[Giải đáp] Trân châu bao nhiêu calo? Có nên ăn hay không?
Trân châu là một món ăn phụ (topping) quen thuộc có trong nhiều loại đồ uống, kem, sữa chua và được giới trẻ cực kỳ yêu thích. Đây là loại hạt được làm từ bột năng, trải qua quá trình chế biến để tạo ra hương vị hấp dẫn, có độ giòn, dẻo dai khi ăn. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng ăn trân châu sẽ gây tăng cân và có một số tác dụng phụ với sức khỏe. Tham khảo bài bài viết này để được giải đáp trân châu bao nhiêu calo và nên ăn như thế nào!
Trân châu bao nhiêu calo?
Những hạt (sợi) trân châu được tạo nên từ hai thành phần chính là bột năng và đường trắng. Tùy vào các hãng sản xuất, trân châu có thể chứa thêm các loại bột như matcha, bột gạo rang, bột đậu đỏ để làm tăng hương vị và màu sắc bắt mắt. Hiện nay, có hai loại trân châu phổ biến hơn cả là trân châu đen và trân châu trắng, mỗi loại có hương vị riêng và hình thái riêng. Chẳng hạn như: trân châu trắng có vị giòn, màu trắng, chủ yếu chứa đường tinh luyện; trân châu đen thì có vị dẻo, mềm, có chứa đường đen.
Vậy trong 100 gram trân châu chứa bao nhiêu calo?
+ Trân châu trắng bao nhiêu calo? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 100 gram trân châu trắng cung cấp khoảng 358 calo.
+ Trân châu đen bao nhiêu calo? Lượng calo có trong mỗi 100g trân châu đen là khoảng 370, không chênh lệch nhiều với trân châu trắng.
Một số món ăn cùng trân châu có lượng calo tham khảo như sau:
+ 1 ly trà sữa trân châu size nhỏ có lượng calo dao động từ 350 – 500 calo.
+ 1 cốc sữa tươi trân châu size nhỏ có lượng calo khoảng 300 – 450 calo.
+ 1 khẩu phần bánh trân châu có lượng calo từ 450 – 680 calo.
+ 1 que kem trân châu có lượng calo dao động từ 190 – 230 calo.
+ 1 phần tàu hũ trân châu có chứa khoảng 180 calo.
+ 1 ly sữa chua trân châu loại thường (không kèm topping khác) khoảng 270 calo.
Có thể thấy, lượng calo trong trân châu tương đối cao. Bên cạnh đó, trân châu thường không được sử dụng một mình mà kết hợp cùng nhiều loại đồ ăn, thức uống ngọt khác như trà sữa, kem, sữa chua, bánh ngọt, tàu hũ… Hầu hết các món ăn, đồ uống này đều chứa rất nhiều đường và calo, nên bạn cần cân nhắc khi sử dụng để tránh các tác hại cho sức khỏe.
Ăn nhiều trân châu gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe?
Trân châu là loại đồ ăn chứa một lượng lớn đường và tinh bột. Việc ăn nhiều trân châu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là với đối tượng trẻ em. Cụ thể như sau:
Gây tăng cân, rối loạn chuyển hóa
Ăn nhiều trân châu cũng đồng nghĩa với việc đưa một lượng lớn tinh bột và đường vào cơ thể. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến đường huyết, tim mạch và tiềm ẩn nguy cơ gây tai biến ở người cao tuổi. Không chỉ vậy, trân châu cũng được xếp vào nhóm nghèo dinh dưỡng, thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết nên không phù hợp với đa số các chế độ ăn dinh dưỡng hiện nay.
Tăng tốc độ lão hóa và gây mụn
Nạp quá nhiều đường (thành phần chính của trân châu) khiến insulin tăng mạnh, đẩy quá nhiều glucose vào tế bào. Điều này thúc đẩy hormone Androgen tăng mạnh, kích thích tuyến bã nhờn, gây viêm lỗ chân lông và nổi mụn nhiều hơn. Bên cạnh đó, đường cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề về lão hóa da, khiến da sạm, thâm nám và xuất hiện nhiều nếp nhăn.
Tác động tiêu cực cho hệ tiêu hóa
Trân châu chứa nhiều tinh bột (loại bột khó tiêu hóa), có thể gây đầy chướng bụng, táo bón nếu ăn nhiều cùng một lúc. Đặc biệt, trân châu cũng thường được kết hợp với các món ăn nhiều đường và sữa khiến cho việc chuyển hóa thông qua dạ dày càng thêm khó khăn. Do đó, trân châu cũng không phải là món ăn nhẹ phù hợp cho những người bị bệnh về dạ dày, đại tràng hoặc rối loạn tiêu hóa.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng
Việc tiêu thụ nhiều đường và dung nạp calo rỗng từ trân châu có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp và các vấn đề về tim mạch. Những người mắc các bệnh này cần hạn chế sử dụng trân châu để tránh những tác hại không mong muốn đến sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Đường bao nhiêu calo? Lợi và hại khi ăn đường đối với sức khỏe
Khuyến nghị của chuyên gia dinh dưỡng đối với việc ăn trân châu
Việc tìm hiểu trân châu bao nhiêu calo và có những tác hại gì khi ăn chắc chắn đã củng cố thêm thông tin về việc có nên thưởng thức món ăn này hay không. Tuy nhiên, nếu trân châu là món ăn yêu thích và bạn muốn đưa vào khẩu phần một cách hợp lý, dưới đây là một số khuyến nghị:
+ Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên giới hạn lượng trân châu tiêu thụ không quá 2 lần mỗi tuần và mỗi lần chỉ nên ăn một lượng nhỏ, (30 – 50g). Ngoài ra, trẻ em dưới 5 tuổi tuyệt đối không nên ăn trân châu vì dễ bị hóc, ảnh hưởng răng miệng.
+ Nên kết hợp trân châu với món ăn, thức uống không chứa đường hoặc chỉ chứa một lượng cực kỳ nhỏ. Điều này giúp trung hòa và làm giảm đường, tinh bột từ trân châu. Tuy nhiên, nên kết hợp món ăn một cách hợp lý để tránh bị đau bụng.
+ Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên tự làm trân châu tại nhà để giảm đường, kiểm soát các thành phần khi chế biến. Điều này có thể làm giảm đáng kể calo cho trân châu, giúp bạn có thể tận hưởng món ăn yêu thích mà không cần lo lắng quá nhiều.
+ Để duy trì sức khỏe, sau khi thưởng thức những món ăn có chứa trân châu nên kết hợp với một chế độ ăn uống cân đối. Đặc biệt là nên tích cực bổ sung chất xơ từ rau củ, trái cây hoặc uống nhiều nước để cải thiện tiêu hóa.
+ Có thể cân nhắc việc chọn mua các loại trân châu được làm từ những nguyên liệu lành mạnh và tốt cho sức khỏe hơn. Chẳng hạn như trân châu làm từ các loại ngũ cốc nguyên cám hoặc trân châu từ rau củ quả. Những loại trân châu này thường có hàm lượng calo và đường thấp hơn, đồng thời cung cấp thêm chất xơ và dinh dưỡng.
+ Không nên ăn trân châu vào buổi tối vì có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ (đặc biệt là trà sữa trân châu), gây khó tiêu, tăng đường huyết nhanh chóng, ảnh hưởng tới răng miệng và nhiều tác hại khác.
+ Tập thể dục thường xuyên là một yếu tố quan trọng giúp duy trì cân nặng và sức khỏe tổng thể. Việc tập luyện không chỉ giúp đốt cháy calo thừa mà còn giúp điều hòa lượng đường trong máu. Các chuyên gia khuyến nghị nên duy trì ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày, có thể là các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe hoặc yoga.
Khám phá ngay: Hướng dẫn chi tiết 4 bài tập cardio giảm mỡ bụng hiệu quả nhất
Cách chế biến trân châu giảm calo siêu đơn giản tại nhà
Dưới đây là cách nấu trân châu giảm calo đơn giản tại nhà dành cho các bạn đang ăn kiêng hoặc theo đuổi chế độ ăn giảm calo:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
+ Bột năng: 150 gam
+ Bột gạo: 20 gam
+ Bột matcha: 5 gam
+ Đường ăn kiêng: 20 gam
Các bước thực hiện:
Bước 1: Trộn hỗn hợp bột
Cho bột năng, bột gạo, bột matcha và đường vào trộn đều (để riêng 1 ít bột năng để làm bột áo). Tiếp theo, đổ từ từ nước nóng vào hỗn hợp bột rồi trộn thật đều, cho đến khi phần bột có độ dẻo, dễ vón lại, không nhão, không dính tay. Nếu bột ướt thì thêm bột khô, còn nếu bột khô thì thêm nước.
Bước 2: Nặn từng hạt trân châu
Chia khối bột từ bước 1 thành từng phần nhỏ và bắt đầu vo tròn từng viên trân châu. Kích thước viên trân châu to hay nhỏ tùy thuộc vào sở thích của bạn. Sau khi nặn xong, phủ lên các viên trân châu bằng lớp bột khô để tránh bị dính vào nhau.
Bước 3: Luộc trân châu
Đun sôi một nồi nước, sau đó từ từ cho các viên trân châu vào nồi và khuấy đều nhẹ nhàng trên lửa nhỏ, cho đến khi trân châu tách rời và nổi lên mặt nước. Vớt trân châu ra và cho ngay vào âu nước lạnh để trân châu dai hơn và không bị dính vào nhau. Thành phẩm sẽ là món trân châu thơm ngon và tốt cho sức khỏe.
Đọc thêm: 1 bữa ăn bao nhiêu calo sẽ tốt cho sức khỏe và cân nặng?
Hy vọng bài viết giải đáp trân châu bao nhiêu calo đã cung cấp những thông tin quan trọng dành cho bạn đọc. Nên ăn trân châu một cách hợp lý và có kiểm soát để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn thêm, vui lòng liên hệ trực tiếp với Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Mụn bọc ở nách có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
- Bị mụn bọc ở mặt điều trị bằng cách nào không để lại sẹo?
- Phân biệt mụn bọc ở cổ và hướng dẫn cách điều trị nhanh khỏi
- Mụn bọc bị chai nguy hiểm như thế nào? Trị sao cho nhanh khỏi?
- Mọc mụn bọc ở sau tai có nguy hiểm không? Trị bằng cách nào?
- Biểu hiện cằm tiêm filler cứng hay mềm sau khi thực hiện?
- Tiêm filler có đau không? Tình trạng đau nhức kéo dài liệu có nguy hiểm?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?
- Calo là gì? Bao nhiêu calo là tốt cho sức khỏe?