[Kinh nghiệm thẩm mỹ] Có nên tiêm tan filler hay không?
Tiêm filler là liệu pháp thẩm mỹ, trẻ hóa tạo hình cho khuôn mặt và một số vùng khác trên cơ thể đặc biệt được ưa chuộng. Tuy nhiên, vấn đề là không phải ai cũng cảm thấy hài lòng hoặc đạt được hiệu quả tốt sau khi tiêm filler. Đó là lý do mà mọi người bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến phương pháp tiêm tan chất làm đầy nhằm loại bỏ lượng HA vẫn còn trong trong cơ thể. Tham khảo bài viết này để tìm hiểu chi tiết nên hay không dùng thuốc tiêm tan filler?
Có thể tiêm tan filler được hay không?
Với sự phát triển của ngành thẩm mỹ, việc tiêm filler đã trở nên phổ biến nhờ vào khả năng cải thiện nhanh chóng các khuyết điểm trên gương mặt mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, không phải ai cũng hài lòng với kết quả sau tiêm và có nhiều lý do khác nhau khiến người ta cần phải tiêm tan filler.
Sử dụng chất gì để tiêm tan filler?
Hyaluronidase là một dạng protein liên kết theo các mã gen, được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm tiêm tan filler axit hyaluronic (HA). Khi được tiêm vào da, Hyaluronidase sẽ phân hủy các liên kết glycosidic của axit hyaluronic, khiến chất làm đầy bị phân giải và hấp thụ một cách nhanh chóng.
Việc tiêm Hyaluronidase không chỉ đơn thuần là một phương pháp sửa chữa các lỗi thẩm mỹ mà còn là một biện pháp an toàn giúp giải quyết các tình huống khẩn cấp. Do đó, trong những trường hợp tiêm sai vị trí, dị ứng hoặc có các dấu hiệu bất thường ở mức độ nghiêm trọng, các chuyên gia có thể yêu cầu thực hiện tiêm thuốc loại bỏ filler.
Khám phá ngay: [Giải đáp] Tiêm tan filler bao lâu thì nâng mũi được bình thường?
Các trường hợp nên và không nên tiêm tan chất làm đầy
Thực tế thì tiêm tan filler chỉ được các bác sĩ khuyến nghị trong một số trường hợp cụ thể chứ không phải ai cũng nên thực hiện. Dưới đây là những trường hợp nên và không nên sử dụng chất tiêm tan filler.
Trường hợp nên dùng thuốc tiêm tan filler
Kết quả sau khi tiêm filler không như mong muốn
Trên thực tế, phần lớn lý do khiến cho mọi người đi đến quyết định có nên tiêm tan filler hay không chính việc kết quả sau tiêm không như mong đợi, không giống như thời điểm được tư vấn. Điều này có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, từ chủ quan như sức khỏe, khả năng đáp ứng thấp. Cho đến khách quan như vấn đề về filler, kỹ thuật tiêm, những sai sót trong thời gian chăm sóc sau tiêm. Trường hợp này lựa chọn thực hiện dùng chất làm tan filler là đúng đắn.
Filler sau tiêm bị dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu
Việc tiêm filler bị tiêm sai vị trí hoặc bị dịch chuyển bất thường có thể gây ra tình trạng biến dạng, mất cân đối khuôn mặt, ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ. Trong trường hợp này, tiêm Hyaluronidase để tan filler là giải pháp hiệu quả, giúp loại bỏ filler bị lệch và điều chỉnh lại khuôn mặt hài hòa hơn (nếu kết hợp với phương pháp thẩm mỹ hỗ trợ).
Có dấu hiệu dị ứng hoặc biến chứng
Mặc dù filler HA được coi là an toàn và ít gây dị ứng, nhưng vẫn có những trường hợp khách hàng gặp phải phản ứng không mong muốn như mẩn ngứa, sưng, phù nề, sốt cao hoặc dị ứng nghiêm trọng. Khi đó, việc tiêm tan filler trở thành biện pháp cần thiết để giảm thiểu các tác động tiêu cực lên cơ thể và sức khỏe của khách hàng.
Trường hợp không phù hợp dùng thuốc tan filler
Không xuất hiện tác dụng phụ đáng kể
Các chuyên gia đánh giá nếu sau tiêm filler, người thực hiện có khả năng đáp ứng tốt, đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ thì không vì lý do gì mà phải dùng thuốc làm tan filler. Điều này là bởi filler HA sẽ tự phân hủy trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tháng. Ngay sau đó, bề mặt da có xu hướng trở lại trạng thái ban đầu một cách tự nhiên mà không cần can thiệp. Lúc này, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc áp dụng phương pháp thẩm mỹ khác như mong muốn mà không cần phải lo lắng điều gì.
Loại filler tiêm không phải axit hyaluronic
Trường hợp trước đây bạn từng sử dụng các loại filler không phải HA (hyaluronic acid), mà là những loại khác như: poly-L-lactic acid (PLLA) hoặc calcium hydroxylapatite, PMMA hoàn toàn không phù hợp để làm tan bằng Hyaluronidase. Bởi các hoạt hoạt chất này có cấu trúc, cơ chế khác với HA và không phân rã được bằng các loại thuốc tiêm tan thông thường.
Dị ứng với thuốc tiêm tan filler Hyaluronidase
Dù Hyaluronidase đã được cấp phép và xếp vào danh mục an toàn, có thể sử dụng trong thẩm mỹ. Dẫu vậy, chúng ta hoàn toàn không thể chắc chắn rằng cơ thể mình có sinh ra phản ứng bất thường nào từ việc dùng thuốc làm tan filler hay không. Do đó, nếu thực hiện tiêm tan filler thì nên lựa chọn các địa chỉ tiêm filler uy tín, tham khảo ý kiến bác sĩ để được thử nghiệm an toàn trước khi tiêm và phòng tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Tiêm tan filler có phản ứng phụ gì không?
Trên thực tế, các loại thuốc tiêm tan filler không an toàn tuyệt đối như chúng ta vẫn nghĩ. Đây cũng là lý do mà các bác sĩ đề xuất việc hạn chế dùng loại thuốc tiêm này trong nhiều trường hợp. Để hiểu rõ hơn nữa về những vấn đề có thể gặp phải từ việc tiêm filler, cùng theo dõi ngay:
Phản ứng thường gặp ở mức độ nhẹ sau tiêm tan filler
Sưng đau, đỏ nhẹ tại vị trí tiêm
Đa số các trường hợp sau khi tiêm tan filler đều xuất hiện trạng thái sưng nhẹ, bị đỏ, châm chích và hơi đau. Những phản ứng này nếu chỉ xuất hiện thoáng qua hoặc giảm nhẹ sau vài ngày đầu thì không có gì đáng lo ngại.
Đọc thêm: Tiêm filler có sưng không và lưu ý cách chăm sóc
Hiện tượng ngứa, có vết bầm tím
Ngứa ở vùng tiêm và bầm tím cũng là những phản ứng phổ biến sau khi tiêm tan filler. Lý giải cho vấn đề này, các chuyên gia cho rằng việc đưa thuốc làm tan và đầu kim làm va chạm mạch máu khiến gây bầm xuất hiện. Còn cảm giác ngứa ngáy (nhẹ) có thể là do cách cơ thể phản ứng với hoạt chất lạ.
Tác dụng phụ nghiêm trọng khi tiêm tan chất làm đầy
Mất cảm giác hoặc suy giảm thị lực
Dù hiếm gặp nhưng một số người có thể dụng phụ nghiêm trọng sau khi thực hiện tiêm tan chất làm đầy HA với các phản ứng như: mất cảm giác hoặc suy giảm thị lực (tiêm vùng gần mắt, nhiều mạch máu, dây thần kinh). Đây là các dấu hiệu nguy hiểm và cần lập tức đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra, điều trị nhanh chóng, kiểm soát tình trạng bệnh.
Sốt, ớn lạnh và nhiễm trùng
Một số khách hàng có thể gặp phải các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, nổi mẩn, phát ban sau khi tiêm tan filler, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Ngoài ra, nếu nhận thấy vùng tiêm đau nhức dữ dội, sưng u, có dịch mủ khả năng cao là bạn đã bị nhiễm trùng và cần thăm khám với bác sĩ ngay.
Khuyến nghị chung của chuyên gia và bác sĩ da liễu về việc có nên tiêm tan filler hay không:
Tiêm tan filler có thể là biện pháp cần thiết trong một vài trường hợp nhưng chỉ nên thực hiện nếu có yêu cầu của bác sĩ chuyên môn. Điều quan trọng nhất là cần lựa chọn các cơ sở thẩm mỹ uy tín, chất lượng cao để hạn chế các tác dụng phụ, biến chứng xuất phát từ việc tiêm filler không đúng kỹ thuật hoặc do ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh. Tuyệt đối không tự thực hiện tiêm tan filler tại nhà hoặc lựa chọn tiêm ở những cơ sở thiếu uy tín mà chưa tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm: Dị ứng filler: Dấu hiệu, nguyên nhân & Cách khắc phục
Tiêm tan filler là một biện pháp thẩm mỹ quan trọng, giúp loại bỏ các filler không mong muốn và khắc phục các biến chứng. Tuy nhiên, việc có nên tiêm tan filler hay không cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên tình trạng sức khỏe, kết quả thẩm mỹ hiện tại, và các rủi ro tiềm ẩn. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, khách hàng nên tham khảo trước ý kiến của các bác sĩ thẩm mỹ và chuyên gia da liễu qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Mụn bọc ở nách có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
- Bị mụn bọc ở mặt điều trị bằng cách nào không để lại sẹo?
- Phân biệt mụn bọc ở cổ và hướng dẫn cách điều trị nhanh khỏi
- Mụn bọc bị chai nguy hiểm như thế nào? Trị sao cho nhanh khỏi?
- Mọc mụn bọc ở sau tai có nguy hiểm không? Trị bằng cách nào?
- Filler Restylane của nước nào? Duy trì được bao lâu?
- Tiêm đầy má hiệu quả như thế nào? Nên thực hiện không?
- Tiêm filler 2 năm không tan là loại nào? Có an toàn không?
- Tiêm filler khóe miệng tạo hình môi cười được không?
- Tiêm filler bắp chân có tác dụng siết cơ và làm thon hay không?