy cảm.
Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm tẩy tế bào chết cho làn da nhạy cảm thì một số dòng sản phẩm dưới đây được khuyến khích sử dụng bởi các chuyên gia và người tiêu dùng. Kiểm tra thành phần và lựa chọn tùy theo đặc tính cụ thể của làn da:
Các sản phẩm tẩy tế bào chết được khuyến khích cho da nhạy cảm
- Sản phẩm tẩy tế bào chết cho da mặt nhạy cảm Vichy Normaderm: Các thành phần chủ yếu như LHA, Acid Glycolic, Acid Salicylic… giúp loại bỏ dầu thừa, tẩy tế bào chết, cấp ẩm và điều trị mụn cực tốt. Sản phẩm chứa kết cấu dạng gel mềm mịn dễ dàng thâm nhập và len lỏi vào sâu bên trong.
- Dung dịch tẩy tế bào chết La Roche-Posay với bảng thành phần tự nhiên, lành tính và an toàn đối với làn da. Polyetylen và Titan có tác dụng làm dịu cho da khi bị kích ứng bởi môi trường, glycerin mang đến khả năng làm sạch tối ưu. Cùng với đó là các Aluminium Oxide Crystals tồn tại ở dạng tinh thể siêu nhỏ hoạt hóa, đẩy tế bào chết ra bên ngoài và làm se khít lỗ chân lông tốt hơn.
- Tẩy tế bào chết Paula’s Choice là dòng sản phẩm làm sạch da cao cấp dành cho da nhạy cảm mức độ nhẹ. Thành phần chính là các BHA khoảng 1% giúp loại bỏ tế bào chết nhanh chóng, chống sưng viêm và giảm thâm mụn. Đối với những bạn mà da mặt nhạy cảm với acid thì nên chọn sản phẩm có nồng độ thấp hơn khoảng 0.25-0.5%.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm trả lời cho câu hỏi có nên tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm hay không. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc về thông tin sản phẩm và các dịch vụ chăm sóc chuyên sâu vui lòng liên hệ Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện
- Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt cực chuẩn!
- Miếng dán lột mụn đầu đen có thực sự trị mụn hiệu quả?
- Cách trị mụn bọc bằng kem đánh răng có thật sự tốt không?
- Cách trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to hiệu quả tận gốc
- Giải đáp: Đắp mặt nạ bơ có bị ăn nắng không?
- Mọc mụn bọc ở má là do đâu? Trị bằng cách nào nhanh khỏi?
- Mụn bọc ở mũi có khó trị không? Bác sĩ khuyến nghị như thế nào?
- Khám phá 5+ loại mặt nạ lựu đỏ cho da bừng sáng, láng mịn