Bánh mì pate bao nhiêu calo? Ăn nhiều có được không?
Bánh mì pate chứa hàm lượng calo khá lớn, dao động từ 400 – 700 calo/100gr bánh. Điều này chủ yếu xuất phát từ lượng calo có trong pate, ngoài ra bánh mì trắng và một số món ăn kèm cũng làm tăng năng lượng cho chiếc bánh. Ăn nhiều bánh mì pate không tốt cho sức khỏe nên cần thận trọng, lựa chọn nguồn pate chất lượng, thay thế bánh mì trắng bằng các loại bánh mì ngũ cốc tốt hơn!
Bánh mì pate là món ăn cực kỳ được yêu thích và phổ biến đến mức chúng ta có thể tìm mua ở bất kỳ đâu trên đường phố Việt Nam. Hương vị đậm đà của pate, các nguyên liệu ăn kèm cùng chiếc bánh mì trắng tạo nên cảm giác thơm ngon khó cưỡng. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng ăn bánh mì pate cung cấp quá nhiều calo và thậm chí còn mang đến một số tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Vậy điều này có đúng hay không? Tham khảo ngay bài viết này để được giải đáp: Bánh mì pate bao nhiêu calo và ăn như thế nào đúng cách!
Hàm lượng dinh dưỡng và thành phần của bánh mì pate
Bánh mì pate thường được làm từ bánh mì trắng, sau đó phết một lớp pate vào giữa và ăn kèm với rau thơm, dưa chuột, cà rốt hoặc một số thực phẩm khác. Sự kết hợp này mang đến khá nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như: protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, bánh mì pate không được gợi ý bổ sung hàng ngày vì những vấn đề liên quan đến hàm lượng dinh dưỡng, calo và thành phần của bánh. Cụ thể như sau:
Về hàm lượng dinh dưỡng:
Theo chuyên gia, trong 100 120g bánh mì pate (tương đương 1 chiếc bánh) có thể chứa các chất dinh dưỡng như sau:
Protein: 15 – 18g
Carbohydrate: 40- 45g
Chất béo: 18- 20gg
Vitamin A: 2000 – 2100 IU
Vitamin B12: 1,2 – 1,3 mcg
Selen: 20 – 22 mcg
Sắt: 3 – 3,5 mg
Đồng: 0,2 – 0,3 mg
Natri: 600 – 700 mg
Kali: 150 – 170 mg
Canxi: 50 – 60 mg
Magie: 20 – 25 mg
Về thành phần bánh mì pate:
- Bánh mì: Làm từ bột mì, nước, men, muối, đường, dầu ăn, sữa và dấm. Sau đó, để lên men và nướng trên nhiệt độ cao. Có thể có thêm các loại bột khác như bột gạo, bột khoai, bột bắp tùy theo cách chế biến.
- Pate: Được làm từ gan lợn, thịt lợn, mỡ lợn, gia vị, bơ và sữa. Có thể có thêm các loại pate khác như pate gan bò, pate gan gà, pate cá hoặc một số phụ gia.
Thông thường, bánh mì pate sẽ được kết hợp với một số nguyên liệu phổ biến khác như: chả, giò, xúc xích, trứng, bò khô, rau thơm, cà rốt, dưa chuột… Tùy theo sở thích và khẩu vị của mỗi người. Những nguyên liệu này thường làm tăng chất dinh dưỡng, một số chất có thể không có lợi và cả calo cho bánh mì pate.
Bánh mì pate bao nhiêu calo? Có cao không?
Bánh mì pate thực tế khá ngon miệng. Ăn bánh mì pate có thể cung cấp cho cơ thể khá nhiều năng lượng. Nhưng, cần phải khẳng định rằng loại bánh mì này có chứa rất nhiều calo, dao động trong khoảng từ 400 – 500 calo trong 1 chiếc bánh. Khi so sánh với nhu cầu năng lượng của cơ thể (1600 -2000 calo/ngày) thì đây là một con số rất lớn. Nếu không điều chỉnh khẩu phần ăn thì rất dễ gây ra các vấn đề không mong muốn cho sức khỏe.
Nếu ăn bánh mì pate kèm với các thực phẩm khác như trứng, chả, xúc xích, thịt, thì lượng calo thậm chí còn tăng lên đáng kể. Điển hình như:
- Bánh mì pate trứng: 450 -600 calo
- Bánh mì pate chả: 430 – 550 calo
- Bánh mì pate xúc xích: 500 – 700 calo
- Bánh mì pate thịt nướng: 500 – 650 calo
Với hàm lượng calo quá cao như vậy thì việc chúng ta ăn bánh mì pate thường xuyên có thể dẫn đến dẫn đến tình trạng thừa chất, cơ thể dung nạp quá nhiều calo mà không được giải phóng. Trong khi đó, pate cũng không phải là thực phẩm tốt cho sức khỏe với thành phần từ gan, mỡ và một số loại phụ gia. Điều này làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý về huyết áp, tim mạch, tiểu đường… Ngoài ra, bạn cũng cần thận trọng bởi một số nhóm đối tượng thật sự không nên ăn bánh mì pate. Tốt hơn hết là chỉ giới hạn việc ăn bánh mì pate chỉ 1-2 lần/tuần, Nếu có điều kiện thì nên tự làm pate tại nhà với nguyên liệu chất lượng để đảm bảo an toàn.
Ăn bánh mì pate có thật sự an toàn cho sức khỏe hay không?
Không thể phủ nhận rằng việc ăn bánh mì pate có thể mang đến một số lợi ích cho sức khỏe nếu được áp dụng đúng khẩu phần với nguồn nguyên liệu chất lượng cao. Mặc dù vậy, đa phần bánh mì pate mà chúng ta mua bên ngoài thường không thật sự an toàn, cách chế biến đôi khi không đảm bảo và việc cung cấp quá nhiều calo dễ gây tác dụng phụ cho cơ thể. Điển hình như các vấn đề sau:
Nhiễm khuẩn: Pate được làm chín và chế biến khá phức tạp. Tuy nhiên, trong quá trình sơ chế, các nguyên liệu tươi sống như thịt, mỡ, gan hoàn toàn có thể bị nhiễm khuẩn do chất lượng không đảm bảo hoặc tiếp xúc quá lâu với môi trường bên ngoài. Điều này làm tăng nguy cơ xuất hiện các loại vi khuẩn như: salmonella, listeria, E. coli và clostridium botulinum. Điều này dẫn đến các trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, nôn mửa, sốt cao và các triệu chứng khác.
Tăng huyết áp: Pate thường chứa hàm lượng muối khá cao nhằm đảm bảo hương vị và tăng hiệu quả bảo quản. Việc ăn bánh mì pate (nhiều pate) có thể gây nên các triệu chứng tim đập nhanh, tăng huyết áp, các vấn đề về gan thận. Tình trạng này cũng tương đối nguy hiểm với các trường hợp có tiền sử bệnh lý tim mạch.
Gây tăng cân: Với hàm lượng calo quá cao như vậy thì việc ăn bánh mì pate thường xuyên, ăn quá nhiều trong ngày chắc chắn sẽ gây tăng cân, tích tụ mỡ thừa. Bên cạnh đó, ăn bánh mì pate cũng làm tăng khả năng béo phì, tiểu đường, xơ vữa mạch máu, cholesterol trong máu cao, rối loạn lipid máu ở người trẻ tuổi.
Không an toàn cho phụ nữ mang thai: Đối tượng phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần tránh ăn bánh mì pate. Bởi món ăn này chứa nhiều chất không có lợi cho thai kỳ, đặc biệt là gan động vật (do chứa nhiều vitamin A). Giai đoạn này tương đối đặc biệt nên chị em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng hoặc trước khi ăn bất kỳ món ăn nào cảm thấy không thật sự tốt.
Một số lưu ý quan trọng khi ăn bánh mì pate có thể bạn chưa biết!
Nếu bạn thật sự thích ăn bánh mì pate và cảm thấy món ăn này không gây ra quá nhiều trở ngại đối với sức khỏe thì có thể lựa chọn. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn:
- Nếu mua pate ở ngoài nên chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chứng nhận an toàn thực phẩm và được bày bán tại các địa điểm uy tín. Tránh mua pate không rõ xuất xứ, hết hạn, hoặc có màu sắc, có mùi bất thường hoặc màu sắc không tươi mới. Nếu có thể nên tìm hiểu cách chế biến, tự làm pate tại nhà thì sẽ đảm bảo hơn.
- Bảo quản pate đúng cách trong ngăn mát tủ lạnh có nhiệt độ thấp hoặc ngăn đá và sử dụng trong vòng 3-5 ngày sau khi mở hộp. Không để pate ở bên ngoài, nhiệt độ quá cao hoặc đã bị tiếp xúc với không khí, ánh nắng, nước vì dễ gây nhiễm khuẩn, ngộ độc thực phẩm.
- Ăn pate với một lượng vừa phải, không nên ăn quá 70gr pate một ngày. Khuyến nghị cho các bạn dễ tăng cân không nên ăn bánh mì pate quá 1 lần/tuần. Sức khỏe bình thường thì có thể ăn nhiều hơn, khoảng 2 lần/tuần vào bữa sáng. Trường hợp có tiền sử bệnh lý về tim mạch, huyết áp, gan thận hoặc dị ứng với các nguyên liệu có trong bánh mì pate thì tránh ăn hoàn toàn.
- Để tăng cường lợi ích đối với sức khỏe, chúng ta có thể giảm lượng pate, chọn loại bánh mì ngũ cốc nguyên hạt. Ăn kèm với rau xanh, trái cây hoặc bổ sung nước chanh để cung cấp vitamin, chất xơ và giảm độ ngấy của pate. Các chuyên gia cũng đặc biệt khuyến nghị, chúng ta nên tránh ăn bánh mì pate với các thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo, muối, gia vị mạnh…
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp chi tiết thông tin ăn bánh mì pate bao nhiêu calo. Cùng với đó là những đánh giá về mặt lợi và mặt hại với sức khỏe khi lựa chọn món ăn này. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn chi tiết hơn về khẩu phần ăn tốt cho sức khỏe, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Tham khảo thông tin chi tiết về hàm lượng calo của một số loại bánh phổ biến và hướng dẫn cách xây dựng chế độ ăn hợp lý:
Bánh mì trứng bao nhiêu calo? Ăn để giảm cân được không?
Bánh trứng bao nhiêu calo? Ăn bánh trứng có béo không?
Bánh bao thịt bao nhiêu calo? Ăn nhiều có béo không?
Các bài viết liên quan
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- 5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở vùng kín có thể bạn chưa biết!
- Vai trò của nội tiết tố nam là gì với sức khỏe nam giới?
- Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Cách điều trị
- 9 vấn đề sức khỏe thường gặp do nội tiết tố là gì?
- Vitamin K là gì? Vitamin K có tác dụng gì với sức khỏe và làn da?
- [Giải đáp nhanh] Tiêm filler mũi có được nằm nghiêng không?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?
- Chất béo là gì? Vai trò và nhu cầu của chất béo với cơ thể