Có nên tự dùng thuốc trị viêm da mặt tại nhà hay không?
Viêm da mặt là tên gọi chung cho các bệnh lý liên quan đến dị ứng như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã, viêm nang lông. Mỗi loại bệnh lý có những biểu hiện riêng và cần sử dụng loại thuốc khác nhau. Cần thăm khám với bác sĩ da liễu để có chỉ định cụ thể và tuyệt đối không tự mua thuốc dùng tại nhà nếu không được kê đơn!
Viêm da mặt là tên gọi chung cho rất nhiều bệnh lý liên quan đến tình trạng viêm nhiễm ở bề mặt da. Nhóm bệnh lý này tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng cực kỳ ảnh hưởng đến ngoại hình và cần được điều trị sớm. Vậy điều trị nhóm bệnh này bằng cách nào? Tự dùng thuốc trị viêm da mặt tại nhà có được hay không? Tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết này!
Viêm da mặt có biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân là gì?
Viêm da mặt là tên gọi chung cho các bệnh lý khác nhau như: viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, viêm da tiết bã, viêm nang lông… Mỗi loại bệnh có dấu hiệu đặc trưng riêng. Cụ thể như sau:
1. Viêm da mặt tiếp xúc
Nguyên nhân: Do da tiếp xúc trực tiếp với các thành phần gây có khả năng gây kích ứng hoặc dị ứng da mặt như: hóa chất tẩy rửa, cao su, xi măng, sơn, mỹ phẩm, kim loại, bụi bẩn, phấn hoa, nguồn nước, thời tiết thay đổi, lông động vật,…
Triệu chứng:
+ Viêm da tiếp xúc trực ứng: Xuất hiện nhanh chóng (3-5 giờ) sau khi tiếp xúc với tác nhân, biểu hiện là da ửng đỏ, sưng tấy, phù nề, ngứa rát, có thể kèm theo mụn nước, vết lở loét rỉ dịch và đóng vảy khi lành.
+ Viêm da tiếp xúc dị ứng: Thường xuất hiện sau một vài ngày hoặc lâu hơn tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Biểu hiện là da khô, bong tróc, ngứa ngáy, mẩn đỏ, phù nề, mụn nước, nếu tái phát nhiều lần thường để lại vết thâm bất thường.
2. Viêm da cơ địa ở mặt
Nguyên nhân: Do cơ địa dị ứng, liên quan đến gen di truyền đồng hợp tử thường gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi. Nhưng cũng có thể xuất hiện ở người lớn do sức đề kháng kém, có tiền sử bị dị ứng, thay đổi nội tiết, căng thẳng thần kinh, tiếp xúc lâu dài với các dị nguyên gây bệnh:
Triệu chứng:
+ Ở trẻ em: Da khô, nứt nẻ, ngứa ngáy, lichen hóa dạng đĩa. Ngoài vùng mặt, bệnh cũng có dấu hiệu rõ rệt ở khu vực kẽ tay chân, các vùng cùi trỏ. Tình trạng viêm da mặt cơ địa ở trẻ em 2-12 tuổi có thể đi kèm bệnh lý viêm kết mạch dị ứng, đục thủy tinh thể.
+ Ở người lớn: Da khô sần dai dẳng, có thể đi kèm các mụn nước li ti, phù nề, nóng rát, ngứa ngáy, sưng đau. Một số người có thể đi kèm bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, khó thở. Tình trạng này khi bội nhiễm dễ gây vết loét mủ, nhiễm trùng.
3. Viêm da mặt tiết bã
Nguyên nhân: Do tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, tạo môi trường thuận lợi cho nấm Malassezia phát triển. Ngoài ra, các yếu tố khác như di truyền, suy yếu hệ miễn dịch, sức đề kháng kém, lớp màng lipid bảo vệ da quá yếu cũng là nguyên nhân phát triển bệnh.
Triệu chứng:
+ Ở trẻ em: Hình thành các mảng da dày, cứng có màu trắng vàng bám chặt phía trên đỉnh đầu, khu vực tiệm cận da mặt. Đây là tình trạng hoàn toàn bình thường trong 3 tháng đầu và có xu hướng biến mất dần khi trẻ được 1 tuổi.
+ Tập trung nhiều ở tuyến bã nhờn vùng chữ T, quanh lông mày với biểu hiện da ửng đỏ, vảy khô, vết bong tróc và nhờn kết hợp cảm giác ngứa ngáy, nóng rát khó chịu. Tình trạng bệnh này đặc biệt nghiêm trọng vào mùa hè, thời tiết nóng ẩm, khi da tiết nhiều mồ hôi.
4. Viêm nang lông da mặt
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Propionibacterium acnes, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, vi khuẩn gram âm, nấm men thâm nhập vào trong lỗ chân lông gây viêm nhiễm. Việc tự cạo lông sai cách hoặc các tổn thương ngoài da cũng làm cho tình trạng này nặng hơn.
Triệu chứng:
+ Nổi mụn mủ, mụn đỏ, mụn đầu đen trên da mặt, gây sưng tấy, đau nhức phía dưới lỗ chân lông. Khi vết mụn vỡ ra có thể để lại các vết trầy xước, đóng vảy lâu và để lại sẹo.
Lưu ý quan trọng: Việc phân biệt các loại bệnh lý viêm da mặt dựa trên những triệu chứng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để có được chẩn đoán chính xác nhất và có phương pháp điều trị phù hợp, cần thăm khám với khám bác sĩ da liễu khi có bất thường.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận biết các bệnh về da mặt và hướng điều trị
Các loại thuốc trị viêm da mặt phổ biến được sử dụng
Việc sử dụng thuốc trị viêm da mặt là phương pháp phổ biến nhất để giảm nhẹ các dấu hiệu tổn thương trên da, hạn chế tình trạng bệnh kéo dài. Dưới đây là thông tin về một số loại thuốc uống và thuốc bôi có thể được chỉ định. Theo thông tin được cung cấp bởi bác sĩ da liễu Trần Anh Đức – Phòng khám thẩm mỹ quốc tế Mega Gangnam:
1. Thuốc trị viêm da mặt tiếp xúc
Thuốc bôi: Trường hợp này, các bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc chứa Corticosteroid như: Hydrocortisone, Betamethasone… Để giảm nhẹ triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, sưng viêm quá mức. Ngoài ra, các loại thuốc giảm viêm, ức chế miễn dịch tại chỗ như: Tacrolimus, Pimecrolimus cũng được chỉ định. Nếu nguyên nhân gây viêm da mặt tiếp xúc liên quan đến nấm, cần sử dụng Clotrimazole, Ketoconazole…
Thuốc uống: Trường hợp bị viêm da mặt tiếp xúc kéo dài và không đáp ứng tốt với thuốc bôi, bác sĩ có thể chỉnh định thuốc uống kháng Histamin để giảm ngứa da nhanh nhất có thể. Ví dụ như Cetirizine, Loratadine,… Bệnh lý phát triển nhanh, viêm quá nặng được chỉ định dùng thêm Prednisone để ức chế miễn dịch trong một số tình huống cụ thể:
Khám phá ngay: 12+ loại thuốc trị nấm da giúp điều trị bệnh nhanh chóng hiệu quả
2. Thuốc trị viêm da cơ địa
Các bác sĩ có thể kê đơn sử dụng thuốc điều trị viêm da cơ địa giống với viêm da tiếp xúc Do các đặc điểm bệnh lý có phần giống nhau như triệu chứng viêm, ngứa ngáy trên da. Tuy nhiên, viêm da cơ địa là một bệnh lý mãn tính cần được điều trị lâu dài thậm chí với nhiều người là cả đời. Bệnh này cũng có thể phát triển nặng nên cần sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch nồng độ cao như: Cyclosporine và Methotrexate.
3. Thuốc bôi và uống trị viêm da tiết bã
Thuốc bôi: Tùy vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc phù hợp nhân như thuốc kháng nấm: Ketoconazole, Ciclopirox; thuốc chứa Corticosteroid để giảm sưng viêm như: Hydrocortisone… Ngoài ra, nếu tình trạng bệnh chỉ ở mức độ nhẹ, bong tróc không đáng kể, bạn chỉ cần chú ý dưỡng ẩm tại nhà.
Thuốc uống: Để điều chỉnh hoạt động của tuyến bã nhờn, cải thiện mụn mủ, mụn viêm (ở những người có khả năng cao tái phát bệnh). Các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc uống chứa Isotretinoin hoặc loại thuốc uống có công dụng kháng nấm, diệt khuẩn như
4. Thuốc trị viêm nang lông ở mặt
Thuốc bôi: Mục tiêu chính của việc dùng thuốc bôi trị viêm nang lâu là giảm mụn, diệt khuẩn, cải thiện tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông. Do đó, có một số loại thuốc (hoặc kem bôi) chứa Benzoyl peroxide, Acid salicylic hoặc kháng sinh tại chỗ như Erythromycin, Clindamycin được chỉ định.
Thuốc uống: Chủ yếu là kháng sinh đường uống để tiêu diệt vi khuẩn, tránh tình trạng nhiễm trùng da nặng và các biến chứng có thể gặp phải về sau. Chẳng hạn thuốc uống chứa Tetracycline, Doxycycline,… Bên cạnh đó, giống với hướng điều trị da tiết bã, Isotretinoin cũng có thể được đưa vào phác đồ.
Đọc thêm: Vùng da quanh miệng bị khô rát: Nguyên nhân và cách xử lý kịp thời
Tự dùng thuốc điều trị viêm da mặt tại nhà được không?
Tuyệt đối không tự dùng thuốc trị viêm da mặt tại nhà nếu không có chỉ định cụ thể của bác sĩ. Dưới đây là một số lý do giải thích cho điều này:
Phán đoán sai bệnh dẫn đến việc dùng không đúng loại thuốc: Một số bệnh lý da liễu như viêm da mặt cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng có thể có những biểu hiện khá giống nhau. Do đó nếu tự xác định bệnh rồi dùng thuốc tại nhà không có chỉ định của bác sĩ có khả năng cao dùng sai loại thuốc, khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn. Chẳng hạn kháng thuốc, dung nạp nhiều hóa chất nồng độ cao gây hại cho da, gan thận…
Tương tác xấu giữa các loại thuốc và gây hại cho sức khỏe: Đa số các loại thuốc trị bệnh viêm da mặt được đề cập ở trên đều thuộc danh mục biệt dược, có đơn thuốc của bác sĩ mới được dùng. Do đó, hoạt tính của các loại thuốc này thường khá mạnh và dễ gây tương tác xấu với những loại mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và thuốc khác mà bạn đang sử dụng. Điều này đặc biệt trở nên nguy hiểm nếu bạn có bệnh nền, sức khỏe yếu và chức năng các cơ quan nội tạng kém. Từ đó làm suy giảm hệ miễn dịch, gây hại cho hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, khiến da mặt ngày càng xuống cấp.
Lưu ý: Việc sử dụng thuốc trị viêm da mặt cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Đồng thời, khi thăm khám cần thông tin đến bác sĩ về các loại thuốc khác, kể cả loại mỹ phẩm mà bạn đang sử dụng để tránh tương tác xấu.
Tìm hiểu: Da mặt bị dị ứng thì phải làm sao? Cách chữa trị hiệu quả
Một số khuyến nghị sau thời gian điều trị bệnh viêm da
Thực ra thì chúng ta có thể phòng tránh đáng kể các bệnh về da mặt, hạn chế việc dùng thuốc tại nhà nếu biết cách chăm sóc sức khỏe, bảo vệ cơ thể. Dưới đây là một số khuyến nghị cần áp dụng:
Chú trọng đến việc làm sạch da:
Chúng ta có thể giảm thiểu đến 70% nguy cơ mắc bệnh viêm da mặt, nhất là viêm nang lông, viêm da tiết bã nếu làm sạch da đúng cách. Nên lựa chọn các sản phẩm làm sạch có độ pH cân bằng, không chứa các thành phần gây bào mòn da (cồn, hương liệu, chất tẩy rửa mạnh, vi hạt…). Đồng thời, nên tẩy tế bào chết hóa học khoảng 2 lần/tuần với da khô (dùng AHA 2-4%) và 3-4 lần (dùng BHA 1-2%) với da dầu để giảm vi khuẩn, nguy cơ bị mụn, bệnh da liễu.
Duy trì độ ẩm cần thiết cho da mặt:
Da mặt đủ độ ẩm hạn chế được tình trạng bong tróc, nứt nẻ và ít bị kích ứng bởi các dị nguyên bên ngoài môi trường hơn. Do đó, cần chú trọng vào việc dưỡng ẩm cho da bằng cách dùng serum, kem dưỡng vào mỗi buổi tối. Tuy nhiên, nên chọn những sản phẩm có thành phần tốt (HA, Ceramide, Peptide, chiết xuất lô hại…), không chứa hóa chất gây hại (hương liệu, cồn, chất làm trắng…). Đặc biệt, sản phẩm cần có kết cấu lỏng nhẹ để tăng khả năng thẩm thấu, tránh để lại vết nhờn rít.
Lựa chọn sản phẩm chống nắng phù hợp:
Chống nắng tốt giúp ngăn ngừa sự tấn công của gốc tự do đối với da mặt, làm chậm quá trình lão hóa và nhiều lợi ích khác. Vì vậy, cần dùng kem chống nắng mỗi ngày kể cả khi bạn không ra ngoài quá nhiều vào ban ngày. Kem chống nắng đủ tốt cần có màng lọc phổ rộng, chỉ số chống nắng cao (SPF trên 30 và PA++++). Ngoài ra, đừng quên dùng kem chống nắng cho cả body và các vật dụng che chắn như mũ, áo, kính chống tia UV nếu bạn phải làm việc ngoài trời.
Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học:
Đừng bao giờ quên rằng sức khỏe tốt là tiền đề để chúng ta chống chọi với bệnh tật và những bất thường của cơ thể. Và muốn làm được điều này, bạn cần xây dựng thực đơn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, bổ sung nhiều chất chống oxy hóa và các thành phần tăng đề kháng như: Vitamin C, kẽm, sắt…. Ngoài ra, cần hạn chế những thói quen xấu trong sinh hoạt như hút thuốc, uống nhiều rượu bia, ngủ ít, ngủ muộn… Nếu có thể cũng nên dành 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày để tập luyện thể thao nâng cao sức khỏe.
Liên tục theo dõi các dấu hiệu viêm da mặt:
Chúng ta có thể tránh được việc phải dùng nhiều loại thuốc trị viêm da mặt nếu theo dõi liên tục các phản ứng bất thường của làn da. Ngay khi xuất hiện các vấn đề như nổi mụn viêm, da mẩn đỏ, ngứa ngáy, có cảm giác châm chích… Cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa da liễu để được thăm khám, kiểm tra và áp dụng hướng điều trị tốt nhất.
Chuyên gia gợi ý: Hướng dẫn những cách chăm sóc da mặt tại nhà cực hay
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp có nên tự dùng thuốc trị viêm da mặt tại nhà hay không. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn chi tiết về các bệnh lý da liễu khác, vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia và các bác sĩ của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được thăm khám và hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện
- Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt cực chuẩn!
- Miếng dán lột mụn đầu đen có thực sự trị mụn hiệu quả?
- Cách trị mụn bọc bằng kem đánh răng có thật sự tốt không?
- Cách trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to hiệu quả tận gốc
- Giải đáp: Đắp mặt nạ bơ có bị ăn nắng không?
- Dùng gel trị mụn bọc tại nhà loại nào hiệu quả nhanh?
- Mọc mụn bọc ở má là do đâu? Trị bằng cách nào nhanh khỏi?
- Mụn bọc ở mũi có khó trị không? Bác sĩ khuyến nghị như thế nào?