1 quả chuối bao nhiêu calo? Ăn chuối có tốt không?
Hàm lượng calo trong những trái chuối được xếp vào nhóm khá cao khi so sánh với những loại trái cây khác. Trung bình 1 quả chuối 100g có thể chứa khoảng 77 calo đối với chuối xanh và 96 calo đối với chuối chín. Tuy nhiên, định lượng này có thể thay đổi phụ thuộc vào trọng lượng của chuối, giống chuối và lượng đường tự nhiên. Ăn chuối tốt nhưng cần lưu ý không ăn quá nhiều vì có thể dụng nạp nhiều đường, ảnh hưởng tới cân nặng và sức khỏe!
Chuối là loại trái cây đặc trưng của miền nhiệt đới, được trồng phổ biến tại Việt Nam. Loại quả mềm này có màu vàng đặc trưng, hương thơm và vị ngọt bùi ấn tượng. Đa số mọi người có thói quen ăn chuối chín trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn khác nhau, thậm chí trong nhiều trường hợp loại quả này còn được áp dụng trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh. Tuy nhiên, việc ăn chuối không phải lúc nào cũng tốt và đem lại lợi ích nếu không biết cách kiểm soát khẩu phần. Vậy 1 quả chuối bao nhiêu calo? Ăn chuối như thế nào đảm bảo sức khỏe và không gây tăng cân? Tham khảo chi tiết ngay!
1 quả chuối bao nhiêu calo? Chứa những chất dinh dưỡng gì?
Hàm lượng calo trong 1 trái chuối được xác định phần lớn bởi trọng lượng và độ chín của loại quả này. Theo đó, chuối càng chín thì càng chứa nhiều đường và hàm lượng calo cũng cao hơn so với chuối xanh. Ngoài ra, giống chuối khác nhau thì lượng calo cũng khác nhưng đa phần các loại chuối ở Việt Nam có mức độ chênh lệch không đáng kể. Theo các chuyên gia tại Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam, 1 quả chuối xanh với trọng lượng 100g có thể chứa khoảng 77 calo. Trong khi với cùng trọng lượng, 1 quả chuối chín thường chứa đến 96 calo.
Tuy nhiên, không phải quả chuối nào cũng có trọng lượng 100 gram và lượng calo tương tự. Có thể có những trái có kích thước nhỏ và trọng lượng khiêm tốn như chuối cơm, chuối cao chỉ nặng 75 – 82 gram. Trong khi các loại chuối có khối lượng cao hơn như chuối tiêu, chuối ngự có thể có trọng lượng lên đến 120 – 150 gram. Như vậy, thông qua đó, có thể xác định một cách tổng quát hơn, 1 quả chuối xanh thường có lượng calo giao động từ 63 calo đến 115 calo. Còn 1 quả chuối chín có định lượng calo, được xác định trong khoảng từ 79 calo đến 114 calo.
Với các loại chuối khác lớn hơn nữa như 1 quả chuối tây bao nhiêu calo? Trường hợp của chuối tây với trọng lượng lớn hơn 150 gram có thể chứa đến 135 – 140 calo.
Về giá trị dinh dưỡng, trong 1 quả chuối có nhiều tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin A, vitamin C, vitamin B6, vitamin B2, Kali, Magie, Natri,… Lượng tinh bột của chuối chủ yếu đến từ đường tự nhiên (fructose), đường phức tạp (sucrose) và đơn đường (glucose).
Tìm hiểu thêm: 1 trái chuối sứ bao nhiêu calo? Có nên ăn loại chuối này không?
Ăn chuối có tốt cho sức khỏe hay không?
Việc ăn chuối một cách điều độ và đưa vào khẩu phần dinh dưỡng hợp lý mang đến một số lợi ích thiết thực cho sức khỏe. Cụ thể như sau:
+ Cải thiện chức năng đường ruột: Chuối có chứa chất xơ hòa tan prebiotic có tác dụng kích thích, nuôi dưỡng lợi khuẩn giúp phát triển trong đường ruột. Ngoài ra, ăn chuối cũng góp phần tăng cường chức năng miễn dịch, giúp cơ thể hấp thu tối ưu các chất dinh dưỡng được nạp vào.
+ Kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ: Lượng Kali tự nhiên có trong chuối có vai trò quan trọng với sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa cao huyết áp. Đây cũng là một loại khoáng chất giúp điều chỉnh hoạt động cơ của các nhóm cơ bắp. Đồng thời, giữ vai trò cân bằng điện giải trong cơ thể.
+ Ngăn ngừa thiếu máu: Các loại vitamin có trong chuối như vitamin B2 thúc đẩy việc hình thành acid folic, yêu cầu cơ thể chủ động sản xuất thêm hồng cầu. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với phụ nữ, những người thường xuyên bị thiếu máu. Nhờ vậy mà hoạt động của não bộ được cải thiện, chị em ít bị đau đầu, mệt mỏi hơn.
+ Tốt cho thị lực: Chuối chứa 64 IU vitamin A và 8.7mg vitamin C giúp cải thiện thị lực và bảo vệ đôi mắt. Ngoài ra, các khoáng chất khác trong những trái chuối chín cũng góp phần điều hòa sự ổn định của đôi mắt, tránh tình trạng khô mắt, mỏi mắt do thiếu dinh dưỡng hoặc thiếu nước.
Gợi ý đọc thêm: Chuối có tác dụng gì cho da mặt? Bí quyết làm đẹp từ thiên nhiên
Có nên đưa chuối vào chế độ ăn giảm cân hay không?
Chuối nếu được đưa vào khẩu phần ăn một cách hợp lý, sẽ hỗ trợ cho quá trình giảm cân của bạn. Trong chuối có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với định lượng calo không quá cao. Hàm lượng chất xơ có trong chuối đem lại cho bạn cảm giác no lâu hơn và đặc biệt trong loại quả này có chất xơ kháng tinh bột (ít calo và có lợi cho sức khỏe). Không chỉ vậy, chuối chứa khá nhiều nước, giúp bù khoáng chất cho cơ thể, hạn chế sự mất nước và duy trì chức năng các cơ quan khi bị đói hoặc đang thực hiện chế độ ăn giảm cân.
Để có hiệu quả giảm cân tốt nhất, bạn có thể tham khảo các mẹo sau:
Ăn trước khi tập luyện: Việc giảm cân (theo tiêu chí giảm mỡ) muốn đạt được hiệu quả tốt nhất thật sự cần luyện tập thể thao hàng ngày. Trước đó, bạn không nên để bụng đói vì dễ ảnh hưởng đến dạ dày, gây mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Thời điểm này, có thể cân nhắc bổ sung năng lượng bằng một trái chuối chín. Ngoài ra, việc này cũng giúp hạn chế các cơn co cơ bắp, chuột rút trong quá trình luyện tập nhờ thành phần kali trong chuối.
Chế biến các món ăn ít calo: Việc chỉ ăn chuối không thể cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, cần kết hợp với một số nguyên liệu khác để tạo ra món ăn hỗ trợ giảm cân hiệu quả hơn và đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng. Nguyên liệu tốt nhất trong trường hợp này có thể là sữa chua, yến mạch, một số loại hạt. Tham khảo cách làm các món ăn từ chuối như sinh tố chuối sữa chua, bánh chuối yến mạch, chuối nghiền…
Nên ăn chuối vào buổi sáng: Các chuyên gia dinh dưỡng đặc biệt khuyến nghị việc ăn chuối vào buổi sáng. Vì thời điểm này cơ thể có khả năng hấp thu dưỡng chất tốt và việc ăn chuối cũng giúp no lâu hơn. Điều này cũng hỗ trợ khá nhiều cho mục đích đốt cháy calo nếu bạn lỡ ăn quá nhiều chuối cho 1 bữa sáng.
Những khuyến nghị quan trọng khi ăn chuối mỗi ngày
Để đảm bảo hương vị khi ăn chuối, không bị tăng cân và đạt được những lợi ích đối với sức khỏe. Có một số khuyến nghị cụ thể từ các chuyên gia dinh dưỡng đối với chúng ta như sau:
+ Không ăn chuối khi bụng đói: Việc bạn ăn chuối với một chiếc bụng rỗng có xu hướng khiến bạn bị đau dạ dày do chuối có nhiều Vitamin C. Cùng với đó, lượng magie trong máu có gia tăng đột ngột khi ăn chuối cũng có khả năng gây những ảnh hưởng xấu đến tim mạch.
+ Tránh ăn quá nhiều chuối một ngày: Vì lượng đường (chứa nhiều calo) trong chuối tương đối cao, nên ăn nhiều có thể gây thừa calo, dẫn đến việc tăng cân. Ngoài ra, bổ sung quá nhiều đường cũng có nguy cơ gây ra sự mất cân bằng đường huyết, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
+ Không ăn trái chuối quá chín: Ngoài việc làm giảm độ thơm ngon khi thưởng thức món ăn, việc ăn chuối chín quá chín (xuất hiện nhiều đốm đen) còn sinh ra các nhóm chất tyramine gây tăng huyết áp, hội chứng đau đầu và nhiều vấn đề khác.
+ Không nên ăn chuối khi bị thận: Bởi trong chuối có nhiều kali và magie, đây là 2 khoáng chất được bài tiết qua thận. Khi chức năng lọc ở thận suy yếu, việc phải xử lý kali và magie có thể gây áp lực nặng nề, làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh và ảnh hưởng đến khả năng điều trị.
+ Ăn có giới hạn trong ngày: Các chuyên gia khuyến nghị chỉ nên ăn tối đa 1-2 quả chuối mỗi ngày và không ăn nhiều hơn. Bởi lẽ một loại thực phẩm rất tốt nhưng ăn quá nhiều thì đều gây tác động xấu đến sức khỏe. Vì vậy bạn nên cân bằng, ăn lượng vừa đủ để đem lại hiệu quả tốt nhất với cơ thể.
Hi vọng những thông tin chia sẻ trên giúp bạn có thêm kiến thức 1 quả chuối bao nhiêu calo và những lợi ích tuyệt vời mà loại trái này đem lại cho sức khỏe con người. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp với các chuyên gia dinh dưỡng của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- 5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở vùng kín có thể bạn chưa biết!
- Vai trò của nội tiết tố nam là gì với sức khỏe nam giới?
- Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Cách điều trị
- 9 vấn đề sức khỏe thường gặp do nội tiết tố là gì?
- Vitamin K là gì? Vitamin K có tác dụng gì với sức khỏe và làn da?
- [Giải đáp nhanh] Tiêm filler mũi có được nằm nghiêng không?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?
- Chất béo là gì? Vai trò và nhu cầu của chất béo với cơ thể
- Cholesterol thấp là gì? Cholesterol thấp có nguy hiểm không?