Thành phần & tác dụng của cây rau má đối với sức khỏe
Cây rau má trong y học cổ truyền còn được gọi với nhiều cái tên như tích tuyết thảo, lôi công thảo hay liên tiền thảo, thuộc họ hoa tán. Được phân bố rộng rãi ở nhiều châu lục
Trong ký ức của thế hệ 9x trở về trước, chắc hẳn không ai trong chúng ta cảm thấy xa lạ với những loài cây thân thảo nhỏ nhắn mọc hoang ở những vùng đất ẩm gần cánh đồng hay ao nước. Đó có thể là những cây rau má, cây diếp cá, cây xấu hổ… mà chúng ta thường sử dụng để chơi đồ hàng. Ít ai biết rằng, những loài cây ấy mang đến rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, đặc biệt là cây rau má. Tuy nhỏ mà có võ, cây rau má là một thảo dược với nhiều thành phần quý hiếm được sử dụng trong y học cổ truyền từ thời xa xưa. Nếu chưa biết điều này thì hãy cùng chúng tôi khám phá rau má có tác dụng gì ngay dưới đây!
Cây rau má mang đến những công dụng gì đối với sức khỏe?
Cây rau má là loại cây gì trong Đông y?
Cây rau má trong y học cổ truyền còn được gọi với nhiều cái tên như tích tuyết thảo, lôi công thảo hay liên tiền thảo, thuộc họ hoa tán. Được phân bố rộng rãi ở nhiều châu lục trên thế giới với quy mô trải rộng từ Châu Á sang Châu Phi do khả năng thích ứng với điều kiện thời tiết nhiệt đới. Loài cây này không thực sự phổ biến ở các nước Châu Âu hay những khu vực có thời tiết cực lạnh.
Những ghi chép về cây rau má trong y học phương Đông?
Đặc điểm nhận dạng cây rau má khá đơn giản, cây có màu xanh lục,thân nhỏ, mọc bò và lan rộng. Kết cấu lá nhẵn, mặt dưới có dạng lưới như hình chân vịt. Phần cuống lá có độ dài rơi vào khoảng 5-20cm, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và khu vực sinh sống. Phần rễ có các mấu nối tạo sự liên kết với nhau, đồng thời có công dụng hỗ trợ cho quá trình sinh trưởng. Hoa rau má thường có màu trắng hoặc phớt đỏ với tiết diện khoảng 3mm. Khi thu hoạch cây rau má để làm thuốc, người ta có thể sử dụng cả rễ, hoa và lá.
Theo các ghi chép trong Trung Y, rau má mang các đặc trưng của một loài cây có tính hàn, tân và khổ (lạnh, cay và đắng). Dược tính của cây được ứng dụng trong việc điều trị những khu vực có tính nhiệt (nóng) quá mạnh trong cơ thể, hoặc do ảnh hưởng của các tác động bên ngoài môi trường. Trong đời sống hàng ngày, cây rau má có thể được dùng như một loại thực phẩm ăn kèm hoặc đồ uống nhằm bổ sung chất xơ, làm mát cơ thể, tiêu viêm giải độc.
Có thể bạn chưa biết, rau má được xem như một loài cây có khả năng điều trị bách bệnh, được ghi nhận trên nhiều công cụ thô sơ cách đây hàng nghìn năm ở những quốc gia có nền văn minh phát triển nhất thời bấy giờ như Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka…
Thành phần dưỡng chất có trong cây rau má
Nếu như trước đây, người ta chỉ sử dụng cây rau má để điều trị bệnh nhờ những kinh nghiệm được ghi chép lại. Bắt đầu từ thời kỳ trung đại, rất nhiều nghiên cứu y học cổ truyền đã được thực hiện trên nhiều loại cây rau má. Những năm đầu thế kỷ XX, bằng các thực nghiệm khoa học, người ta đã khám phá ra những thành phần dưỡng chất của cây rau má từ đó củng cố thêm những thông tin về công dụng của loài cây đặc biệt này đối với sức khỏe.
Tìm hiểu bảng thành phần thực tế của cây rau má
Saponin: Còn được biết đến với tên gọi triterpenoids, bao gồm các asiaticoside. Trong đó, một gốc trisaccharide tạo liên kết mạnh mẽ với axit asiatic aglycone, axit madasiatic, madecassoside.
Axit béo: Trong cây rau má có chứa một số hợp chất kém bền, dễ bay hơi và dầu béo bao gồm: glyxerit của axit palmitic, stearic, lignoceric, oleic
Ancaloit: Chứa một số nhóm alkaloid, hydrocotylin (C22H33NO8) được phân lập và tìm thấy từ cây khô.
Glycoside: Là những hợp chất khả năng kháng khuẩn được chia thành 2 nhóm là Asiaticoside A, asiaticoside B
Flavonoid: Là các hợp chất trung gian có khả năng hỗ trợ sự hấp thụ Vitamin c và chống oxy hóa với các nhóm Flavonoid, 3-glucosylquercetin, 3-glucosylkaempferol và 7-glucosylkaempferol đã được phân lập từ lá.
Thành phần khác
Kết quả ghi nhận từ các báo cáo cho thấy trong cây rau má có chứa campesterol, sitosterol, carotenoids, Vitamin thuộc nhóm B1 và C1, axit pectic axit vô cơ, tanin. Bên cạnh đó, trong thành phần của rau má cũng tồn tại một số axit amin thiết yếu: Beta-chariophylen, phytosterol, cùng một thành phần tạo vị đắng là Vallerine.
Cung cấp bảng thành phần giúp chúng ta xác định hiệu ứng dược lý của cây rau má tự nhiên. Đồng thời, dựa vào đó xác định xem bạn có bị dị ứng với bất kỳ thành phần của cây hay không. Ở trạng thái tự nhiên hoặc khi được điều chế thành các dạng khác, cây rau má vẫn đảm bảo được sự an toàn và cứ mức độ lành tính cao. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta chủ quan không tìm hiểu thông tin cụ thể về các hoạt chất của loài cây này.
Những tác dụng của rau má đối với sức khỏe
Từ thời xa xưa, cây rau má đã được xem như là một loại thảo dược với khả năng điều trị bách bệnh. Có một điều chắc chắn không thể phủ nhận đó chính là những lợi ích của cây rau má trong việc cải thiện hoạt động và chữa lành nhiều hệ cơ quan trong cơ thể. Điều này đã được ghi nhận trong các báo cáo khoa học cụ thể. Nếu chưa nắm rõ nguyên tắc dược lý và lợi ích của cây rau má thì ngay dưới đây chúng tôi sẽ gửi thông tin này tới bạn!
Những tác dụng đối với sức khỏe của cây rau má
Kháng khuẩn
Hoạt chất asiaticoside được khoa học chứng minh là có hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh phong. Hoạt động với cơ chế đặc biệt khiến các tế bào trực khuẩn phong trở nên mong manh và dễ bị phá vỡ hơn. Hơn thế nữa, nước rau má còn có công dụng tạo kháng thể trước những loại siêu vi gây hại như khuẩn mủ xanh hay tụ cầu mủ vàng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy tinh chất chiết xuất từ cây rau má cho phép ức chế nhiều nhóm khuẩn hình thành nấm, gây mụn viêm… Như vậy, có thể thấy dịch tiết rau má sở hữu khả năng kháng khuẩn vượt trội hơn rất nhiều so với những hoạt chất nhân tạo khác. Đây cũng chính là lý do mà nguyên liệu này ngày càng trở nên phổ biến trong y học hiện đại với khả năng ứng dụng trong các loại thuốc có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn điều trị nhiều bệnh lý về gan, thận, da và hệ tiêu hóa.
Tái tổ chức tế bào
Các loại thuốc với thành phần được chiết tách từ cây rau má có tác dụng kích thích sự tái tổ chức các tế bào da. Từ đó, cân đối và điều chỉnh quá trình lên da non, hình thành sẹo. Điều này đã được kiểm chứng trên các vết bỏng thực nghiệm lâm sàng. Tại những vị trí được sử dụng thuốc, người ta nhận thấy sự hình thành và phát triển các tổ chức hạt, khả năng lên da non và lành vết thương nhanh hơn khoảng 60% so với khu vực da không được điều trị. Đối với những vết thương quy mô rộng, xuất hiện tình trạng lở loét , viêm mô tế bào nghiêm trọng, tinh chất rau má cũng có tác dụng kích thích sự tổng hợp collagen loại I hoặc các Fibronectin góp phần làm lành các vết thương nhanh hơn. Công dụng này của rau má cũng được ứng dụng trong việc chữa lành các tế bào biểu mô ở trên trong và ngoài cơ thể.
Bảo vệ hệ thần kinh
Dịch tiết được chiết xuất từ cây rau má có khả năng ức chế hoạt động tự vệ của hệ thần kinh trung ương. Cụ thể hơn, một số hoạt chất được sử dụng nhằm điều trị các chứng bệnh như sốt quá cao, hiện tượng co thắt tế bào thần kinh trung ương, an thần và hạ áp. Nhờ công dụng gây buồn ngủ, giảm đau gián tiếp thông qua các chủ thể có khả năng đáp ứng với một số loại thuốc kích thích. Loài cây này có chứa các hoạt chất chống stress, hỗ trợ cải thiện các vấn đề về trầm cảm, căng thẳng thần kinh. Bên cạnh đó, rau má còn được ứng dụng vào trong những loại thuốc điều trị tình trạng suy tĩnh mạch hoặc giãn tĩnh mạch. Ở trạng thái tự nhiên, chúng ta có thể dùng rau má như một loại thực phẩm hoặc xay nhuyễn làm đồ uống nhằm cải thiện tích cực sức khỏe thể chất và tinh thần.
Làm đẹp da
Với những thành phần và công dụng đã được đề cập ở trên, rau má mang đến nhiều dưỡng chất có khả năng ứng dụng trong việc chữa lành nhiều vấn đề của làn da. Rau má với hiệu quả chống viêm, kháng khuẩn cực tốt giúp cải thiện tình trạng da tiết nhiều dầu hoặc những khu vực xuất hiện vi khuẩn gây hại dẫn đến các nốt sưng viêm to hơn. Hiệu quả làm lành sẹo, kích thích quá trình lên da non được ứng dụng trong nhiều loại mỹ phẩm trị sẹo nổi bật. Ngoài ra, với hàm lượng vitamin C và các hợp chất chống oxy hóa được ghi nhận, rau má giúp làm dịu làn da bị cháy nắng, cải thiện hiện tượng nám sáng, mang đến làn da mềm mịn, trắng sáng, thu hẹp lỗ chân lông đáng kể.
Tổng hợp những bài thuốc trị bệnh từ cây rau má
Cây rau má rất dễ tìm kiếm trong tự nhiên, nếu bạn đang gặp phải một trong số các vấn đề liên quan đến gan, thận, hệ bài tiết hay tình trạng da mụn, sẹo. Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh theo phương pháp dân gian từ cây rau má cực hay!
Tổng hợp các bài thuốc dân gian trị bệnh từ cây rau má
Rau má chữa đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy: – Chuẩn bị một lượng rau má vừa đủ từ 50 đến 100g, lấy từ lá đến rễ, rửa sạch thêm một ít muối (hoặc nước vo gạo), giã nhỏ, dùng nước cốt để uống.
Điều trị đau bụng kinh nguyệt: Lấy rau má thời điểm vừa ra hoa, phơi thật khô rồi cắt nhỏ. Đun cùng nước để uống vào mỗi buổi sáng, triệu chứng mỏi lưng, đau bụng thường biến mất sau khoảng vài ngày.
Chữa bệnh tiểu ra máu: Lấy một nắm rau má và một nắm cây ích mẫu, ngâm muối và rửa sạch, giã nát, sau đó vắt lấy nước uống.
Chữa táo bón: Giã nát rau má tươi, đắp lên vùng rốn trong trường hợp bị táo bón nặng. Nên áp dụng nhiều ngày để cải thiện sớm vấn đề này.
Chữa áp xe giai đoạn đầu: Sử dụng vỏ cau và rau má, đun sôi và giảm nhỏ lửa trong 10-15 phút. Bạn có thể pha thêm một chút rượu cái để uống nhằm nâng cao hiệu quả.
Trẻ biếng ăn, còi cọc, đi ngoài: Rễ rau má là phương thuốc bí truyền cực kỳ hữu hiệu khi trẻ nhỏ gặp phải những vấn đề trên, lấy phần rễ rửa thật sạch, để ráo nước, tán nhỏ cho vào cháo hoặc nấu chung với bột gạo cho ăn trong ngày.
Bài thuốc trị rôm sảy, mẩn ngứa, mát gan và lợi tiểu: Rửa sạch 30 – 100g rau má tươi hoặc một nắm tương đương, giã nát rồi vắt lấy nước uống hàng ngày, bạn cũng có thể xay nhuyễn bằng máy bảo thêm một chút đường vào uống.
Chữa mụn nhọt: Đối với tình trạng mụn nhọt phát triển lớn trên các khu vực da, tiến hành lấy cây rau má tươi, rửa sạch với nước muối loãng, giã và đắp lên khu vực bị bệnh.
Điều trị chấn thương phần mềm: Giã một nắm vừa đủ rau má tươi, chỉ giữ lại phần nước, hòa với một chút rượu trắng để uống.
Chữa viêm họng và viêm amidan: Rửa sạch rau má tươi, giã nhuyễn lấy nước cốt, hòa cùng với một chút nước ấm và uống khi bị đau họng.
Chữa xuất huyết: Lấy 30 – 100g rau má đã chuẩn bị sẵn, sắc lấy nước hoặc giã nát giữ lại nước cốt để uống. .
Chữa giải ngộ độc: Rửa thật sạch rau má tươi, giã thật nhuyễn để vắt lấy nước uống, có thể pha thêm một chút đường phèn nếu cảm thấy quá khó uống.
Điều trị bệnh cảm: Đối với tình trạng nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn do cảm thông thường, lấy 1 nắm rau má tươi rửa sạch, lấy nước rồi pha loãng với nước sôi để nguội, có thể thêm vài hạt muối để uống. Phần bã còn thừa có thể tái sử dụng bằng cách đắp lên vùng trán hoặc thái dương.
Đánh giá khả năng tương tác của cây rau má?
Mức độ tương tác của cây rau má với sức khỏe con người
Rau má được đánh giá là lành tính với cơ thể nhưng một số người khi sử dụng có thể gặp phải các triệu chứng kích ứng rõ rệt bao gồm tình trạng nổi mẩn và phát ban. Hay một số khác lại xuất hiện những biểu hiện liên quan đến tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy. Lời khuyên của chuyên da đó là dù gặp phải bất kỳ vấn đề gì khi sử dụng rau má thì chúng ta cũng nên tạm ngưng ngay lập tức, đồng thời đến các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân và tìm hướng khắc phục.
Để nâng cao hiệu quả của rau má đối với sức khỏe thể chất và cả tinh thần chỉ nên sử dụng một lượng rau má với khối lượng tương đương khoảng 30-40g rau má tối đa mỗi ngày. Và không được phép sử dụng liên tục trong nhiều ngày liên tiếp. Tốt hơn hết là chúng ta nên sử dụng giãn cách, dùng nửa tháng và nghỉ nửa tháng sau đó vòng lại
Trước khi sử dụng rau má, bạn nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng và da liễu. Tiếp nhận tư vấn là điều kiện bắt buộc đối với những trường hợp dưới đây trước khi dùng rau má:
- Những người đang có kế hoạch mang thai. Phụ nữ đang trong thời kỳ có thai, sau sinh hoặc cho con bú.
- Người bệnh có tiền sử liên quan đến đường huyết, tiểu đường hoặc được xác định quá thừa chất.
- Những người đang sử dụng các nhóm thuốc ức chế thần kinh chuyên biệt không nên sử dụng đồng thời cả rau má và thuốc.
Những yếu tố tác động đến sự tương tác hóa học với rau má:
- Rau má hoàn toàn có khả năng tương tác với bất kỳ loại thuốc nào bạn đang sử dụng, mặc dù chưa có nhiều thống kê về điều này nhưng đã được xác nhận bởi các bác sĩ. Bên cạnh đó, sự tương tác ngẫu nhiên này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe hiện tại của bạn. Trong thời gian điều trị và sử dụng thuốc có kê đơn của bác sĩ, nên tham khảo ý kiến về việc có nên dùng rau má trong quá trình điều trị bệnh hay không.
- Sử dụng rau má quá nhiều trong ngày và liên tục trong một khoảng thời gian dài tạo cảm giác buồn ngủ cực độ. Có thể sử dụng rau má như một loại thuốc an thần tự nhiên để tạo cảm giác buồn ngủ tốt hơn.
- Sử dụng quá nhiều thuốc hoặc hóa chất chuyên dụng để điều trị một số bệnh lý có thể dẫn đến sự suy giảm hoạt động của gan, các bệnh lý về gan. Kết hợp cùng rau má trong thời điểm này có thể xem là một loại “thuốc độc” phá hủy nội tạng của chúng ta nhanh chóng hơn.
Bên cạnh việc mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, vẫn còn nghi vấn xoay quanh việc ăn rau má nhiều có tốt cho sức khỏe hay không? Việc sử dụng rau má quá nhiều hàng ngày gây nên những áp lực đối với cơ thể, không những không mang lại lợi ích sức khỏe mà còn làm trầm trọng thêm nhiều vấn đề vốn đang tồn tại trong cơ thể của chúng ta.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giúp bạn đọc tìm hiểu rau má có những tác dụng gì đối với sức khỏe. Trong trường hợp bạn cần tiếp nhận tư vấn khi sử dụng quá nhiều rau má gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và cả làn da. Vui lòng liên hệ Mega Gangnam để nhận sự tư vấn từ các bác sĩ trong ngành nhanh chóng nhất!