Có thể giảm mỡ nội tạng được không? Bằng cách nào?

Chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận thấy việc mình béo lên thông qua những thay đổi vật lý của cơ thể. Đặc biệt là những khu vực dễ nhận biết như cổ, bắp tay, bụng, đùi. Việc giảm mỡ ở những khu vực này vốn dĩ đã rất khó khăn nên giảm mỡ nội tạng thậm chí còn tốn nhiều thời gian và công sức hơn. Bên cạnh đó, chúng ta cần kiểm soát tình trạng dư thừa mỡ nội tạng bên trong cơ thể nếu không muốn đối diện với hàng vấn đề liên quan đến tim mạch, chức năng thần kinh, hệ tiêu hóa. Bài viết này sẽ giải đáp một cách chi tiết về tình trạng mỡ nội tạng trong cơ thể người và các phương pháp giảm mỡ hiệu quả!

Tại sao chúng ta có mỡ nội tạng? Có thể giảm loại mỡ này được không?

Tại sao chúng ta có mỡ nội tạng? Có thể giảm loại mỡ này được không?

Mỡ nội tạng là gì?

Mỡ nội tạng hay mỡ trước cơ là một dạng tích tụ mỡ thừa trong và xung quanh các cơ quan nội tạng của cơ thể người. Bao gồm các vị trí tiệm cận với gan, túi mật, tim, buồng trứng (ở phụ nữ), ruột non và các cơ quan khác trong bụng. Mỡ nội tạng không đơn thuần chỉ là mỡ dưới da, mà nó nằm ở bên trong các lớp cơ và có mối quan hệ mật thiết với chức năng của cơ quan nội tạng cũng như sự cân bằng nội tiết.

Sự xuất hiện của mỡ nội tạng bắt nguồn từ cơ chế chuyển hóa vật chất tự nhiên, liên quan nhiều đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Khi cơ thể hấp thụ calo và năng lượng nhiều hơn so với mức cần thiết. Các cơ quan sẽ tự động chuyển hóa lượng calo dư thừa thành mỡ, bao gồm mỡ nội tạng và lớp mỡ dưới da. Điều đó có nghĩa là chúng ta càng dư nhiều calo, càng hấp thụ nhiều dinh dưỡng không cần thiết thì mỡ nội tạng càng tăng lên.

Nhìn chung, mỡ nội tạng có cả mặt lợi và mặt hại. Về ưu điểm, nếu duy trì mức độ mỡ nội tạng thấp hơn chỉ số cảnh báo. Chúng có nhiệm vụ bảo vệ tim, gan và một số bộ phận khác trước những tổn thương vật lý và dao động nhiệt. Đây cũng là nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể, luôn sẵn sàng giải phóng để phục vụ cho các hoạt động khác nhau.  Đồng thời, đảm bảo khi chúng ta bị bệnh, cơ thể không quá mệt mỏi, hoặc mất năng lượng.

Tuy nhiên, dư thừa mỡ nội tạng có thể dẫn đến những mối nguy cực kỳ lớn đối với cơ thể. Mỡ nội tạng sản xuất ra các chất hormone, như adipokin và cytokine. Có thể ảnh hưởng đến chức năng nội tiết và sự cân bằng cơ thể. Mức độ mỡ nội tạng cao hơn cảnh báo có thể khiến chúng ta phải đối mặt với các bệnh lý nghiêm trọng. Chẳng hạn như: huyết áp cao, tiểu đường, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch và có nguy cơ gây đột quỵ.

Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng mỡ nội tạng tăng cao

Trước khi tìm hiểu về những cách để giảm mỡ nội tạng, điều quan trọng nhất mà chúng ta cần quan tâm đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Giống như mọi vấn đề khác trong cơ thể, để chữa bệnh trước hết phải thật sự hiểu rõ về chứng bệnh đó. Vì vậy, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia, thạc sĩ, bác sĩ để cung cấp cho các bạn thông tin về những nguyên nhân gây mỡ nội tạng:

Nguyên nhân dẫn đến mỡ nội tạng rất đa dạng và khó kiểm soát

Nguyên nhân dẫn đến mỡ nội tạng rất đa dạng và khó kiểm soát

  • Béo phì: Béo phì là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mỡ nội tạng tăng cao. Đây là một dạng bệnh lý thường gặp, có mối liên hệ mật thiết đối với lối sống không lành mạnh và chế độ ăn uống không cân đối. Đặc biệt là việc hấp thụ nhiều calo, ăn nhiều đường, chất béo không tốt cho sức khỏe.
  • Di truyền: Di truyền đóng một vai trò quan trọng trong khả năng tích tụ mỡ nội tạng. Nếu bạn có người thân trong gia đình mắc bệnh béo phì hoặc có vấn đề về mỡ nội tạng, khả năng cao là bạn cũng có nguy cơ đối diện với tình trạng này.
  • Tuổi tác: Khi tuổi tác tăng, cơ thể có xu hướng mất đi một lượng cơ đáng kể và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ mỡ nội tạng do hoạt động của các nhóm cơ suy yếu, đặc biệt nếu không có sự điều chỉnh về lối sống thì tình trạng này càng nghiêm trọng.
  • Tiền sử bệnh: Một số bệnh lý nền có nguy cơ làm tăng khả năng tích tụ mỡ nội tạng và gây hại cho cơ thể như tiểu đường loại 2, bệnh gan nhiễm mỡ, hội chứng cushing và các bệnh nội tiết khác.
  • Stress: Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa căng thẳng và mỡ nội tạng. Stress có thể kích hoạt cơ chế cơ thể sản xuất hormone cortisol, gây tăng lượng mỡ tích tụ trong vùng bụng.
  • Thiếu hoạt động thể chất: Một lối sống không lành mạnh, ít vận động thể chất khiến mỡ tích tụ trong cơ thể không được giải phóng thành năng lượng cần thiết. Điều đó góp phần làm cho tình trạng mỡ thừa trong cơ thể tăng lên gấp nhiều lần.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Ăn quá nhiều so với nhu cầu, thực phẩm được chế biến sẵn, chứa nhiều gia vị, đường, muối; thói quen sử dụng đồ uống có gas, có cồn… góp một phần vào sự tích tụ của mỡ nội tạng trong cơ thể chúng ta.

Chuyên gia giải đáp cách giảm mỡ nội tạng hiệu quả

Mỡ nội tạng không giống như lớp mỡ dưới da, chúng bám chắc vào cơ và các bộ phận tiệm cận trong cơ thể. Vậy nên để giảm mỡ nội tạng cần tốn nhiều thời gian, công sức và cả sự nỗ lực của chính chúng ta. Các chuyên gia khẳng định tình trạng mỡ nội tạng quá cao có thể được kiểm soát thông qua một kế hoạch chăm sóc sức khỏe toàn diện.

Chế độ ăn khoa học, luyện tập, kiểm soát stress là những cách giảm mỡ nội tạng tốt nhất tại nhà

Chế độ ăn khoa học, luyện tập, kiểm soát stress là những cách giảm mỡ nội tạng tốt nhất tại nhà

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh là chìa khóa vàng cho các vấn đề về sức khỏe. Với mục tiêu giảm mỡ nội tạng, bạn cần dừng ngay việc ăn quá nhiều, dư thừa calo và các nguồn dinh dưỡng không cần thiết. Tập trung vào việc loại bỏ mỡ thừa ra khỏi cơ thể bằng cách cung cấp đủ chất xơ, protein, chất béo có lợi và một phần nhỏ tinh bột chậm. Hãy tránh xa đường, chất béo bão hòa và natri. Nên ăn ít nhưng chia thành các bữa nhỏ để giữ đường huyết ổn định.

Tập luyện thể thao: Tăng cường hoạt động thể chất đều đặn luôn luôn có lợi cho sức khỏe. Phương pháp này vừa giúp giảm cân, giảm mỡ thừa lại còn cải thiện tình trạng mỡ nội tạng. Thường xuyên luyện tập thể lực, cardio và tập luyện kháng lực, chú ý các phương pháp tập trung vào vùng bụng như đi bộ, nhảy dây. Đây cũng là nơi chứa nhiều mỡ nội tạng nhất trong cơ thể chúng ta. 

Đọc thêm: [Giải đáp] Nhảy dây có giảm mỡ bụng không? Tại sao?

Giảm cân khi cần thiết: Nếu bạn đang ở trong tình trạng béo phì hoặc thừa cân cần thiết phải thực hiện các biện pháp để giảm cân. Đây là một cách hiệu quả để kiểm soát sự ổn định của cơ thể và giảm mỡ nội tạng. Tuy nhiên, giảm cân trong các trường hợp này cần được thực hiện dưới sự giám sát của chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Điều chỉnh các yếu tố nguy cơ: Kiểm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, hàm lượng cholesterol xấu vượt mức cảnh báo và tiểu đường loại 2 luôn được khuyến nghị. Điều đó giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe tim mạch, ổn định đường huyết và giảm mỡ trong máu tốt hơn.

Sử dụng thuốc và các liệu pháp khi được chỉnh định: Trong một số trường hợp (đặc biệt nghiêm trọng) bác sĩ có thể đề xuất sử dụng thuốc ức chế để giảm mỡ nội tạng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải dựa trên đánh giá bác sĩ và được điều chỉnh theo tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người. Tuyệt đối không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào trong thời kỳ này nếu không có yêu cầu của bác sĩ chuyên môn.

Thăm khám thường xuyên: Theo dõi các chỉ số quan trọng và thăm khám với bác sĩ thường xuyên nhằm đánh giá một cách chính xác tình trạng mỡ nội tạng. Từ đó, chuyên gia sẽ cân nhắc điều chỉnh phương pháp điều trị và xác định các bước tiếp theo.

Phòng ngừa mỡ nội tạng bằng cách nào?

Học tập 7 nguyên tắc giúp phòng ngừa mỡ nội tạng tích tụ quá nhiều

Học tập 7 nguyên tắc giúp phòng ngừa mỡ nội tạng tích tụ quá nhiều

Chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa tình trạng mỡ nội tạng tăng cao thông qua những phương pháp đơn giản như sau:

  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học phù hợp với mục tiêu về sức khỏe và cân nặng.
  • Thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể thao hoặc luyện tập cardio như: đi bộ, nhảy dây, chạy bộ mỗi ngày.
  • Không ăn quá nhiều, tránh xa đồ ăn vặt, thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống có chứa phẩm màu, đường hóa học…
  • Luyện tập trí não cũng là một cách để đốt cháy mỡ và năng lượng dư thừa trong cơ thể.
  • Kiểm soát các vấn đề về tâm lý, tìm cách giải tỏa căng thẳng khi nhận thấy sức khỏe tinh thần của mình không ổn định.
  • Sử dụng một số loại thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể theo chỉ định
  • Khám bệnh định kỳ 3-6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe

Việc giảm mỡ nội tạng là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự quyết tâm, kiên nhẫn rất cao. Nhất là trong những trường hợp cơ thể đang mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng như tiểu đường, béo phì, tim mạch. Tuy nhiên, nếu tuân thủ chặt chẽ các biện pháp được đề ra, thay đổi lối sống và theo dõi hướng dẫn của bác sĩ. Bạn có thể cải thiện được tình trạng sức khỏe hiện tại. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần sự tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên môn, có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ!

Khám phá thêm một số cách giúp giảm mỡ trong cơ thể hiệu quả hơn:

Thực đơn tăng cơ giảm mỡ cải thiện vóc dáng ấn tượng

TOP 8 Bài tập giảm mỡ bụng nữ siết eo về dáng tức thì

Ăn gì để giảm mỡ bụng hiệu quả? Thực đơn giảm cân 7 ngày

Chia sẻ ngay:
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds