Trị sẹo bỏng có khó không? Cách nào an toàn nhất?

Đối với những vết bỏng da ở cấp độ nhẹ, nhằm giúp vết thương nhanh lành cũng như điều trị sẹo, bạn có thể thoa thuốc kháng sinh lên da, theo chỉ định của bác sĩ, làm giảm cảm giác đau và hạn chế tình trạng viêm nhiễm, hoại tử da. Khi sẹo to do bỏng nặng các liệu pháp can thiệp vật lý hoặc phẫu thuật da áp dụng càng sớm càng tốt để hạn chế sẹo khó chữa về sau.

Cố vấn chuyên môn
BÁC SĨ BÙI THỊ ÂN
Công tác tại Tập đoàn y tế thẩm mỹ đa quốc gia Mega Corp (hệ thống chi nhánh Mega Gangnam tại Việt Nam)
Xem hồ sơ

Thực tế cho thấy các vết bỏng trên mặt là một vấn đề tương đối nghiêm trọng bởi nguy cơ để lại sẹo là rất cao. Điều này không chỉ gây ra những ảnh hưởng về ngoại hình mà còn tác động rất xấu đến tinh thần, thể trạng của người bệnh. Vì vậy, sẹo bỏng cần được điều trị sớm, ngay khi vừa mới hình thành bằng những phương pháp chuẩn y khoa để có hướng khắc phục an toàn, đúng đắn nhất. Câu hỏi đặt ra là: trị sẹo bỏng có khó hay không và cách nào được đánh giá cao nhất? Chúng tôi đã tham khảo ý kiến của các bác sĩ để gửi tới bạn đọc những thông tin vô cùng quan trọng ngay dưới đây! 

Điều trị sẹo bỏng như thế nào đúng cách và an toàn nhất?

Điều trị sẹo bỏng như thế nào đúng cách và an toàn nhất?

Sẹo thường xuất hiện sau khi bị bỏng là do đâu?

Sau khi bị bỏng, làn da có xu hướng xuất hiện các vết sẹo, điều này được xem là một bằng chứng cho thấy các tế bào liên kết, mô da đang bị tổn thương nghiêm trọng hoặc đã chết đi hoàn toàn. Để bù đắp lại những khu vực da thương tổn, cơ thể người tích cực sản sinh ra các tế bào protein dạng sợi (collagen) để làm lành và phục hồi da. Do vậy, sau khi vết thương đóng vảy hoặc khép lại chúng ta có thể nhận thấy những mảng da non với màu sắc đậm hơn, dày hơn hoặc bị lõm xuống, đó chính là sẹo. Tùy theo mức độ chấn thương mà làn da có thể xuất hiện sẹo tạm thời hoặc cao nhất là vĩnh viễn. 

Nhận diện các loại sẹo do bỏng da

Các yếu tố về nguyên nhân, cơ địa người bệnh quyết định phần lớn đến tình trạng sẹo trên sau khi bị bỏng. Dựa vào đặc điểm và mức độ tổn thương các bác sĩ sẽ đề xuất những phương pháp điều trị phù hợp nhất. Quan sát các dấu hiệu trên da và xác định mình thuộc nhóm nào để có hướng xử lý sớm. 

Sẹo bỏng cấp độ 1 với những thương tổn khá nhẹ

Sẹo bỏng cấp độ 1 với những thương tổn khá nhẹ

Bị bỏng mức độ 1: Đây là mức độ bỏng nhẹ nhất với những tổn thương nông tại lớp biểu bì khu trú trên bề mặt. Sau khi vết thương lành lại, sẹo thâm đỏ sẽ xuất hiện nhưng mức độ không đáng kể và khả năng phục hồi cao. 

Bị bỏng mức độ 2: Hiện tượng bỏng da từ lớp thượng bì cho đến trung bì đi kèm cảm giác tấy đỏ, sưng viêm và đau nhói liên tục cho thấy bạn đã bị bỏng ở cấp độ 2. Trường hợp, khu vực tổn thương có tiết diện rộng việc trị sẹo sẽ khó khăn hơn và nếu không đúng cách khả năng xảy ra sẹo lõm là rất cao. 

Bị bỏng ở mức độ 3: Là cấp độ thương tổn cao nhất trên da, bỏng cấp độ 3 đi kèm với các vết thương cực nặng, ảnh hưởng đến lớp hạ bì, thậm chí là các tế bào mô cơ phía dưới. Quá trình hồi phục vết thương sau khi bị bỏng thường khá lâu, đồng thời nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn hoàn toàn có thể xảy ra. Thậm chí các vết sẹo ở những vị trí khớp xương  còn gây nên những cản trở lớn cho việc cử động. Sẹo bỏng mức độ 3 ảnh hưởng rất xấu đến ngoại hình người sở hữu. 

Một số loại sẹo bỏng thường xuất hiện trên da với các biểu hiện thường thấy như sau: 

  • Sẹo phì đại: Đây là loại sẹo có kích thước lớn, nổi trên bề mặt, có màu sắc đậm như đỏ hoặc tím và tạo ra cảm giác ngứa ngáy cực kỳ khó chịu. 
  • Sẹo co kéo: Loại sẹo này thường xuất hiện sau thương tổn ở những khu vực gần với các khớp xương hoặc cơ. Sẹo tạo cảm giác căng cơ, co rút và đau nhức khi làn da bị kéo dãn do các chuyển động có liên quan. 
  • Sẹo lồi: Sẹo hình thành trên da sau một thời gian do các tác động chủ quan, kích thước lớn, thường nhô cao hơn so với bề mặt, màu sắc đậm, bóng. 
  • Sẹo lõm: Sau khi bị bỏng, da thường hình thành sẹo lõm do cơ chế phục hồi của các chuỗi collagen không đủ để lấp đầy những tổn thương tạo thành những mô sẹo dài hoặc rộng. 

Các yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng của sẹo bỏng đối với cơ thể

Bỏng gây nên những tổn thương da và niêm mạc với các mức độ từ nhẹ cho đến rất nặng. Có khá nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng bỏng da và dẫn đến sẹo. Trong đó, phần lớn các trường hợp bị bỏng nặng đều do tại nạn, môi trường, thiên tai… Mặc dù vậy, đó chỉ là những yếu tố hy hữu và chúng ta không thể nào phòng tránh được. Theo dõi những nguyên nhân cụ thể dưới đây để phòng tránh những ảnh hưởng đối với cơ thể và hạn chế sự xuất hiện của các vết sẹo vĩnh viễn: 

Bỏng dầu ăn cũng là một dạng bỏng ướt

Bỏng dầu ăn cũng là một dạng bỏng ướt

Bỏng nhiệt ướt: Các loại dung dịch đang sôi nếu tiếp xúc trực tiếp với da hoàn toàn có thể gây ra bỏng nhiệt và để lại sẹo. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra những vết sẹo trên bề mặt da. Các yếu tố nguy cơ điển hình như: nước sôi, dầu mỡ đang đun nóng, hơi nóng tỏa ra từ nồi áp suất.

Bỏng nhiệt khô: Cũng là một dạng gây tổn thương bằng nhiệt, hiện tượng bỏng khô xuất hiện khá nhiều trong sinh hoạt, đời sống hàng ngày, chẳng hạn như: bỏng lửa, bỏng do xăng dầu, bỏng do sử dụng kim loại nóng…

Bỏng da do điện: Các trường hợp hy hữu có thể dẫn đến hiện tượng bỏng da và có mức độ nguy hiểm rất cao đó chính là điện năng, bao gồm tiếp xúc với tia lửa điện, bị sét đánh, ảnh hưởng bởi luồng điện cao thế. 

Bỏng do hóa chất: Một số hóa chất ăn mòn, có tính khử oxy hóa cao, chất kiềm có khả năng tạo ra những vết bỏng da cực mạnh. Hậu quả sau cùng là những tổn thương mô da và cơ ở mức độ cao nhất với các vết sẹo hoàn toàn không thể phục hồi. 

Bỏng bức xạ: Làn da của chúng ta hoàn toàn có thể bị bỏng và xuất hiện sẹo do ảnh hưởng của các bức xạ nhiệt cường độ cao như tia hồng ngoại, tia tử ngoại và các phóng xạ nhiệt quang.

Hiện tượng bỏng tạo ra những vùng da bị hở cùng với việc chăm sóc không đúng cách, vi khuẩn có thể xâm nhập, gây nhiễm trùng, bội nhiễm. Với những trường hợp nặng hơn người bệnh hoàn toàn có thể bị sốc, tổn thương quá nặng và có nguy cơ tử vong cao. Nhất là trong các trường hợp bị bỏng hóa chất, bỏng do điện, bỏng nhiệt khô. 

Những di chứng của vết bỏng và khả năng hình thành sẹo mức độ nặng hay nhẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ nguyên nhân hình thành cho đến khu vực xuất hiện, vị trí bỏng và độ sâu. Di chứng điển hình nhất sau khi bị bỏng chính là những vết sẹo, cơ thể thiếu dưỡng chất và khả năng ung thư da trên nền tảng các vết sẹo hình thành sau này. 

Trường hợp sẹo bỏng hình thành ở các vị trí có liên quan đến chức năng vận động của cơ thể như các khớp xương, đốt ngón tay, ngón chân, đầu gối, khuỷu tay thì người bệnh có nguy cơ cao không thể hoạt động một cách bình thường. Hoặc có sự giới hạn nhất định về chức năng, gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu khi vận động. 

Hơn thế nữa, bỏng sẹo có khả năng lan rộng và phát triển nhanh trên bề mặt da nếu không được chăm sóc đúng cách. Tổn thương mô xung quanh nơi bị bỏng có khả năng hoại tử cao và yêu cầu phải thực hiện những ca phẫu thuật phục hồi, phẫu thuật chức năng vô cùng phức tạp. Di chứng do bỏng sẹo gây ra không chỉ tạo nên những ảnh hưởng đối với sức khỏe mà còn có tác động xấu về ngoại hình, tâm lý của người bệnh. 

Hướng điều trị sẹo bỏng chuẩn y khoa như thế nào?

Để hạn chế những di chứng do các vết bỏng gây ra, chúng ta cần bắt đầu từ giai đoạn sớm khi với thương mới xuất hiện. Đây là cách tối ưu nhất để làm giảm mức độ tổn thương, giúp da nhanh lành, sớm bù đắp các tế bào chức năng cho khu vực da bị bỏng. Theo đó, chúng ta có thể xử trí các vết sẹo bỏng như sau:

Sử dụng kem trị sẹo theo yêu cầu của bác sĩ điều trị

Sử dụng kem trị sẹo theo yêu cầu của bác sĩ điều trị

Đối với những vết bỏng da ở cấp độ nhẹ, nhằm giúp vết thương nhanh lành cũng như điều trị sẹo, bạn có thể thoa thuốc kháng sinh lên da, theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc được sử dụng trong thời kỳ này có mức độ an toàn cao, làm giảm cảm giác đau và hạn chế tình trạng viêm nhiễm, hoại tử da. Trường hợp vết bỏng quá lớn, cần sử dụng băng gạc để niêm phong vết thương sau khi sử dụng thuốc, tránh để bụi bẩn tiếp xúc và gây viêm nhiễm. 

Trường hợp các vết bỏng từ cấp độ hai trở lên, các bác sĩ thường chỉ định việc sử dụng các biện pháp bảo hộ để che đậy vùng da bị bỏng, nâng cao hiệu quả điều trị. Các liệu pháp can thiệp vật lý hoặc phẫu thuật da cũng được áp dụng tùy theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi những vết bỏng lành lại, sẹo cấp độ nặng cần được điều trị ngay lập tức để đạt được hiệu quả cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần phải chuẩn bị tinh thần rằng có những thương tổn quá nặng khiến sẹo bỏng không thể đạt được mức độ hồi phục 100%.

Những phương pháp điều trị sẹo bỏng công nghệ cao tốt nhất

Như đã đề cập ở trên, việc điều trị sẹo bỏng có thể thực hiện theo những cách khác nhau phụ thuộc vào mức độ tổn thương. Theo đó, với những mô sẹo lớn, tổn thương sâu, sử dụng thuốc trị sẹo bỏng hay các phương pháp xoa dịu bằng nguyên liệu tự nhiên không thể mang đến hiệu như mong đợi. Khả năng hồi phục cao nhất nếu áp dụng những liệu trình này thông thường chỉ có thể đạt được trong khoảng 30-40% và phải điều trị trong suốt một khoảng thời gian dài. Do đó, những phương pháp công nghệ cao, có sự can thiệp của máy móc hiện đại và trình độ y học cao sẽ giúp chúng ta khắc phục sẹo tốt hơn.

Kỹ thuật áp lạnh dùng cho điều trị sẹo bỏng trên da

Kỹ thuật áp lạnh dùng cho điều trị sẹo bỏng trên da

Liệu pháp Laser

Đây là phương pháp được áp dụng khá nhiều cho mục đích xử lý các vết sẹo do bỏng nhiệt hay bỏng ướt. Ánh sáng laser sử dụng nguồn nhiệt lượng cường độ cao phát ra từ các tia sáng an toàn cho phép tác động sâu vào những mạch máu, tại nơi hình thành sẹo để phá hủy các mô dư thừa. Điều trị bằng phương pháp này có khả năng giảm nhẹ các triệu chứng sưng tấy trên bề mặt. Làn da sau khi được tái tạo bằng phương pháp laser mang đến những hiệu quả vô cùng triển vọng, thâm sẹo mờ đi nhanh chóng. Mặc dù vậy, để trị sẹo bỏng bằng laser, yêu cầu về trình độ của y bác sĩ hay máy móc thực hiện trực tiếp là rất cao để không gây thương tổn ở vùng da lân cận. 

Tiêm steroid

Với những vết sẹo lồi, sẹo phì đại hình thành trên da một thời gian sau khi bị bỏng và không có dấu hiệu tiêu giảm, thuốc tiêm có thể được ứng dụng. Phương pháp này được thực hiện một cách nhanh chóng và mang đến hiệu quả ngay lập tức sau một liệu trình. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất (giảm 80-90% sẹo) thì cần thực hiện nhiều đợt trị liệu theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, đây cũng là một giải pháp kháng viêm, chống nhiễm trùng hiệu quả với những mô sẹo phát triển nhanh. 

Phương pháp áp lạnh

Cũng là một phương pháp thường xuyên được áp dụng cho mục đích trị liệu các vết sẹo do bỏng, sẹo do chấn thương. Kỹ thuật áp lạnh ứng dụng các thành phần nitơ dạng lỏng để đóng băng, vô hiệu hóa sự phát triển của các vết sẹo. Từ đó thu hẹp các mô tổn thương làm mờ sẹo, đặc biệt là các nhóm sẹo lồi sinh học. Khả năng làm mềm cấu trúc tăng sinh, đảm bảo hiệu quả trị sẹo thẩm mỹ cũng là ưu điểm lớn của phương pháp áp lạnh. Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, giải pháp trị sẹo áp lạnh ngày càng được cải tiến và mang đến hiệu quả đáng kinh ngạc. 

Phương pháp phẫu thuật

Đối với những vết sẹo lõm, sẹo lớn ảnh hưởng nhiều đến vấn đề thẩm mỹ hoặc xuất hiện ở những khu vực quá nhanh cảm thì các bác sĩ có thể đề xuất việc phẫu thuật để đối phó với các tình huống nguy hiểm. Sẹo bỏng xuất hiện ở những khu vực gần các khớp xương, gân cần thực tế rất cần phẫu thuật để giảm thiểu triệu chứng co rút, chuyển động khó khăn. 

Mức độ xâm lấn của phương pháp phẫu thuật trị sẹo là rất cao, đồng thời rủi ro cũng vì thế mà tăng lên. Vì vậy, các bác sĩ thường rất thận trọng khi đề xuất giải pháp trị liệu này. Người bệnh có quyền quyết định có nên lựa chọn phẫu thuật hay không dựa trên những khuyến nghị của bác sĩ. Cũng có thể áp dụng những phương pháp khác nhưng mức độ hiệu quả thường không được cao. 

Vật lý trị liệu

Cũng là một phương pháp được áp dụng cho mục đích điều trị sẹo bỏng, cụ thể hơn thì đây là giải pháp cải thiện chuyển động và các chức năng của da và cơ sau khi bị tổn thương nặng. Phương pháp này được đánh giá cao về mức độ an toàn, nếu được điều trị sớm có khả năng thay thế phương pháp phẫu thuật mô da như đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi tính kiên trì và nỗ lực rất cao từ người bệnh nên hiệu quả sẽ không được như mong muốn nếu bạn không thực hiện đúng theo chỉ định.

Xử lý vết bỏng như thế nào không để lại sẹo?

Ngay sau khi bị bỏng trên da, chúng ta cần thực hiện ngay các biện pháp xử lý để phòng tránh hiện tượng nhiễm trùng và làm giảm nguy cơ xuất hiện sẹo bỏng vĩnh viễn theo những bước quan trọng như sau: 

Xử lý vết thương ngay lập tức sau khi bị bỏng

Xử lý vết thương ngay lập tức sau khi bị bỏng

  • Rửa sạch vùng da bị bỏng ngay lập tức bằng nước mát và để da được khô.
  • Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da ngay lập tức
  • Với những vết bỏng lớn cần hạn chế sự tiếp xúc với môi trường, tạp chất và vi khuẩn bằng cách sử dụng băng gạc vô trùng. 
  • Có thể kéo căng da bị thương khoảng một vài lần trong ngày để tránh lớp da bỏng dính vào nhau, gây tổn thương sâu, khó hồi phục.
  • Với những vết sẹo lớn, sẹo do hóa chất hay do điện cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị. 

Cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trong thời gian trị liệu kể từ thời điểm mới xuất hiện vết thương cho đến khi hình thành sẹo. Nếu trong quá trình này, cơ thể xuất hiện nhiều bất thường như trạng thái đau nhức quá độ, tấy đỏ, chảy dịch mủ, chảy máu cần được kiểm tra sớm nhất để phòng tránh biến chứng nặng.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về những triệu chứng, nguyên nhân hình thành và cách điều trị sẹo bỏng. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc xung quanh hướng khắc phục sẹo bỏng công nghệ cao vui lòng liên hệ Mega Gangnam để được tư vấn và hỗ trợ ngay! 

guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x
    BÁC SĨ BÙI THỊ ÂN

    Công tác tại Tập đoàn y tế thẩm mỹ đa quốc gia Mega Corp (hệ thống chi nhánh Mega Gangnam tại Việt Nam)

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ