1 lon bia bao nhiêu calo? Uống hàng ngày có tốt như lời đồn?
Trung bình 1 lon bia có chứa khoảng 135 – 150 calo. Hàm lượng calo có trong những lon bia phần lớn đến từ nồng độ cồn, đường còn sót lại khi bia được lên men. Việc uống bia (trong ngưỡng cho phép) có thể mang đến một vài tác dụng nhưng đi cùng với đó là những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe. Nên hạn chế uống bia và giới hạn định lượng có thể sử dụng mỗi ngày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thể chất và tinh thần.
Thức uống giải nhiệt cho những ngày hè không thể không nhắc đến những lon bia tươi mát. Đây là thức uống được lên men từ lúa mạch, sau đó được đóng vào các lon nhỏ để đảm bảo hương vị và duy trì thời gian bảo quản lâu hơn. Vì bia thường chứa cồn và sau khi uống xong thì mọi người thường có cảm giác đầy bụng, tăng cân vào ngày hôm sau. Vậy uống bia có tác hại hay gây tăng cân thật không? Tham khảo ngay để được giải đáp chi tiết 1 lon bia bao nhiêu calo và cần lưu ý những gì khi uống!
1 lon bia bao nhiêu calo?
Trung bình mỗi lon bia có dung tích 330ml (theo quy cách đóng gói tại Việt Nam) có lượng calo được xác định vào khoảng 150 kcal. Tuy nhiên, lượng calo này không phải thông số chung vì có thể thay đổi dựa trên chủng loại, nhà sản xuất bia.
Có thể tham khảo thông tin về lượng calo có trong 1 lon bia đến từ những thương hiệu khác nhau như:
1 lon bia Sài Gòn: 150 calo.
1 lon bia Hà Nội: 150 calo.
1 lon bia 333: 150 calo.
1 lon bia Tiger: 150 calo.
1 lon bia Budweiser: 134 calo.
1 chai bia Corona Extra: 148 calo
1 lon bia Heineken: 150 calo.
Nguyên liệu chính tạo nên những lon bia mà chúng ta thưởng thức chủ yếu là lúa mạch, hoa bia, men bia và nước. Ngoài ra, một số loại bia có thể thay thế lúa mạch bằng các nguyên liệu phù hợp hơn với địa phương hoặc làm đa dạng khẩu vị như lúa mì, ngô. Điều này có khả năng làm thay đổi đáng kể lượng calo có trong 1 lon bia. Ngoài ra, cũng có một số yếu tố ảnh hưởng đến calo trong bia như: loại bia, nồng độ cồn và kích cỡ lon. Cụ thể như sau:
- Nồng độ cồn: Bia có nồng độ cồn cao thường có nhiều calo hơn do bản chất cồn đã chứa calo và để làm tăng nồng độ này thì người ta cần sử dụng nhiều nguyên liệu.
- Thành phần: Lượng calo cũng có khả năng bị thay đổi tùy thuộc vào loại ngũ cốc được sử dụng trong quá trình làm bia cùng với lượng đường còn sót lại sau quá trình lên men.
- Kích cỡ lon: Những lon bia có dung tích lớn cũng đồng thời chứa nhiều calo hơn với lon bia nhỏ.
Mỗi ngày uống 1 lon bia có tác dụng như lời đồn?
Có nhiều ý kiến cho rằng mỗi ngày nên uống khoảng 1 lon bia để mang đến các lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Điều này có đúng hay không? Dưới đây là những lợi ích từ việc uống bia đúng cách:
- Cải thiện chức năng hệ tim mạch: Theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, việc uống bia mỗi ngày với một lượng vừa đủ có khả năng tăng cường các cholesterol HDL (“tốt”) cho sức khỏe. Điều này góp phần làm giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông (nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu) và hạn chế sự phát triển các bệnh lý tim mạch khác.
- Hạn chế nguy cơ mắc sỏi thận: Việc uống bia có khả năng tăng cường cơ chế bài tiết các axit uric thông qua nước tiểu. Việc này góp phần làm giảm sự tích tụ của các tạp chất tồn đọng trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, bệnh gout và nhiều vấn đề khác.
- Cải thiện một số chức năng thần kinh: Một số nghiên cứu từ các chuyên gia, viện nghiên cứu Hoa Kỳ đã chứng minh, việc uống bia có khả năng cải thiện chức năng nhận thức, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tình trạng sa sút trí tuệ, chẳng hạn như Alzheimer, mất trí nhớ tạm thời.
- Ổn định đường huyết: Việc uống bia ít calo, loại ít đường với một lượng vừa phải góp phần ổn định đường hết trong cơ thể, cũng như làm tăng độ nhạy của insulin. Điều này giúp hạn chế tình trạng cơ thể mệt mỏi, suy nhược do hạ đường huyết. Đồng thời, giảm thiểu nguy cơ mắc chứng tiểu đường tuýp 2.
- Tốt cho xương và răng: Các nghiên cứu cho thấy, rượu bia với mức độ vừa phải có thể giúp giảm đau, giảm thiểu tình trạng viêm khớp dạng thấp. Đồng thời, làm tăng mật độ của xương, giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương, nhất là ở nam giới và phụ nữ mãn kinh.
Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu mới nhất, bia cũng chứa khá nhiều thành phần dinh dưỡng và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như: vitamin nhóm B, canxi, đồng, sắt, magie, mangan, selen, florua, phốt pho, kali, natri, kẽm và các axit amin. Vì vậy, để tận dụng được lợi ích tốt nhất từ việc uống bia, cần tiêu thụ một cách hợp lý, có trách nhiệm và tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Đồng thời, không uống bia trong một số trường hợp đặc biệt, có bệnh lý về sức khỏe…
Một số tác dụng phụ và ảnh hưởng tiêu cực khi uống bia cần thận trọng:
- Uống nhiều bia gây mất khả năng tập trung, say bia, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi.
- Sử dụng nhiều bia làm giảm khả năng phán đoán, tăng cảm giác lo âu, trầm cảm trong sinh hoạt và cuộc sống.
- Uống bia ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan chức năng, khiến chúng ta không thể tham gia vào các hoạt động như: làm việc, lái xe, học tập…
- Bia là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về gan, chức năng thận, vấn đề về hệ tiêu hóa, tim mạch, huyết áp.
- Uống nhiều bia ảnh hưởng rất lớn đến chức năng sinh lý của phụ nữ, nam giới trong độ tuổi sinh nở.
- Bia chứa lượng calo vừa phải nhưng uống quá nhiều gây tích tụ calo, đường, cảm giác thèm ăn và khiến cân nặng tăng lên sau khi uống.
- Các loại đồ uống có cồn (bao gồm cả bia) được chứng minh có mối liên hệ mật thiết với một số nguyên nhân gây ung thư gan, ung thư vòm học, ung thư đại trực tràng.
Có nên uống bia không? Uống như thế nào là đúng là đủ?
Việc uống bia có thể trở thành lợi ích hay tác hại đối với sức khỏe phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, cách chúng ta uống như thế nào, uống bao nhiêu.
Theo đó, định lượng được khuyến nghị cho người trưởng thành (sức khỏe tốt) bao gồm:
- Nữ giới: Không quá 1 lon (350ml) mỗi ngày
- Nam giới: Không quá 2 lon (350ml) mỗi ngày.
Ngoài ra, cũng có một số lưu ý đặc biệt khi uống bia để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn như sau:
- Nên uống bia một cách chậm rãi, tránh việc uống 1 lúc quá nhiều bia vì dễ gây áp lực cho chức năng gan thận, cơ quan tiêu hóa.
- Tuyệt đối không nên uống bia khi bụng đói, khát nước vì rất dễ gây mất nước, đau dạ dày, dẫn đến tình trạng đau bụng.
- Nên uống thật nhiều nước khi uống bia để làm loãng cồn, hạn chế các tác dụng phụ của đồ uống này.
- Không nên điều khiển bất kỳ phương tiện nào sau khi uống bia. Nếu cảm thấy cơ thể không được ổn cần nghỉ ngơi, theo dõi phản ứng trong 3 – 5 tiếng.
- Không uống bia trong thời gian dùng thuốc, điều trị bệnh, mang thai, có nhu cầu mang thai hoặc dị ứng với cồn.
- Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe, có phản ứng bất thường, thể trạng không đảm bảo hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống bia.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp 1 lon bia bao nhiêu calo. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc liên quan tới chế độ dinh dưỡng, vui lòng liên hệ trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Đọc thêm các bài viết có liên quan:
Giải đáp: Uống bia có tác dụng đẹp da hay không?
Cách làm trắng da toàn thân bằng bia bật tông ngay lập tức
Các bài viết liên quan
- 5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở vùng kín có thể bạn chưa biết!
- Vai trò của nội tiết tố nam là gì với sức khỏe nam giới?
- Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Cách điều trị
- 9 vấn đề sức khỏe thường gặp do nội tiết tố là gì?
- Vitamin K là gì? Vitamin K có tác dụng gì với sức khỏe và làn da?
- [Giải đáp nhanh] Tiêm filler mũi có được nằm nghiêng không?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?
- Chất béo là gì? Vai trò và nhu cầu của chất béo với cơ thể
- Cholesterol thấp là gì? Cholesterol thấp có nguy hiểm không?