1 cái kẹo mút bao nhiêu calo? Tại sao bé không nên ăn?

Kẹo mút là món ăn vặt tuổi thơ khoái khẩu của nhiều trẻ em. Loại kẹo này có màu sắc bắt mắt, vị ngọt cùng hương thơm dễ chịu nên rất được các bé yêu thích. Tuy nhiên, việc trẻ nhỏ ăn kẹo mút thường xuyên khiến các bậc phụ huynh lo ngại và đặt ra câu hỏi 1 cái kẹo mút bao nhiêu calo? Ăn kẹo mút có tác động như thế nào đến sức khỏe? Tham khảo bài viết này để được giải đáp chi tiết và khuyến nghị một số thực phẩm thay thế lành mạnh hơn.

1 cái kẹo mút bao nhiêu calo? Ăn nhiều có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe?

1 cái kẹo mút bao nhiêu calo? Ăn nhiều có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe?

 

Giải đáp: 1 Cái kẹo mút bao nhiêu calo?

Kẹo mút có nhiều hình dạng và màu sắc sặc sỡ, được yêu thích bởi vị ngọt đậm đà và hương thơm từ trái cây. Thành phần chính của những chiếc kẹo mút là đường, chất làm ngọt và phẩm màu. Một số loại còn được bổ sung thêm vitamin từ trái cây nhưng với hàm lượng thấp.

Trung bình, một chiếc kẹo mút có trọng lượng 10 gram và cung cấp khoảng 40 calo. Điều này có nghĩa là khi trẻ ăn một chiếc kẹo mút nhỏ, cơ thể sẽ nhận được một lượng calo khá cao so với khẩu phần thực tế của các em. Bên cạnh đó, kẹo mút có kích thước, khối lượng càng lớn thì calo càng nhiều. 

Ngoài thành phần chính là đường và chất làm ngọt nhân tạo, kẹo mút hầu như không cung cấp bất kỳ dưỡng chất cần thiết nào cho cơ thể. Việc dư thừa đường trong khẩu phần hàng ngày, nếu không được sử dụng ngay, thành phần này sẽ chuyển hóa thành glycogen và triglyceride (chất béo trung tính), sau đó tích trữ dưới dạng mỡ trong cơ thể. 

Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, mặc dù kẹo mút có thể thỏa mãn cơn thèm ngọt, nhưng chúng không phải là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, đặc biệt là với đối tượng trẻ em.

Tìm hiểu thêm: 1 cái kẹo lạc bao nhiêu calo? Tại sao nên hạn chế ăn loại kẹo này?

Ăn kẹo mút có hại gì cho sức khỏe?

Kẹo mút chứa nhiều đường, làm tăng nguy cơ sâu răng, ảnh hưởng đến đường huyết và nhiều tác dụng phụ khác

Kẹo mút chứa nhiều đường, làm tăng nguy cơ sâu răng, ảnh hưởng đến đường huyết và nhiều tác dụng phụ khác

Việc tiêu thụ kẹo mút thường xuyên có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Dưới đây là một số tác hại chính của kẹo mút đối với sức khỏe:

Gây tăng cân và béo phì ở trẻ nhỏ

Kẹo mút chứa rất nhiều đường và là yếu tố gây tăng cân, thừa mỡ rất nhanh nếu ăn quá nhiều hoặc ăn liên tục hàng ngày. Đường dư thừa trong có thể có xu hướng chuyển hóa thành mỡ dưới da, mỡ nội tạng và làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 40% lượng đường tiêu thụ sẽ được lưu giữ dưới dạng chất béo trong cơ thể, góp phần gây béo phì.

Thiếu hụt các chất dinh dưỡng

Ngoài đường, kẹo mút dường như rất nghèo nàn về mặt dinh dưỡng. Mặc dù một số loại kẹo mút có thêm bổ sung thêm hương cam (vitamin C), nhưng định lượng này thường khá thấp và không đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em. Hơn nữa, cơ thể cần rất nhiều loại vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, và vitamin A để tiêu hóa đường hiệu quả. Việc thiếu các chất dinh dưỡng này có thể dẫn đến tình trạng còi xương, thiếu máu và giảm hệ miễn dịch.

Gây sâu răng và viêm lợi

Đường trong kẹo mút là nguyên nhân chính gây bào mòn men răng, sâu răng, viêm nhiễm ở vùng lợi. Khi ăn kẹo mút, đường sẽ kích hoạt vi khuẩn trong miệng, tạo ra axit gây hỏng men răng. Nếu không vệ sinh răng miệng kỹ càng, trẻ có thể bị sâu răng, chảy máu nướu và hỏng răng.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Khi lượng đường trong máu tăng cao đột xuất do ăn kẹo mút hay bất kỳ thực phẩm có chất tạo ngọt nào khác, cơ thể buộc phải sản xuất nhiều insulin để kiểm soát. Việc này nếu tiếp diễn theo thời gian, tuyến tụy có thể trở nên quá tải, dẫn đến kháng insulin và tăng nguy cơ đái tháo đường dù là ở trẻ em.

Ảnh hưởng tâm lý và hành vi 

Hàng loạt nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em, đặc biệt là vấn đề về tâm lý và hành vi. Trẻ em ăn nhiều kẹo mút có thể trở nên hiếu động, khó tập trung và có nguy cơ phát triển các vấn đề tâm lý như lo âu và trầm cảm.

Khám phá ngay: Đường bao nhiêu calo? Lợi và hại khi ăn đường đối với sức khỏe

Những món ăn vặt lành mạnh cho trẻ tốt hơn kẹo mút

Trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và là loại thực phẩm thay thế lành mạnh cho những chiếc kẹo mút

Trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và là loại thực phẩm thay thế lành mạnh cho những chiếc kẹo mút

Để đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện cho trẻ, các bậc phụ huynh nên tìm kiếm những món ăn vặt lành mạnh thay thế kẹo mút. Dưới đây là một số gợi ý về những thực phẩm tốt cho sức khỏe, bao gồm việc nên ăn gì, ăn bao nhiêu và ăn vào thời điểm nào:

Trái cây tươi

+ Loại trái nên ăn: Hầu hết các loại trái cây đều cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Nhưng nên hạn chế các loại quả chứa nhiều đường hoặc quá chua để tránh bé bị đau buốt răng, viêm nướu hoặc gặp vấn đề về tiêu hóa. 

+ Định lượng phù hợp: Trẻ nhỏ (trên 3 tuổi) nên ăn khoảng 30 – 70 gram trái cây mỗi ngày. Từ trên 10 tuổi có thể ăn tối đa 70 – 100g trái cây tươi để bổ sung dưỡng chất cần thiết.

+ Thời điểm ăn: Trái cây là món ăn vặt tuyệt vời vào buổi sáng, các bữa phụ giữa trưa và chiều. Tuy nhiên, cần hạn chế ăn hoa quả vào ban đêm, đặc biệt là những loại quả chua vì dễ gây đau dạ dày.

Có thể bạn quan tâm: Cập nhật chi tiết bảng calo của trái cây tại Việt Nam

Sữa chua

+ Nên ăn gì: Sữa chua tự nhiên không đường hoặc sữa chua Hy lạp được lên men tự nhiên và kiểm soát về chất lượng là món ăn vặt thay thế lành mạnh cho trẻ em, người lớn và cả người cao tuổi. 

+ Ăn bao nhiêu: Một hũ sữa chua nhỏ (khoảng 125-150 gram) mỗi ngày là đủ để cung cấp men vi sinh, chất béo có lợi, vitamin và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe.

+ Ăn khi nào: Thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua là vào buổi sáng, bữa ăn phụ (nếu đói) hoặc có thể ăn sau bữa tối nhưng cần cách thời gian đi ngủ tối thiểu 4 tiếng để cơ thể chuyển hóa năng lượng tốt hơn. 

Các loại hạt

+ Nên ăn gì: Hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ , hạt óc chó, hạt đậu… không tẩm ướp thêm bất kỳ loại gia vị nào khác là nguồn cung cấp dinh dưỡng lành mạnh cho mọi đối tượng (nếu không bị dị ứng). 

+ Ăn bao nhiêu: Người lớn có thể ăn khoảng 1/4 cốc (tương đương 28 gram) hạt hoặc quả hạch mỗi ngày. Tuy nhiên, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em thấp hơn nên có thể giảm xuống còn 10 – 15g/ngày.

+ Ăn khi nào: Hạt và quả hạch có thể ăn vào giữa buổi sáng hoặc buổi chiều như một bữa phụ giàu năng lượng; tránh ăn vào bữa tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ.

Đọc thêm: 100g hạt óc chó bao nhiêu calo? Ăn nhiều có hại không?

Thay vì cho trẻ ăn kẹo mút có nhiều calo và ít dinh dưỡng, các bậc phụ huynh nên tìm kiếm các món ăn vặt giàu dinh dưỡng như trái cây, rau củ và sữa chua. Kết hợp các món ăn vặt lành mạnh này vào chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ sẽ giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ sự phát triển và duy trì sức khỏe tốt. 

Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp kẹo mút bao nhiêu calo và những nguyên nhân nên hạn chế trong khẩu phần. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn và hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được khuyến nghị về chế độ dinh dưỡng lành mạnh và tốt cho sức khỏe!

Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds