Tiêm HA có phải là filler không? Chọn filler loại nào bền – đẹp?

HA hay Hyaluronic Acid là một dạng phân tử đường, ưa nước, chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong các tế bào da. Hiện nay, các sản phẩm làm đẹp chứa thành phần này dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng bởi hàng loạt lợi ích về mặt thẩm mỹ. Một trong số đó chính là phương pháp tiêm HA. Câu hỏi đặt ra là: Tiêm HA có phải là filler không và phân biệt bằng cách nào?

Giải đáp chi tiết tiêm HA có phải là filler không? Tại sao?

Giải đáp chi tiết tiêm HA có phải là filler không? Tại sao?

Bác sĩ da liễu giải đáp: Tiêm HA có phải là filler không? 

Tiêm filler là quá trình đưa các hợp chất dạng lỏng có đặc tính làm đầy (đã được nghiên cứu và kiểm nghiệm) vào bên dưới bề mặt da với mục tiêu thẩm mỹ và trị liệu. Trong số đó, Hyaluronic Acid hay HA là thành phần phổ biến nhất với khả năng tương thích tốt, an toàn, giữ độ đàn hồi tuyệt vời. Do đó, có thể khẳng định rằng tiêm HA chính là tiêm filler thẩm mỹ như suy nghĩ của nhiều người. 

Tuy nhiên, filler không nhất thiết phải sử dụng HA. Bởi trên thực tế có khá nhiều chất làm đầy mới, với thành phần khác được phát triển để thay thế HA trong một số trường hợp. Chất liệu được sử dụng để tạo nên các dòng filler mới có thể kể đến như: Calcium Hydroxylapatite, Polylactic Acid, Polymethylmethacrylate (PMMA)… So với HA, những loại filler này có độ bền cao hơn (được xếp vào nhóm bán vĩnh viễn), nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra phản ứng phụ nhiều hơn và đòi hỏi phải được thực hiện bởi các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. 

Bài viết liên quan: Tiêm HA làm đầy có tốt không? Lưu ý gì khi thực hiện?

So sánh filler HA và các dòng filler phổ biến khác

Phân biệt tính chất, đặc điểm filler HA và các loại khác để có lựa chọn phù hợp nhất

Phân biệt tính chất, đặc điểm filler HA và các loại khác để có lựa chọn phù hợp nhất

Trong quá trình tìm hiểu tiêm HA có phải filler không chắc hẳn bạn đọc cũng quan tâm đến việc ngoài Hyaluronic Acid thì có những loại filler nào nữa và sự khác biệt là gì. Do đó, dưới đây là bảng so sánh chi tiết các dòng filler phổ biến, bao gồm cả HA mà bạn nên tham khảo:

Loại Filler Hyaluronic Acid Calcium Hydroxylapatite Polylactic Acid (PLLA) Polymethylmethacrylate (PMMA)
Thành phần chính Trên 90% Hyaluronic Acid, còn lại là nước và gel tổng hợp. Được tạo nên từ thành phần chính là chất khoáng tự nhiên (canxi) có trong xương và răng. Một loại Polymer tổng hợp tính chất tăng cường bề mặt và kích thích sản sinh collagen. Một dạng vi cầu bán vĩnh viễn. Với khoảng 20% chuỗi hạt polymethylmethacrylate và phần còn lại là dung dịch gel lỏng.
Cơ chế hoạt động Hút nước ở các khu vực xung quanh để tăng thể tích, giữ đàn hồi cho da. Tạo cơ chế nâng đỡ, kích thích sản sinh collagen tự nhiên. Kích thích cơ chế tự sản xuất collagen tự nhiên trong các tế bào mô da.  Đưa chất làm đầy vào da tạo cơ chế nâng đỡ lâu dài.
Thời gian duy trì 6 – 24 tháng. 12 – 24 tháng. 2 – 3 năm hoặc lâu hơn. Nhiều năm.
Khả năng điều chỉnh Dễ dàng điều chỉnh và loại bỏ bằng hợp chất làm tan filler. Khó điều chỉnh hơn HA và chỉ tiêm bổ sung khi có chỉ định của bác sĩ. Không thể loại bỏ, khó điều chỉnh, cần chờ đợi để chất tan dần. Không thể điều chỉnh, không thể loại bỏ bằng những phương pháp thông thường.
Tính an toàn với cơ thể Mức độ an toàn cao, hiếm khi xảy ra biến chứng. An toàn, hiếm khi gây dị ứng nhưng vẫn có một số phản ứng phụ. Tương đối an toàn, phụ thuộc vào kỹ thuật của bác sĩ và cơ địa người thực hiện.  Có nguy cơ biến chứng cao do không bị đào thải, cũng không tan.
Công dụng thực tế Làm đầy các vùng lõm hóp, cải thiện nếp nhăn do lão hóa và tạo hình cho một số khu vực.  Làm đầy các nếp nhăn sâu do lão hóa tự nhiên và chỉnh sửa đường viền hàm. Tăng thể tích, lấp đầy các vùng lõm tự nhiên hoặc lão hóa (má, thái dương). Làm đầy môi, là phẳng hoặc tạo cơ chế nâng đỡ một số khu vực sụt giảm mỡ, mất cơ, lão hóa.
Phản ứng phụ/ Rủi ro Sưng nhẹ, đỏ da, ngứa, châm chích thoáng qua, có vết bẩm. Rủi ro hiếm gặp và không phổ biến: dị ứng, nhiễm trùng, u hạt, hoại tử mô, vấn đề về thị lực… Sưng đau, triệu triệu chứng bầm tím rõ rệt bị đỏ, hơi ngứa, u hạt. Rủi ro hiểm gặp: nhiễm trùng, dị ứng, hoại tử da, mất cảm giác… Đau nhức, có biểu hiện sưng, hơi bầm nhẹ, cảm giác châm chích, hiệu quả chậm. Các rủi ro hiếm gặp: phát ban, sốt, dị ứng, nhiễm trùng, lở loét, u hạt, hoại tử… Phản ứng ban đầu tương tự các phương pháp tiêm filler khác. Có thể gây biến chứng: u hạt cứng dưới da, nhiễm trùng sâu, hoại tử sâu do không thể loại bỏ.

Đánh giá chung: Có thể khẳng định rằng mỗi loại filler đều có ưu và nhược điểm riêng, phụ thuộc vào nhu cầu và mục tiêu thẩm mỹ của từng người. Filler HA (Hyaluronic Acid) vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn kết quả thẩm mỹ tự nhiên, an toàn và dễ điều chỉnh. Trong khi đó, các loại filler khác như Calcium Hydroxylapatite và Polylactic Acid phù hợp với những ai cần duy trì vẻ đẹp lâu hơn, hạn chế việc điều chỉnh. Tuy nhiên, nếu bạn mong muốn hiệu quả vĩnh viễn thì có thể cân nhắc loại filler PMMA. Tuy nhiên, đây cũng là dòng sản phẩm có nhiều rủi ro nhất mà các chuyên gia không đánh giá cao. 

Gợi ý đọc thêm: Filler làm từ gì? Tác dụng và phân loại thực tế

Những lưu ý quan trong lựa chọn loại filler thẩm mỹ

Tiêm HA có phải là filller không và cần lưu ý những gì trước khi thực hiện?

Tiêm HA có phải là filller không và cần lưu ý những gì trước khi thực hiện?

Việc lựa chọn filler thẩm mỹ nên được cân nhắc một cách kỹ lưỡng để đạt được hiệu quả làm đẹp tốt nhất, phòng tránh rủi ro và đảm bảo sức khỏe. Dưới đây là những lưu ý quan trọng dành cho các bạn đang quan tâm đến phương pháp tiêm filler thẩm mỹ:

Hiểu rõ mục tiêu thẩm mỹ của bản thân

Mục tiêu tiêm filler, cơ địa và tình trạng da của mỗi người có thể khác nhau. Trong khi đó, các dòng filler cũng vô cùng đa dạng với thành phần, đặc tính như đã đề cập ở trên. Do đó, không phải trường hợp nào cũng cần sử dụng filler HA. Bạn có thể thăm khám, tham khảo ý kiến của bác sĩ tại Phòng khám thẩm mỹ để được tư vấn về loại filler phù hợp.

Khám phá: Các loại filler được bác sĩ da liễu đánh giá tốt nhất 2024

Vấn đề về sức khỏe và cơ địa của mỗi người

Tiêm filler an toàn nhưng đó là khi bạn có một sức khỏe tốt, không dị ứng, không có bệnh nền hay các vấn đề cá nhân (mang thai, có nhu cầu mang thai…). Trường hợp sức khỏe không tốt, cơ địa dễ dị ứng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc có nên thực hiện tiêm filler hay lựa chọn phương pháp làm đẹp khác. 

Tiêm filler an toàn nhưng không phù hợp với tất cả mọi người và cần cân nhắc khi thực hiện

Tiêm filler an toàn nhưng không phù hợp với tất cả mọi người và cần cân nhắc khi thực hiện

Nguồn gốc của loại filler được sử dụng

Chất lượng của filler là yếu tố quyết định khá lớn đến hiệu quả thẩm mỹ cũng như độ an toàn của quy trình. Khi lựa chọn filler thẩm mỹ, nên chú trọng đến các thương hiệu nổi tiếng, đã được chứng nhận bởi FDA và các cơ quan kiểm định có liên quan. Ngoài ra, khi tiêm filler ở các cơ sở thẩm mỹ nên yêu cầu kiểm tra nhãn sản phẩm, hạn sử dụng để yên tâm hơn.  

Chăm sóc đúng cách sau khi tiêm filler

Sau khi tiêm filler, việc chăm sóc da đúng cách sẽ giúp tối ưu hóa kết quả và giảm thiểu các rủi ro biến chứng. Điều này bao gồm việc: thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, sử dụng mỹ phẩm phù hợp, che chắn, bảo vệ da đúng cách và sử dụng thuốc (nếu cần) theo yêu cầu của bác sĩ. Không dừng lại ở đó, bạn cũng cần liên tục theo dõi các phản ứng của làn da trong 1-2 tuần đầu sau tiêm để phát hiện các dấu hiệu bất thường có nguy cơ xuất hiện. 

Tìm hiểu ngay: Sau khi tiêm filler cần kiêng những gì? Trong thời gian bao lâu?

Trên đây là bài viết cả chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin quan trọng giải đáp tiêm HA có phải filler không. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn, hỗ trợ thêm bởi các chuyên gia thẩm mỹ, bác sĩ da liễu. Vui lòng nhấc máy và liên hệ tới Phòng khám thẩm mỹ quốc tế Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ!

Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds