1 tô mì cay bao nhiêu calo? Có nên ăn hay không?
Mì cay là một trong những món ăn chứa nhiều calo nhất, với mỗi tô mì chứa từ 400 – 800 kcal. Món ăn càng chế biến cầu kỳ, phức tạp, nhiều gia vị và đồ ăn kèm thì lượng calo càng cao. Trong khi đó, việc ăn mì cay cũng có khả năng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Do đó, chỉ ăn tối đa 1 tô mì/tuần và có chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sự ổn định của các cơ quan trong cơ thể!
Mì cay là món ăn đường phố đậm đà gia vị được các bạn trẻ yêu thích. Tuy nhiên, dưới góc độ chuyên môn mì cay với sự kết hợp của nhiều nguyên liệu có hàm lượng calo khá cao và không phù hợp với tình trạng sức khỏe của đa số mọi người. Vậy 1 tô mì cay bao nhiêu calo? Nên ăn hay không và có tác hại gì? Tham khảo chi tiết ngay tại đây!
1 tô mì cay bao nhiêu calo?
Mì cay là món ăn cực kỳ nhiều calo, trong đó mỗi tô mì có lượng calo dao động trong khoảng 400 – 800 kcal.
Hàm lượng calo có trong một số loại mì cay phổ biến hiện nay như sau:
- Mì cay hải sản: 450 – 600 calo
- Mì cay thịt bò: 600 – 800 calo
- Mì cay thịt gà: 500 – 650 calo
- Mì cay kimchi: 350 – 500 calo
- Mì cay chay: 300 – 400 calo
Phần lớn lượng calo có trong những tô mì cay đến từ nguyên liệu tạo nên món ăn này, chẳng hạn như:
Loại mì: Các loại mì được sử dụng để làm món mì cay đặc biệt chứa nhiều tinh bột rỗng (tỉ lệ thuận với định lượng calo). Trong đó, mì đóng gói có định lượng cao hơn so với loại mì sợi tươi tự làm từ 100 – 200 calo.
Nước dùng: Loại nước dùng, lượng nước được sử dụng cũng ảnh hưởng khá nhiều đến lượng calo của món ăn. Thông thường, nước dùng làm mì cay chủ yếu được hầm từ xương cùng những gia vị khác nên calo cũng khá cao (200 calo/100ml)
Thực phẩm ăn kèm: Mọi người thường có thói quen kết hợp thêm những thực phẩm khác khi ăn mì cay như: thịt bò, hải sản, thịt gà, xúc xích, trứng,rau. Điều này có khả năng làm gia tăng đáng kể lượng calo trong 1 bát mì cay (200 – 400 calo).
Gia vị hỗ trợ: Mì cay chứa đặc biệt nhiều gia vị từ nước mắm, bột ngọt, hạt nêm cho đến bột ớt, chất điều vị. Đây cũng đều là những thành phần làm tăng calo cho bát mì cay (100 – 150 calo).
Ăn mì cay có tác hại như thế nào đối với sức khỏe?
Mì cay được chế biến theo công thức đặc biệt mang đến hương vị đậm đà, cuốn hút và cực kỳ kích thích vị giác. Nhưng cũng chính vì điều này mà mọi người lạm dụng món ăn này quá mức, gây hại cho sức khỏe và nhiều vấn đề khác. Dưới đây, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của chuyên gia và tổng hợp thông tin về tác hại của mì cay như sau:
Kích ứng dạ dày: Thành phần capsaicin có vị cay nồng tồn tại nhiều trong bột ớt có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Trong khi đó, bột ớt lại là thành phần chính tạo nên vị cay cho món ăn. Điều này dẫn đến các triệu chứng thường gặp khi ăn mì cay như đầy hơi, đau bụng, ợ nóng, hôi miệng và thậm chí là viêm loét dạ dày, đại tràng.
Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ: Vị cay nóng của mì cay, tinh bột rỗng quá nhiều có thể làm tăng áp lực lên hoạt động của các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng. Theo thời gian, việc ăn nhiều mì cay khiến chúng ta liên tục có cảm giác đau nhói khi đại tiện, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh trĩ.
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Các loại mì cay có hương vị kích thích nhưng khi ăn thường có cảm giác đau rát, khô khốc cổ họng vô cùng khó chịu. Tình trạng này nếu kéo dài không chỉ ảnh hưởng tới hệ hô mà còn gây tác hại cho hệ thần kinh của con người.
Tác động tiêu cực đến làn da: Ăn cay gây nóng trong người. Từ đó, kích thích các hormone gây căng thẳng, gây mất cân bằng nội tiết tố. Đây cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng da khô, mẩn ngứa, nổi mụn trứng cá và dễ tổn thương hơn trước các tác động từ bên ngoài.
Làm chậm khả năng phục hồi của cơ thể: Trong thời gian bị bệnh, cơ thể có vết thương ngoài tuyệt đối không nên ăn các món có hương vị mạnh như mì cay. Điều này đã được khuyến nghị bởi các bác sĩ chuyên khoa. Việc ăn mì cay thời điểm này có thể khiến tốc độ phục hồi vết thương chậm lại và không được chữa lành đúng cách.
Ảnh hưởng đến hệ tim mạch: Ăn mì cay tạo cảm giác tim đập nhanh, căng thẳng khi ăn là do huyết áp bị tăng lên (do món ăn cay, natri trong mì). Đây không phải là một vấn đề quá phức tạp nhưng nếu ăn nhiều cũng có khả năng gây ra các phản ứng xấu với hệ tim mạch.
Ảnh hưởng đến thai nhi: Phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc có nhu cầu mang thai tốt hơn hết là kiêng ăn mì cay. Vì gia vị quá nhiều, bột ớt đều không phải những hoạt chất có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé.
Nên ăn mì cay như thế nào để giảm calo và tác dụng phụ?
Để bạn yêu thích món mì cay và muốn đưa món ăn này vào khẩu phần dinh dưỡng nhưng đang lo ngại về lượng calo cao và các tác dụng phụ đối với sức khỏe. Dưới đây là một số cách có thể áp dụng:
Cách giảm lượng calo:
- Chọn loại mì sợi tươi, làm thủ công thay vì mì đóng gói.
- Thay thế các nguyên liệu nhiều calo như: thịt bò, xúc xích, pate, phô mai thành lòng trắng trứng, thịt ức gà, rau củ, nấm.
- Nên tự nấu nước dùng bằng nguyên liệu tươi, giảm gia vị và cũng hạn chế ăn nước dùng để kiểm soát calo.
- Nếu có thể nên thay thế tương ớt, bột ớt công nghiệp thành ớt tương để tạo vị cay nhưng không dùng nhiều để tránh gây hại cho cơ thể.
Hạn chế tác dụng phụ:
- Giảm mức độ cay đến mức tối đa giúp hạn chế được phần lớn tác dụng phụ từ món ăn này.
- Bổ sung thật nhiều rau xanh và có thể cắt giảm tinh bột từ mì để tăng cường chất xơ cho cơ thể.
- Uống nhiều nước vì ăn cay dễ gây mất nước trong. Và việc bổ sung nước lọc cũng cực kỳ tốt cho sức khỏe.
- Vì mì cay thường thường năng lượng, nhiều tác dụng phụ và không đủ chất. Nên ngay sau khi ăn mì nên bổ sung 70 – 100g sữa chua không đường, yogurt để cải thiện chức năng tiêu hóa.
- Không ăn mì cay vào bữa tối, khi đói bụng, trong thời gian điều trị bệnh hoặc có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe.
Ngoài ra, cũng cần xác định rằng mì cay hoàn toàn không phù hợp với chế độ dinh dưỡng của chúng ta. Do đó, cần hạn chế việc ăn mì thay thế cho các bữa chính trong ngày. Đồng thời, nên giới hạn số lần ăn mì trong tuần (không quá 1 tô/tuần), để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp 1 tô mì cay bao nhiêu calo. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Đọc thêm một số bài viết liên quan đến lượng calo có trong các thực phẩm phổ biến:
1 tô cháo gà bao nhiêu calo? Ăn cháo gà có tốt không?
Bánh bao bao nhiêu calo? Mẹo ăn bánh không bị béo
[Giải đáp] Bánh mì xúc xích bao nhiêu calo?
Các bài viết liên quan
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- 5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở vùng kín có thể bạn chưa biết!
- Vai trò của nội tiết tố nam là gì với sức khỏe nam giới?
- Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Cách điều trị
- 9 vấn đề sức khỏe thường gặp do nội tiết tố là gì?
- Vitamin K là gì? Vitamin K có tác dụng gì với sức khỏe và làn da?
- [Giải đáp nhanh] Tiêm filler mũi có được nằm nghiêng không?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?
- Chất béo là gì? Vai trò và nhu cầu của chất béo với cơ thể